Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Các loại cảm biến dùng trong công nghiệp

Nói về cảm biến công nghiệp thì có rất nhiều loại như:

Cảm biến tiệm cận sử dụng để kiểm tra nhãn mác, số lượng; hoặc phát hiện sự không hoàn chỉnh của các sản phẩm trong dây chuyền sản xuất

Cảm biến nhiệt độ sử dụng để theo dõi nhiệt độ ở các khu vực sản xuất; chất lỏng, chất rắn….Mục đích chính của anh này là làm sao đó để kiếm soát và duy trì nhiệt độ theo đúng phương châm đề ra lúc ban đầu sản xuất

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Báo giá các loại cảm biến dùng trong công nghiệp chuẩn EU/G7 Atex

Cảm biến điện dung đo mức chất lỏng nó có tới 2 loại: Đo liên tục ra 4-20mA và đo đầy cạn tín hiệu điều khiển trực tiếp PNP dùng để kiểm soát thể tích, chiều cao; khối lượng các loại chất lỏng chứa trong bể bồn…..Dòng điện dung có khá nhiều loại đo dọc hoặc gắn ngang tùy theo điều kiện sản xuất để lựa chọn

Cảm biến siêu âm thì sử dụng để đo khoảng cách vật; đo mức chất lỏng hoặc chất rắn trong các bồn bể chứa

Hoặc cảm biến quang sử dụng trong hệ thống sản xuất tự động hóa; nhằm phát hiện sự khác biệt của các vật thể chạy trên cùng một dây chuyền

Dưới đây gửi đến anh em một vài cách đấu dây các loại thiết bị thường xuyên sử dụng trong nhà máy

Cách đấu dây cảm biến áp suất 2-3-4 dây với PLC – Biến tần

Về vấn đề kết nối cảm biến áp suất với biến tần hoặc plc nó khá đơn giản. Cho dù là loai 2-3 hoặc 4 dây gần như hoàn toàn giống nhau.

Tuy nhiên; dòng cảm biến áp suất hiện nay thông dụng nhất vẫn là dòng tín hiệu ra 4-20ma dạng 2 dây . Còn loại 3 dây dạng tín hiệu ra 0-10V rất ít dùng và khả năng thay thế sau này khó

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Cách đấu cảm biến áp suất 2 3 4 dây với plc hoặc biến tần

Ví dụ cảm biến áp suất nước điều khiển biến tần

Gặp trường hợp này ta đấu nối như hình bên trên. Cái quan trọng nhất vẫn là xác định chân âm chân dương của thiết bị

Sơ đồ đấu dây cảm biến nhiệt độ công nghiệp

Dòng giám sát nhiệt độ công nghiệp hiện nay. Người dùng vẫn khá chuộng loại pt100 3 dây. Lý do là dòng đầu dò công nghiệp này thiết kế 3 dây trở giúp cân bằng tín hiệu truyền về trong mọi trường hợp

Điểm lợi thế của dòng cảm biến pt100 3 dây chính là có thể biến đổi thành pt100 2 dây bằng cách nối 2 dây cùng màu của thiết bị thành 1 dây

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ pt100 với PLC – Biến Tần

Việc giám sát đa phần dựa vào các loại đồng hồ đo nhiệt độ hiển thị số. Chúng ta đấu nối vào như hình bên dưới và tiến hành calip cài đặt khoảng phạm vi đo nhiệt

Về phần cài đặt nhiệt độ; bạn có thể tham khảo đường link màu xanh bên dưới.Nó thể hiện chi tiết cách calip màn hình hiển thị nhiệt của một vài hãng thông dụng tại:

Hướng dẫn cài đặt đồng hồ hiển thị nhiệt độ

Đấu dây cảm biến điện dung báo đầy cạn

Hay còn gọi là tự động đóng mở bơm khi bồn bể đang có nguy cơ tràn chất lỏng ra ngoài; hoặc quá cạn mà bơm vẫn hoạt động dẫn đến tình trạng cháy bơm

Chính vì thế; việc gắn thiết bị điện dung báo 2 mức đầy cạn đấu nối về bơm thông qua relay trung gian là điều cần thiết

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Sơ đồ đấu dây thiết bị đo mức dầu dinel cls-23n-10

Bên cạnh đó; một số nơi thường có kết cấu bồn quá dày không thích hợp gắn điện dung ngang bồn. Họ sẽ sử dụng phương pháp đo mức dạng 3 que. Tức là một que có chức năng nối đất và 2 que còn lại đảm nhận nhiệm vụ báo on/off khi chất lỏng tràn hoặc cạn

Đối với một số dòng cảm biến báo đầy cạn mức chất rắn. Nếu chúng ta không chú ý đến cách đấu nối sẽ dẫn đến cháy nổ thiết bị

Ví dụ cảm biến báo đầy cạn CLS-53N-SAC

Nó là con chuyên sử dụng để báo đầy báo cạn mức chất rắn dạng kích thước nhỏ gọn như: Bột, cám gạo, xi măng…..Với nhiệt độ cho phép trong khoảng

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Hướng dẫn đấu dây cảm biến báo đầy báo cạn mức bột cls-53n-sac

Theo hình; ta nên đấu chân cộng cảm biến đi qua relay và chân trừ cảm biến đến chân – nguồn. Nhiều anh em không để ý. Thấy cảm biến tín hiệu điều khiển phát ra dạng 2 dây thế là đấu trực tiếp vào nguồn để test giống các thiết bị khác dẫn đến cháy nổ vi mạch

Đấu dây cảm biến điện dung 4-20mA

Phải nói loại que hay dây dạng điện dung là một trong những phương pháp đo được sử dụng rất nhiều trong việc giám sát mức nước, nước nóng trong lò hơi hoặc xăng dầu các loại. Đặc biệt; là các loại chất lỏng không có tính dẫn điện như nước RO tính khiết….

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Hướng dẫn cách đấu dây cảm biến điện dung 4-20ma

Về đấu dây thiết bị không khó. Điểm nhấn quan trọng vẫn là cần xác định rõ nét môi chất cần đo + Nhiệt độ + Chiều cao bồn

Ví dụ như trường hợp hình trên:

Ta chỉ cần đấu trực tiếp chân + và chân – cảm biến vào bộ điều khiển hoặc PLC Và cấp nguồn cho bộ điều khiển hoặc thiết bị PLC là được. Vì bản thân cảm biến nhận được nguồn dao động 9….36V

Do vậy; thiết bị sẽ lấy nhờ nguồn của plc trên đường truyền 4-20mA. Phần này hơi khó hiểu mình sẽ hỗ trợ kỹ hơn trong các chủ đề sắp tới

Anh em nào cần ngay cứ comment bên dưới bài viết mình sẽ hỗ trợ sớm

Đấu dây cảm biến siêu âm đo mức chất lỏng

Siêu âm phải nói là dòng thăm dò mức chất lỏng được xem là hiệu quả nhất. Vì độ bền nó khá cao do dòng thiết bị này tuy giám sát nhưng không tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Dạng đo phát sóng radar độ chính xác cao

Thằng siêu âm thường luôn đi kèm với bộ nguồn 24V đấu nối vòng. Vì bản thân nó nhận nguồn dao động 18….36V

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Sơ đồ đấu nối cảm biến siêu âm với bộ nguồn 24V và bộ hiển thị điều khiển hoặc PLC

Bên cạnh đó; dòng siêu âm nó luôn dễ dàng thay thế khi bị hư hỏng. Do rất đa dạng nhiều dãy đo có thể calip được trên cùng một cảm biến. Đồng thời; kích thước thiết bị rất nhỏ gọn và giá thành rất rẻ so với các dòng thiết bị đo mức cùng loại. Cho nên ở Việt Nam loại này có sẵn rất nhiều

Sơ đồ cách đấu dây cảm biến quang

Dây chuyền tự động hóa như sản xuất sữa, coca cola hay pepsico…… Mà thiếu các loại cảm biến quan điện là thua. Chả làm ăn được gì. Thông thường trên dây chuyền thì 1 cặp cảm biến quang sẽ được lắp đối diện nhau ở cuối băng tải

Điều này cho thấy sự quan trọng của thiết bị !

