Cách kiểm tra card màn hình trên máy tính

Dù bạn đang dùng PC hay Laptop thì đôi khi bạn cần muốn xem thông tin về thông tin phần cứng như card màn hình để biết rằng máy tính của bạn có thể cài đặt được Windows bản mới nhất hoặc card có đáp ứng đủ yêu cầu để chơi game hoặc phần mềm trên máy tính hay không?

Nếu như bạn đang băn khoăn chưa biết cách kiểm card màn hình – xem card màn hình trên máy tính thì trong bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn biết ba cách cực đơn giản để làm việc này.

Nội dung

Xem thêm bài viết vềcách chọn mua ổ cứng SSD nào tốtmà mình đã chia sẻ rất chi tiết trong thời gian gần đây.

Cách kiểm tra thông tin card màn hình trên máy tính

Card màn hình là gì?

Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa, là một thành phần quan trọng của máy tính. Nhiệm vụ của nó là xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính như màu sắc, độ phân giải… Chính vì vậy máy nào cũng phải có thành phần này cả.

Có 2 loại card màn hình

Cách xem thông tin card màn hình trên PC & Laptop

Cách 1: Dùng Directx Diagnostic Tool

Đây là phần mềm nhỏ có sẵn trong Windows, nó không những giúp bạn xem card màn hình mà còn giúp ta biết rất nhiều thông tin khác như Ram, CPU, Drivers… Để xem card màn hình bằng phần mềm này, bạn làm như sau:

Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run lên. Sau đó gõ vào đó từ “dxdiag” và bấm OK.

Bước 2: Chờ một lát bạn sẽ thấy nó xuất hiện, sau đó bạn chọn tab Display và xem phần Name đầu tiên để biết tên card màn hình.

  1. Nếu tên là Intel(R) HD… thì máy bạn chỉ có card onboard.
  2. Trường hợp nó có chữ NVIDIA, AMD… ví dụ như NVIDIA GeForce GT 630M thì đó là card rời, vậy thôi.

Card Onboard – Intel(R) HD Graphics

Card đồ họa rời – NVDIA GeForce GT 630M

Cách 2: Dùng phần mềm CPU Z

CPU Z là phần mềm xem cấu hình máy tính phổ biến nhất hiện nay, dù Windows đã có sẵn phần mềm tương tự là Directx Diagnostic Tool nhưng thông tin không chi tiết bằng.

Bước 1: Bạn vào trang chủ tải phần mềm này về máy trong liên kết này. Bạn chọn cái đầu tiên nhé.

Bước 2: Sau khi tải về rồi cài đặt, bạn click đúp để mở phần mềm lên. Tiếp đó chọn tab Graphics và xem card màn hình tại Display Device Selection.

Xem chi tiết cách sử dụng phần mềm CPU-z tại đây.

Cách 3: Khỏi cần phần mềm

Nếu laptop của bạn có card rời, thường phía bên phải laptop cạnh touchpad sẽ có nhãn của nhà sản xuất, bạn xem thử máy tính mình có không nhé. Nếu không có thì máy đó dùng card onboard.

Ví dụ như laptop trong ảnh phía dưới.

Lời kết

Trên đây là 3 cách xem card màn hình đơn giản nhất cho bạn. Với công nghệ hiện đại ngày nay, card-onboard đang ngày càng mạnh vì vậy nếu không cần một cấu hình khủng để chơi game hay thiết kế đồ họa thì bạn không cần mua card rời làm gì cho tốn tiền.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc kiểm tra thông tin card màn hình, nếu như có thắc mắc nào khác liên qua đến máy tính hãy để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.

Chúc bạn thành công!

4.6/5 - (9 bình chọn)

Card đồ họa quyết định chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính. Card màn hình có cấu hình càng cao thì hình ảnh hiện ra càng rõ nét và chất lượng. Đừng bỏ lỡ bài viết này, sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc cách kiểm tra card đồ họa nhanh chóng và đơn giản nhất.

