Cách giữ kính không bị xước

Cách lau kính cận bị xước cưa nên làm thế nào để tốt cho kính? Không ít bạn đã mang thắc mắc này lên mạng để hỏi “chị Google”. Và kết quả thu được là hàng trăm gợi ý hay ho với cam kết 100% sạch vết xước.

Tất nhiên! Trong số đó có nhiều cách khắc phục kính cận bị xước không đem lại hiệu quả như quảng cáo. Nếu chẳng may áp dụng sai cách thì chiếc kính của bạn chỉ còn nước “vứt đi”. Vậy trong tình huống này nên giải quyết thế nào mới đúng cách đây?

Cách giữ kính không bị xước

Cách lau kính cận bị xước cưa được chỉ dẫn nhiều trên mạng – Liệu có thật sự hiệu quả?

Tròng kính cận bị xước, nứt không phải là chuyện hiếm. Dù bạn có chọn tròng kính xịn, đắt tiền thì cũng không đảm bảo mắt kính không bị trầy xước. Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này, chủ yếu là do cách dùng và bảo quản kính. Một lý do khác là do chất lượng tròng kính không tốt do chủ nhân ham kính rẻ. Thế mới biết để kính cận luôn mới đẹp, không xước xát khó lắm chứ chẳng đùa.

Thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa vết xước và vết bẩn trên bề mặt tròng kính. Nhiều trường hợp vì ít vệ sinh nên kính mắt bị dính nhiều bụi tạo thành các vệt mờ. Nếu chỉ dùng khăn lau nhẹ thì không hết bẩn, thậm chí còn khiến mắt kính bị xước. Lúc này, các bạn nên rửa bằng nước sạch trước. Tiếp đó lau bớt nước và vệ sinh lại bằng nước rửa kính chuyên dụng. Tất cả quá trình đều dùng khăn lau kính chuyên dụng. Tuyệt đối không được dùng vải khô, quần áo, khăn giấy/ướt để lau…

Cách giữ kính không bị xước

Bề mặt kính cận có nhiều lớp phủ nên không thể tùy tiện dùng hóa chất làm sạch kính

Cách lau kính cận bị xước cưa có nên dùng hóa chất để loại bỏ vết xước?

Cách khắc phục kính cận bị xước bằng dung dịch tự pha được chỉ dẫn đầy trên mạng. Dễ nhất là dùng: kem đánh răng, nước rửa chén… Còn phức tạp hơn thì có khả năng bạn sẽ cần dùng đến: rượu, giấm… Hoặc có khi là dùng đến cồn.

Vậy cách làm mờ vết xước trên kính cận có nên áp dụng những cách này không?

Nhìn chung, ở một mức độ nào đó thì những cách trên đều giúp làm sạch mắt kính, gọng kính. Nhưng… đợi đã! Trong tình huống mắt kính cận bị xước “thật” và vết xước quá sâu/quá nhiều… Thì dùng cách gì cũng không mang lại hiệu quả tối ưu. Ít nhất, nó chẳng thể giúp loại bỏ 100% vết xước và trả lại tròng kính mới đẹp như ban đầu.

Không chỉ vậy, việc áp dụng “vô tội vô vạ” cũng khiến tính năng kính bị ảnh hưởng nhiều. Khác với các tấm kính xây dựng, kính mắt có nhiều lớp phủ trên bề mặt. Nếu dùng hóa chất để lau chùi vết xước sẽ khiến các lớp phủ này bị ảnh hưởng. Chiếc kính cũng mất đi công dụng vốn có của nó; thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ hại mắt.

Trường hợp sử dụng cồn thường được dùng nhiều trên gọng kính. Tuy nhiên, tác dụng của cồn chỉ hiệu quả trong việc loại bỏ vết keo, vết bẩn, làm mờ vết mốc xanh đệm mũi… Nhưng nó không giúp khôi phục gọng kính bị xước. Đặc biệt, nếu dùng cồn hay keo 502 dán gọng kính thì phải cẩn thận để không dính mắt kính. Do đó, khi kính cận bị sự cố thì tốt nhất không nên tự xử lý mà nên mang kính đến tiệm nhé!

Cách giữ kính không bị xước

Khi cắt kính, khách hàng thường được tặng kèm khăn lau và nước rửa kính chuyên dụng

Lau kính cận đúng cách để không bị xước cưa

Không có cách lau kính cận bị xước cưa giúp loại bỏ 100% vết tích. Thế nên, để tránh việc mắt kính tráng gương bị trầy, tròng kính xước… Thì chúng ta nên thường xuyên vệ sinh và bảo quản kính đúng cách. Thực hiện đúng thì chẳng phải loay hoay tìm cách xử lý kính cận bị xước.

Để làm sạch kính cận thì các bạn chỉ cần dùng khăn lau và nước rửa kính. Thường thì khi cắt kính, các cửa hàng sẽ chuẩn bị sẵn 2 món đồ này cho khách hàng. Khi hết, bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua tại tất cả các cửa hàng kính mắt. Giá của chúng cũng khá rẻ nên chẳng cần lo tốn kém chi phí quá nhiều.

Trường hợp nước rửa kính hết nhưng chưa kịp mua, các bạn hãy dùng nước ấm để rửa kính. Hoặc nếu tròng kính có vết dầu nhờn, hãy pha loãng một ít nước rửa chén, nước rửa tay. Chúng sẽ giúp làm sạch tròng kính tạm thời đấy!