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Hướng dẫn cách đấu dây cảm biến quang tín hiệu output npn hoặc pnp

Một ví dụ cụ thể:

Sản xuất chai nước khoáng. Không thể nào máy móc nó làm việc chính xác 100% được. Chính vì thế; việc thiếu đóng nắp hoặc thiếu chiết rót nước vào một vài chai trên dây chuyền là điều thường xuyên xảy ra. Do đó; lắp cảm biến quang chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là phát hiện và loại bỏ các chai này ra để tránh tình trạng lỗi hàng hóa khi tung ra thị trường

Ví dụ cụ thể cách đấu nối con cảm biến quang thu phát vào nguồn tổ ong 24V và quạt mini. Bài toàn đưa ra là khi có vật cách ly 2 quang thì lập tức chiếc quạt dừng hoạt động

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Sơ đồ cách đấu dây cảm biến quang điện

Cấp nguồn 220V vào nguồn tổ ong. Sau đó lấy 2 chân + và – của 2 bộ thu phát quang ( dây nâu và dây màu xanh ) chặp vào nhau và đấu và chân + – nguồn tổ ong ( COM +V2 )

Lấy chân – quạy ( dây đen ) đấu vào chân – nguồn tổ ong ( COM ). Lấy dây trắng ( trung tính ) đấu vào cổng +V2

Dây + còn lại của quạt đấu vào dây màu xám ( Vì yêu cầu quạt tắt khi 2 quang không nhìn thấy nhau lúc này xảy ra quá trình thường đóng )

Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC | Biến Tần | Bộ Hiển Thị

Các thiết bị như PLC , Biến Tần , Bộ Hiển thị đều có hai loại : tự phát nguồn trên tín hiệu Input ( chủ động ) và loại chỉ nhận – không có nguồn trên chân tín hiệu ( bị động ) . Cả hai loại này đều nhận được tín hiệu 4-20mA tuy nhiên nguyên lý & cách đấu dây hoàn toàn khác nhau .

Cách đấu dây cảm biến áp suất 4 dây

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4 dây

Nếu bạn đang sử dụng cảm biến áp suất 4 dây thì chúc mừng bạn việc kết nối hoàn toàn đơn giản. Bởi, chúng ta sẽ có 2 dây nguồn cấp 9-32Vdc riêng biệt và 2 dây tín hiệu ngõ ra độc lập.
Như hình là cách đấu dây cảm biến áp suất 4 dây với P ( + ), N ( – ) được sử dụng cho cấp nguồn cảm biến. Tín hiệu ngõ ra 4-20mA tương ứng 12 ( + ) và 11 ( – ) được kết nối với bộ hiển thị hoặc PLC.

Cách đấu dây cảm biến áp suất 3 dây

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Cách đấu dây cảm biến áp suất 3 dây

Do sự không thống nhất giữa các nhà sản xuất nên ngoài cảm biến áp suất 4 dây còn có cảm biến áp suất 3 dây. Sự khác biệt giữa cảm biến áp suất 3 dây và 4 dây chính là có một dây Mass chung. Ở đây chúng ta thấy rằng chân B được nối tắt mass chung với nhau.
Như hình hướng dẫn cách đấu dây cảm biến áp suất 3 dây thì Chân 9 ( + ) và 11 ( – ) chính là nguồn cấp còn 12 ( + ) là tín hiệu 4-20mA truyền về. Do chân 11 sử dụng Mass chung nên sẽ được nối tắt khi kết nối vào PLC.

Cách đấu dây cảm biến 2 dây với PLC nguồn tự phát

Tôi phân biệt chủ động và bị động ở đây cho dể phân biệt giữa hai loại tín hiệu với nhau. Trong đó chủ động tức là tín hiệu 4-20mA input vào của PLC có khả năng tự phát ra một dòng điện đủ để cho cảm biến áp suất 4-20mA có thể truyền tín hiệu về PLC một cách trực tiếp mà không cần qua một thiết bị gì khác .

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Cách đấu cảm biến áp suất 2 dây với PLC nguồn tự phát

Nguyên lý hoạt động của các PLC / Biến Tần / Bộ Hiển Thị là từ PLC sẽ phát một nguồn áp có điện áp từ 14…20Vdc tuỳ theo thiết bị tới cảm biến áp suất .Chân Dươngcủa cảm biến áp suất nhận tín hiệu áp này và truyền tín hiệu dòng 4-20mA về bằngchân Âm.Chính chân âm này chính là chân truyền tín hiệu về PLC, trong trường hợp nàychân Âmcủa PLC chính là chân nhận tín hiệu chứ không phải làchân Dương.

Đây là lý do tại sao tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất đóng vai trò vừa nguồn vừa tín hiệu mà chỉ có 2 dây. Nó khác hẳn với kiểu truyền tín hiệu 0-10V truyền thống là cần 3 dây, trong đó 2 dây nguồn 24Vdc và một dây tín hiệu truyền về 0-10V qua sự chênh lệch dòng điện giữa chân tín hiệu & Ground .

Đây chính là cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC hay các thiết bị có thể tự phát nguồn chủ động. Cảm biến được đấu dây trực tiếp với PLC mà không cần phải thêm nguồn bên ngoài .

Cách đấu dây cảm biến 2 dây với PLC dùng nguồn riêng

Tín hiệu Input vàobị động tức là bản thân các chân input từ các thiết bị như PLC, Biến Tần, Bộ Hiển Thị không có khả năng phát nguồn. Khi chúng ta dùng đồng hồ VOM để đo các chân Input thì không thấy có điện áp tại chân Input .

Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – nguồn ngoài 24Vdc

Đối với trường hợp PLC không thể đọc phát được nguồn áp trên chân Input thì bắt buộc chúng ta phải dùng thêm nguồn ngoài 24Vdc để truyền tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất về PLC hay các thiết bị đọc khác .

Nguyên lý của cách đấu dây này hoạt động như sau :Nguồn Âm của PLC( – )Nguồn Âm ( – )của bộ nguồn được kết nối với nhau , trong khi đónguồn Dương ( +) của bộ nguồn được đấu vàochân Dươngcủa cảm biến áp suất .Chân Âmcủa cảm biến áp suất đóng vai trò làchân truyền tín hiệuvề PLC nên được kết nối với chânDương của PLCtạo thành vòng kín .

Đây chính là cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC , Biến Tần , Bộ Hiển Thị có nguồn ngoài 24Vdc . Đa phần các thiết bị đều không có khả năng tự phát nguồn nên phần lớn các thiết bị chúng ta đều phải lắp theo kiểu này .

Tất cả các cảm biến áp suất 4-20mA đều phải đấu dây một trong hai cách trên để PLC hay các bộ điều khiển nhận được tín hiệu từ cảm biến áp suất . Để nhận biết các thiết bị đọc 4-20mA thuộc trường hợp nào chúng nên tham khảo tài liệu trước khi lắp đặt hoặc dùng đồng hồ VOM để xác định .

Cách đấu dây cảm biến áp suất loại 3 dây, 4 dây

Cụ thể cảm biến đo áp suất loại 3 dây và 4 dây có các tín hiệu xuất ra như 4-20ma, 0-10v, 0-5v hoặc 0,5…4,5v đều có cách đấu nối giống nhau vì chúng có đặc điểm chung là nguồn cấp và tín hiệu độc lập nhau.

  • Với loại cảm biến áp lực 4 dây thì việc đấu nối dễ dàng nhất. Thông thường sẽ có 2 dây tín hiệu xuất từ cảm biến về và 2 dây nguồn cấp cho cảm biến hoạt động. Do đó chúng ta chỉ cần đấu nối 2 dây nguồn cảm biến với nguồn nuôi 24v đồng thời 2 dây tín hiệu sẽ đưa về thiết bị nhận tín hiệu là xong.
  • Còn cảm biến đo áp suất 3 dây thì trong đó bao gồm 1 dây là nguồn cấp cho cảm biến hoạt động, 1 dây là tín hiệu xuất ra từ cảm biến, 1 dây còn lại là mass chung giữa nguồn cấp và tín hiệu. Như vậy việc đấu nối sẽ khác hơn một chút đó là nguồn dương (+) 24V chúng ta sẽ đấu nối với dây cấp nguồn cho cảm biến, còn nguồn âm (-) 24V chúng ta đấu nối với mass chung trên cảm biến đồng thời cũng là ngõ vào âm (-) của tín hiệu trên thiết bị nhận. Việc đấu nối cuối cùng là xây xuất tín hiệu của cảm biến sẽ đấu vào ngõ vào dương (+) trên thiết bị nhận.
Cách đấu cảm biến từ 3 dây
Cách đấu dây cảm biến áp suất loại 3 dây, 4 dây

Các nguyên tắc cơ bản về cảm biến công nghiệp - NPN vs PNP là gì?

Sự khác biệt giữa PNP và NPN là gì? Và tại sao mọi người nên quan tâm? Nếu bạn bị nhầm lẫn PNP và NPN, thì hy vọng bài này sẽ làm sáng tỏ sự khác biệt giữa chúng. Trong bài viết này, chúng ta đề cập đến cấu trúc bóng bán dẫn của cảm biến và chất bán dẫn loại p hay loại n.

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Khi nói đến việc nối dây một cảm biến, bạn có thể nghĩ chữ “N” là “Cực âm” (Negative) và “P” là “Cực dương” (Positive). Đối với cảm biến, một thiết bị NPN là một thiết bị có thể chuyển đổi sang cực âm của mạch trong khi thiết bị PNP chuyển sang cực dương.

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Hình tham khảo cách đấu dây cho cảm biến sensor NPN và PNP như thế nào

Câu hỏi tiếp theo là hỏi, bạn muốn dòng điện chảy hướng nào?

Cảm biến PNP đôi khi được gọi là "sourcing sensors" bởi vì chúng phát nguồn năng lượng dương cho đầu ra. Cảm biến NPN đôi khi được gọi là "sinking sensors" vì chúng chìm xuống đất đầu ra.

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Sinking and Sourcing

Thuật ngữ "tải" xác định thiết bị cảm biến. Tải có thể là đèn, van khí nén, rơ le hoặc đầu vào PLC.

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

PNP 3-wire và NPN 3-wire Standard diagram

Chi tiết bổ sung

Các loại đầu ra điện rời rạc - Phần lớn các cảm biến được sử dụng ngày nay sử dụng các đầu ra trạng thái rắn, không phải các rơle cơ học

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Cấu tạo của cảm biến trước kia và ngày nay

Hình vẽ dưới đây cho thấy 2 dây điện cho cảm biến và 2 cho công tắc. Hầu hết các cảm biến chỉ sử dụng 3 dây bằng cách có một dây làm nhiệm vụ kép, mang cả tín hiệu điện và đầu ra. Điều này tương tự như một phòng tắm chỉ có một dòng nước chăm sóc cho cả bồn rửa và nhà vệ sinh như trái ngược với từng dòng riêng biệt. Các cảm biến rời rạc trạng thái rắn hoạt động tương tự như một công tắc, nhưng dòng điện chỉ chảy theo một hướng. Thiết bị trạng thái rắn là đáng tin cậy, tiết kiệm, nhỏ và nhanh. Hạn chế duy nhất là, bạn phải biết hướng chảy của dòng điện. NPN và PNP là các thuật ngữ kỹ thuật cho loại bóng bán dẫn được sử dụng để chuyển đổi đầu ra. Loại bóng bán dẫn xác định hướng chảy của dòng điện.

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Sensor electronic

Sự khác nhau khi đấu nối dây của một cảm biến 3 dây kiểu PNP và NPN là gì?

Hầu hết các cảm biến tiệm cận công nghiệp (cảm ứng Inductive, điện dung Capacitive, siêu âm Ultrasonic và quang điện Photo-electric) đều là trạng thái rắn.

Thuật ngữ trạng thái rắn đề cập đến loại thành phần được sử dụng trong cảm biến. Các thành phần điện tử trạng thái rắn như bóng bán dẫn được sử dụng để chuyển đổi đầu ra của cảm biến khi phát hiện một vật thể.

Hai loại cảm biến 3 dây cụ thể có sẵn; PNP và NPN. Sự khác biệt là kết quả của thiết kế mạch bên trong và loại bóng bán dẫn được sử dụng.

Một điểm quan trọng cần quan sát là PNP và NPN không liên quan đến việc cảm biến thường mở (N/O) hay thường đóng (N/C), tức là cảm biến PNP có thể là N/O hoặc N/C NPN có thể là N/O hoặc N/C không.

Vậy tại sao lại là hai loại?

Việc lựa chọn một câu cảm biến PNP hay cảm biến NPN được xác định bởi bản chất của mạch mà thiết bị được sử dụng. Khi được sử dụng trong mạch điều khiển kiểu rơle truyền thống, thông thường có thể sử dụng loại cảm biến PNP hoặc cảm biến NPN như hình dưới đây. Cảm biến PNP có xu hướng được sử dụng phổ biến hơn.

Mạch điều khiển loại rơle truyền thống;

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Cách đấu dây cho cảm biến PNP 3 dây

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Cách đấu dây cho cảm biến NPN 3 dây

Sử dụng với bộ điều khiển logic lập trình (PLC)

Khi chọn cảm biến được sử dụng với PLC, điều quan trọng là cảm biến phù hợp với loại thẻ đầu vào PLC sẽ được sử dụng.

Hai loại thẻ đầu vào tồn tại, những loại dòng 'chìm - sink' (còn được gọi là logic dương) và những dòng 'phát nguồn - source' (còn được gọi là logic âm). Điều đáng nói, trong khi các thuật ngữ chìm-sink/phát nguồn - source và logic dương/âm được biết đến trong một số ngành, chúng không phải lúc nào cũng được sử dụng phổ biến. Do đó, điều quan trọng là phải xác định loại cảm biến được sử dụng với thẻ PLC dựa trên tài liệu và/hoặc sơ đồ nối dây của nhà sản xuất PLC.

Phổ biến nhất ở Châu Âu là loại đầu vào 'chìm', chúng sẽ được sử dụng với cảm biến PNP như hình dưới đây. Ít phổ biến hơn ngày nay là thẻ đầu vào 'phát nguồn', chúng phổ biến ở châu Á và yêu cầu loại cảm biến NPN để hoạt động chính xác. Nhiều thẻ đầu vào PLC hiện đại có thể được cấu hình và có dây để được 'chìm' hoặc 'phát nguồn' mặc dù nó thường đòi hỏi tất cả các đầu vào trên một thẻ đầu vào cụ thể được cấu hình giống nhau.

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Kiểu đấu nối dây cho cảm biến PNP 3 dây

Cách đấu cảm biến từ 3 dây

Video clip Làm thế nào để đấu nối dây của cảm biến DC rời rạc 2 dây vào PLC

Để xem phụ đề tiếng Việt

chon Settings (góc dưới bên phải màn hình) -> Subtitles/ACC > Auto translate > chọn: Vietnamese


Video clip Làm thế nào để đấu nối dây của cảm biến DC rời rạc 3 dây vào PLC

Để xem phụ đề tiếng Việt
chon Settings (góc dưới bên phải màn hình) -> Subtitles/ACC > Auto translate > chọn: Vietnamese

( - http://DienElectric.com theoautomation-insights Schneider RealPars)