1. Cấu hình card đồ hoạ

Card đồ họa là thiết bị có nhiệm vụ xử lý hình ảnh, video, độ phân giải, độ tương phản, màu sắc, độ nét,...Quyết định tốc độ xử lý hình ảnh nhanh hay chậm của máy. Chính vì vậy, bạn cần biết cách kiểm tra card đồ họa laptop của mình. Để có thể đánh giá sức mạnh của card đồ họa cũng như biết được những tác vụ nào trên laptop bạn sẽ chạy tốt trên nền card đồ họa này.

Tham khảo: Card đồ họa VGA là gì? Cách phân loại và chọn mua card màn hình chuẩn nhất cho laptop hiện nay

Card đồ họa onboard tích hợp trực tiếp trên bo mạch chủ của máy

Có 2 loại card đồ họa phổ biến, đó là:

  • Card onboard: Được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ của máy. Chúng hoạt động dựa trên sức mạnh của CPU và RAM. Chính vì được tích hợp sẵn trên máy chi phí sẽ được giảm đáng kể. Nhưng bạn sẽ có ít sự lựa chọn hơn cho nhu cầu sử dụng của mình.
  • Card rời: Card rời thường có sức mạnh hơn card onboard. Chúng hoạt động riêng biệt và độc lập. Card rời đảm nhiệm những tác vụ nặng trên máy tính, thường dùng cho mục đích thiết kế đồ họa và chơi game. 2 hãng sản xuất card đồ họa rời uy tín nhất hiện nay đó là: nVidia và AMD.

2. Kiểm tra card màn hình bằng cách dùng lệnh “dxdiag” trên windows

Cách xem card đồ họa máy tính bằng lệnh “dxdiag” theo các bước sau:

Bước 1: Nhập lệnh “dxdiag” vào cửa sổ Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Win + R.

Truy cập vào  DirectX Diagnostic bằng cách nhập lệnh dxdiag vào cửa sổ Run

Bước 2: Cửa sổ DirectX Diagnostic hiện ra. Bạn nhấn vào mục Display.

Kiểm tra card đồ họa máy tính trên task Display

Phần Device cho biết những thông tin về card màn hình máy tính bạn. Bao gồm: Tên, nhà sản xuất, loại Chip, dung lượng bộ nhớ,...

Nếu tên xuất hiện phần Intel thì đó là card màn hình onboard. Ngược lại, tên card có phần nVidia và AMD thì đó là card màn hình rời.

3. Kiểm tra card màn hình bằng cách dùng phần mềm GPU-Z

Phần mềm GPU - Z không còn xa lạ với dân thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. GPU-Z không chỉ cho phép người dùng kiểm tra card đồ họa laptop. Còn giúp theo dõi và kiểm soát tình trạng card trên máy tính. Bạn có thể tải phần mềm này trên các trình duyệt web. Sau đó tiến hành kiểm tra như sau:

GPU - Z cho phép xem card đồ họa laptop và theo dõi sức khỏe của card


Mở phần mềm GPU-Z lên, trong mục đầu tiên Graphics Card sẽ hiển thị toàn bộ thông tin của card màn hình. Bạn có thể xem card đồ họa của máy và so sánh với những card màn hình khác để biết đo lường được sức mạnh hiện tại của card màn hình. 

4. Kiểm tra card màn hình bằng cách xem trực tiếp trên desktop

Bước 1: Mở Device Manager bằng cách nhập từ khóa trên thanh công cụ tìm kiếm của hệ điều hành.

Xem card đồ họa máy tính bằng cách truy cập vào Device Manager

Bước 2: Chọn vào mục Display adapters. Chúng sẽ hiển thị những card màn hình nào đang hoạt động ở trên máy. Click chuột trái 2 lần để kiểm tra các thông tin về card màn hình trên máy tính.

Trên đây là những cách kiểm tra card đồ họa laptop đơn giản và nhanh chóng. Hy vọng độc giả có thể thực hiện thành công với những phương pháp trên. Đừng quên theo dõi tình trạng sức khỏe card màn hình để trải nghiệm tối ưu nhất các tác vụ trên laptop nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: