Cách học văn xuôi hiệu quả

Cách học văn xuôi hiệu quả

Sau đây là một số cách học để nhớ lâu 1.Phương pháp tập đọc nhanh: - Đọc bằng mắt, không phát âm; tập mở rộng tầm nhìn để khi mắt lướt qua, số lượng chữ đọc được sẽ nhiều hơn; tăng dần tốc độ đọc; đọc và tập nhớ lại tựa bài, những vấn đề chính yếu căn bản của bài; không học thuộc lòng từng chữ, từng câu mà nhớ ý là chính; cố gắng hiểu những gì đã học kể cả hỏi bạn bè, thầy cô; ghi nhớ các chi tiết gần nhau, bổ sung cho nhau, khắc ghi những gì quan trọng nhất kể cả gạch dưới hoặc tô màu dễ thấy; sau khi đọc xong, dùng trí nhớ hệ thống hóa lại toàn bộ bài học, những điểm căn bản, các chi tiết bổ sung cho những điều căn bản đó; trước khi ngủ, ôn lại một lần nữa vì trong giấc ngủ, tài liệu ôn tập dễ ghi vào bộ nhớ. 2.Không nên học thuộc lòng: Việc học thuộc lòng làm não trở nên thụ động, lười suy nghĩ và khi đã quên một câu là tắc tị nguyên bài. Vì vậy, vào phòng thi, nhiều thí sinh đọc xong đề bài, bừng con mắt dậy thấy óc mình trống trơn. Học, hiểu, nắm bắt những ý cơ bản của vấn đề là cách tốt nhất để nhớ bài học. Vì thế, muốn tăng cường trí nhớ, học dễ nhớ lâu quên thì phải tập trung phân tích, tổng hợp bài vở kèm theo hình ảnh cụ thể để trí nhớ dễ tìm kiếm khi cần thiết. 3- Thư giãn Nhiều SV, HS nghĩ rằng học thi là học liên miên từ sáng đến tối, từ tối đến khuya, nhưng não bị nhồi nhét nhiều quá cũng sẽ "sôi" lên, khó nhớ và dễ quên. Chống bão hòa não bằng thư giãn, nghỉ ngơi: Khi não đã bão hòa thì học chỉ là hình thức mà tiếp thu chẳng có gì, chưa kể nhầm lẫn chi tiết, vấn đề này sang chi tiết khác. Vì vậy, cần phải có thời gian thư giãn. Đừng chọn thư giãn bằng cách đánh bài, cá độ bóng đá, đi "lắc" làm thần kinh căng thẳng thêm. Chọn bơi lội, tập thể dục cho máu huyết lưu thông, nghe nhạc êm dịu (đừng chọn metal rock sẽ nhức đầu thêm) hoặc đi chơi chút đỉnh với bạn bè, ngủ một giấc thật sâu cũng là cách xả hơi cho não. Tìm niềm vui trong học tập: Cần biết tạo niềm vui trong học tập thì việc học đỡ vất vả hơn, dễ nhớ lại lâu quên. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều như: lo âu tiền bạc, sức khỏe suy giảm hoặc bị phân tâm bởi những vấn đề nào đó. ngoài ra bạn cũng nên trú trọng đến vấn đề Ăn uống Người xưa có câu "Ăn vóc, học hay". Vậy ăn "vóc" như thế nào để học "hay", thi dễ đậu? Những thức ăn giải độc cho não, giúp tạo lập chất dẫn truyền thần kinh sẽ góp phần làm tăng trí nhơ, dễ tiếp thu bài vở và ít mệt óc. Đó là: - Lòng đỏ trứng (gà, vịt, cút...) chứa hàm lượng cao lécithine vừa giúp giải độc gan vừa giúp tạo lập acétyl-choline là chất dẫn truyền luồng thần kinh quan trọng nhất. Vì vậy ăn trứng sẽ bổ não, tăng trí nhớ. - Đậu nành chứa glucid, protid và lipid. Ngoài ra còn có sinh tố và các enzym hỗ trợ sự tiêu hóa và một chất phospholipid quan trọng của đậu nành là lécithine. Để bữa ăn khỏi nhàm chán, có thể ; sử dụng các chế phẩm từ đậu nành cũng cùng có giá trị bổ dưỡng như giá đậu, bơ đậu nành, đậu hũ, nhất là sữa đậu nành, vừa ngon, bổ trong đó caséine đậu nành chứa 2 acid amin quan trọng là arginine và cystine. - Bí đỏ: Chất provitamin A trong bí đỏ khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic tự nhiên (1%), giúp giải độc các cặn bã do hoạt động não bộ tiết ra. Ngoài ra nhờ chứa phosphor là chất cần thiết cho hoạt động của não nên bí đỏ được xem là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, là món ăn bổ não. - Cà chua, cà rốt chứa bêta caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Những thực phẩm khác giàu vitamin A là trứng gà, vịt (1000 UI vitamin A/100 g), đu đủ chín, bơ (600 UI/100 g), rau dền, đậu bắp... Học nhiều đương nhiên mắt mau mệt mỏi vì thế trong khẩu phần ăn cần có thêm tiền sinh tố A thiên nhiên để bồi dưỡng cho mắt. Các loại rau quả giàu vitamin C như cam quýt, chanh, bưởi, rau dền... giúp cơ thể giảm mệt mỏi. Ngoài ra, có thể kể thêm các loại rau quả tươi giàu khoáng vi lượng (rau ngót, cà tím, đậu xanh, đậu bắp, mướp...) cùng với yaourt trợ tiêu hóa, mật ong cung cấp năng lượng, gan bò, heo chứa nhiều sinh tố B12, acid folic, sắt. Sức khỏe rất cần thiết khi học thi nên bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bột, đường (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), sinh tố, chất khoáng và khoáng vi lượng thiên nhiên cung cấp từ rau quả tươi và uống đầy đủ nước, nhất là nước trái cây tươi, nguyên chất. Thuốc bổ đa sinh tố-khoáng vi lượng loại một viên một ngày (Once a day) phụ thêm việc tăng cường sức khỏe cũng có thể dùng được. Một điểm quan trọng nữa là chống stress Stress là tình trạng phổ biến khi ôn thi và chính stress làm giảm năng lực ôn tập của thí sinh. Vì sao cần giữ giấc ngủ? Khi học bài nhiều, trí óc bị bão hòa, hiện tượng stress dẫn đến suy sụp tinh thần gây trằn trọc khó ngủ hoặc tỉnh dậy trong trạng thái căng thẳng. Giấc ngủ càng không đạt chất lượng thì việc ôn tập càng khó nhớ bài. Khi bị mất ngủ thì không nên ngủ trễ (quá giấc), tránh sử dụng chất kích thích và không nên chuyển từ bàn học qua gi.ường để rồi lại trằn trọc. Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Chính trong giấc ngủ mà não bộ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Các thuốc an thần giảm lo âu, giúp dễ ngủ sẽ làm mất đi nhịp sinh lý tự nhiên của giấc ngủ nên sẽ ngăn cản hoạt động của não bộ. Vì vậy không nên dùng thuốc an thần trong mùa thi cử. Tránh mệt mắt Để tránh mệt mắt và ít bị phân tâm, môi trường học cần yên tĩnh và sáng sủa. Lượng ánh sáng đủ sẽ làm mắt đỡ mệt nên ít bị đau đầu và làm tăng năng suất học tập. Một nguồn sáng 60w là đủ. Trường hợp chữ nhỏ, nhiều biểu đồ cần tập trung hơn thì đòi hỏi nguồn sáng mạnh hơn.