Hãy nhớ rằng, cách làm mờ vết xước trên mặt kính điện thoại, kính cửa sổ… và kính cận khác nhau hoàn toàn. Do đó không nên tùy tiện áp dụng các cách này để tránh làm hại mắt kính. Khi kính cận gặp sự cố, nếu không có kinh nghiệm sửa chữa thì nên mang kính ra tiệm nhé!

Cách giữ kính không bị xước

Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt và cắt kính

Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt và cắt kính. Liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo và Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của mình.

Phong Linh

Kính mắt bao gồm kính cận, viễn, loạn, kính râm (kính mát)… cần được sử dụng và bảo quản hợp lý để có độ bền cao, ít cong vênh, từ đó giúp đạt hiệu quả như mong muốn khi sử dụng. Sau đây là cách sử dụng và bảo quản kính mắt đúng đắn.

Xem thêm: 9 Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng

Nên đeo kính và tháo kính bằng cả hai tay

Nhiều người có thói quen chỉ sử dụng một tay cầm một bên gọng kính để đeo kính vào mắt, hoặc cũng chỉ dùng một tay cầm gọng kính rồi tháo kính ra.

Việc này lâu ngày dễ làm kính bị méo, lệch hai gọng, giữa gọng và mắt kính không còn chuẩn, gọng kính cũng dễ lung lay khiến kính không còn “zin” như lúc đầu, đòi hỏi phải sửa chữa hoặc thay kính mới.

Cách đúng là dùng cả hai tay nhẹ nhàng cầm hai gọng kính để gài nhẹ vào tai. Nếu cần chỉnh kính cho đúng với sống mũi thì cũng cầm kính bằng cả hai tay để chỉnh nhẹ.

Chú ý vệ sinh kính

Cách giữ kính không bị xước

Trong quá trình sử dụng, kính thường xuyên bị bám bẩn, đặc biệt là ở các khe kẽ nơi sống mũi, chỗ gập ở gọng, đường viền mắt kính… Để kính giữ được độ trong ở mắt kính, không bị ô xy hóa, bạn nên vệ sinh kính thường xuyên bằng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, sau đó lau khô kính bằng vải mềm sạch.

Lý tưởng và đơn giản nhất là mỗi ngày bạn nên rửa kính dưới vòi nước sạch để trôi đi các bụi bẩn, sau đó để kính tự khô.

Không để kính tiếp xúc với nhiệt độ cao

Kính mắt được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, nhưng nhìn chung dù làm bằng chất liệu nào thì kính cũng sẽ giảm độ bền nếu để tiếp xúc với nhiệt độ cao. Muốn kính bền, đừng bao giờ để gần những nơi nhiệt độ cao như: cạnh bếp ga, lò sưởi, bàn là nóng…

Không để kính ngoài trời nắng nóng, nhất là với những kính có gọng bằng nhựa. Ngoài ra, không rửa kính bằng nước nóng, không đeo kính khi đi tắm hơi, không dùng máy sấy, lò sấy để làm khô kính.

Cất kính cẩn thận khi không dùng đến

Khi không dùng kính, cần cất trong hộp cứng hoặc túi vải mềm và để ở chỗ cao theo quy định trong nhà bạn. Không vứt kính bừa bãi ở dưới sàn, trên giường vì dễ vô tình dẫm phải hoặc nằm đè lên; không để kính ở chỗ vừa tầm tay với của trẻ con vì trẻ nghịch ngợm có thể lôi kính ra chơi và làm hỏng, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho chúng.

Không chạm tay vào mắt kính

Khi chạm tay vào mắt kính, dù tay bạn sạch cỡ nào thì cũng sẽ có “dấu vết” để lại, khiến bạn nhìn mờ hoặc không thoải mái. Nếu vô tình chạm tay vào mắt kính khiến kính bị mờ bởi dấu tay, hoặc kính bị vương các vết bẩn khác, cách giải quyết là vệ sinh mắt kính.

Không tự ý sửa chữa kính

Nếu phát hiện kính có vẻ không cân đối, bạn nên đem kính đến cửa hàng để đề nghị sửa chữa. Không nên tự ý bẻ, uốn gọng.

Không đeo kính khi chơi các môn thể thao đối kháng

Cách giữ kính không bị xước

Bạn có thể đeo kính khi đi bộ, đạp xe đạp nhẹ nhàng, nhưng nếu chơi các môn thể thao có tính đối kháng như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… thì nhất thiết cần bỏ kính ra, bởi rất có thể bạn bị ngã, kính không những gãy hỏng mà còn gây nguy hiểm cho bạn.

Cuối cùng, mọi đồ dùng đều có tuổi thọ nhất định. Dù bạn có sử dụng và bảo quản kính cẩn thận đến đâu thì qua thời gian, kính vẫn bị hỏng do lão hoá, gọng sẽ trở nên yếu đi hoặc bị bào mòn, mắt kính sẽ bị ngả màu hay trầy xước.

Nếu phát hiện kính có dấu hiệu không còn đạt chuẩn, bạn hãy gặp bác sĩ nhãn khoa tại bệnh viện mắt để khám mắt, đồng thời xin tư vấn về việc sửa chữa hoặc thay kính mới.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Biên tập: TTT