Nguồn: người đưa tin

Chào các em! Như vậy chúng ta đang đến rất gần với kì thi rồi. Ở giai đoạn này, chắc hẳn nhiều em sẽ rất quyết tâm ôn và cũng sẽ có nhiều em căng thẳng vì có thể mình đang bị hổng một phần kiến thức nào đó. Với môn Văn, chị thấy rất nhiều bạn chia sẻ rằng em không thể học thuộc dẫn chứng vì nó quá dài và nhiều, rồi thì em lười đọc. Với số lượng ngày ngắn ngủi nếu các em quá tập trung học dẫn chứng trong khi những kiến thức cần thiết lại thiếu thì đúng là sẽ không hiệu quả. Do vậy, chị xin chia sẻ với những bạn không thể thuộc dẫn chứng văn xuôi và những bạn muốn học nhanh các tác phẩm văn xuôi một số cách như sau: + Em hãy học thuộc tóm tắt tác phẩm đó cho chị + Vẽ sơ đồ tư duy từng bước đi trong cuộc đời nhân vật (nếu em chưa biết đến sơ đồ tư duy em có thể vẽ theo sơ đồ thông thường: giống như em vẽ bản đồ từ nhà đến trường vậy ^^) + Không cần học hết nhưng em phải thuộc vài ba câu nói của nhân vật hoặc liên quan đến nhân vật. Chẳng hạn: Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện? Những câu thể hiện tâm lí nvat thế này các em ko thể không học. Những câu này đa phần là những câu ngắn, dễ học. + Những câu dài, không học được: các em tóm tắt nội dung câu đó, nhớ từ chìa khóa, khi vào phòng thi hãy biến thành lời văn của mình chứ không phải dưới dạng trích dẫn trong ngoặc kép nữa... + Học thuộc một vài đánh giá, nhận xét về nhân vật, tác phẩm, tác giả. Trên đây là những kinh nghiệm của chị về việc học các tác phẩm văn xuôi, làm thế nào để nhớ dẫn chứng và có thể hiểu đc tpham. Tất nhiên trường hợp này chỉ nên dành cho những lúc chúng ta không còn tg để học kĩ. Các em chú ý áp dụng cho phù hợp và linh hoạt nhé. Chúc các em ôn và thi tốt! Có thắc mắc gì hãy để lại comment dưới bài viết này.

Thank all!

MÌnh thêm ý kiến thế này: Thực tế khi làm bài nghị luận các vấn đề thuộc tác phẩm văn xuôi, nhiều bài làm có xu hướng tóm lược diễn biến, chi tiết trong tác phẩm, sau đó phần cuối mới chốt bằng vài dòng kết luận. (VD: Phân tích nhân vật Tnú thì kể lể bé thì mồ côi thế này, lớn thì thế kia...Kết luận...) Cho nên cần lưu ý: Đã đưa chi tiết nghệ thuật nào vào bài, thì đồng thời cần chỉ ra được ý nghĩa của nó trong việc khắc họa hình tượng. Mỗi chi tiết nghệ thuật là một chiếc cửa sổ giúp người đọc có thể cảm nhận được những điều mà nhà văn gửi gắm.

VD: Khi đưa ra chi tiết về tâm trạng của Tnú khi bị đốt 10 đầu ngón tay, cần phải chỉ ra đó là biểu hiện của cuộc đấu tranh ghê gớm giữa nỗi đau đớn tột độ về thể xác với bản lĩnh, ý chí kiên cường, gan góc của nhân vật.... Sáng tạo tình huống đó, nhà văn khắc họa đậm nét phẩm chất anh hùng của Tnú...

Em muốn hỏi mọi người về tp 'Ai đã đặt tên cho dòng sông?" 1.Ý nghĩa của cách mở đầu và kết thúc tp

2.Em chưa hiểu rõ lắm câu" Phải nhiều tk đi qua người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đấy hoa dại" người gái đẹp là ai? người tình mong đợi là ai?

@@...thuha333! 2 câu này của bạn khó quá... Thực tình là tớ cũng không biết phải trả lời thế nào???

dohuyen123, tiemnguyen, ga_cha_pa_kon. cả nhà vào giúp bạn ấy nào!!!!

Theo tớ, người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa...là dòng sông Hương nơi hạ nguồn còn ng tình mong đợi là con sông Hương khi thượng nguồn, chảy về. Phải ko ta?

Hay là ng gái đẹp là Huế còn ng tình mong đợi là sông Hương> Cái nào hợp lí hơn ta?

giờ em muốn tóm tắt một số tác phẩm văn xuôi như Vợ chồng A Phủ, Những đứa con trong gia đình... thì phải bắt đầu như thế nào ạ?

Chào em! Em có thể tham khảo các bài tóm tắt sau nhé: TT Vợ chồng A Phủ Câu chuyện kể về một cô gái có tên là Mị, nàng là một cô gái trẻ trung xinh đẹp, nết na, đa tài nhưng bac phận. Vì cha mẹ của nàng thiếu nợ nhà Thống Lý Pá Tra nên nàng bị bắt về làm vợ của A Sử, con trai nhà Thống Lý để trừ nợ cho cha. Từ khi nàng về nhà Thống Lý, nàng trở nên ít nói hơn, suốt ngày lũi thủi trong nhà như con rùa nuôi trong xó cửa. Năm ấy tết đến, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo ở đâu vọng lại, tâm hồn nàng trở nên bồi hồi, thiết tha, nang nhớ lại những chuyện xưa kia và nàng muốn đi chơi, nhưng bị chồng nàng ngăn cản không cho đi, bắt nàng phải ở nhà. Trong một lần chồng nàng là A Sử đi chơi bên Làng bên, vì chọc ghẹo con giá nên bị A Phủ đánh, sau đó A Sử bắt A Phủ bồi thường tiền thuốc men cho A Sử, A Phủ không có tiền trả nên bị A Sử bắt về làm công trừ nợ suốt đời cho nhà A Sử. Trong đêm tình mùa đông năm ấy, A Phủ bị A Sử trói ở góc nhà, Mị trông thấy và nàng nghĩ lại cuộc đời mình, nàng thấy tủi thân cho và thương thay cho số phận của A Phủ, Nàng đã cởi trói cho A Phủ và cả hai cùng bỏ trốn khỏi nhà Thống Lý Pá Tra Những đứa con trong gia đình: Chuyện kể về hai chị em Chiến – Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận. Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của đạn bom và chết chóc. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, Chú Năm, chị Chiến… . Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân đau buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”. Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng. Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”.

Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má

Chị ơi, cái vẽ sơ đồ tư duy là như thế nào ạ?Em nghe nói nhiều nhưng ở trường em chưa áp dụng nên chị có thể hướng dẫn giúp em không ạ? Em cảm ơn chị!

Mình thấy cái bản đồ tư duy này có từ lâu rồi mà, ở lớp mình cô giáo vẫn hay cho làm. Nói chung là cũng dễ hiểu, dễ nhớ.
Nhưng quan trọng là bạn phải biết cách trình bày và nhất là từ chìa khóa của các bạn phải ngắn gọn và chứa đựng được nội dugn quan trọng.

Ừ, ở trường mình cũng áp dụng nhiều rồi. Mình thấy những bài ôn tập kiến thức dùng BDTD rất tốt, hệ thống lại rất rõ ràng, cụ thể.

Hi, các em! Thực ra Bản đồ tư duy thì có từ những năm 60 thế kỉ trước,Việt Nam mình hiện tại cũng đã áp dụng tương đối tuy nhiên vẫn chưa có 1 công trình nghiên cứu chuyên sâu nào cả. Bản đồ tư duy khá hay khi có thể hệ thống hóa, sơ đồ hóa trí nhớ của các em về các nội dung khác nhau, không chỉ trong việc học mà khi ra làm việc cũng vậy.

Rất hi vọng rằng các em sẽ có tư duy mạch lạc, khoa học nhờ việc sử dụng Mind map.