Cách làm bánh mì tươi cấp đông

Bánh mì dần dần trở thành món thực phẩm phổ biến với hầu hết người dân Việt Nam. Nếu bánh mì để qua đêm, chúng rất dễ bị hôi và móc rồi sau đó nó sẽ bị cứng, tệ hơn là mốc meo và không thể dùng được nữa. Nhất là trong sản xuất công nghiệp, việc bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến công ty. Vì vậy, trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu cách bảo quản bánh mì hiệu quả nhất.

1 Cách làm bánh mì tươi

1.1 Nguyên liệu

  • 120ml nước (hoặc thay bằng 60ml nước + 60ml sữa tươi)
  • 20g đường cát trắng
  • 5g men nở
  • 205g bột làm bánh mì
  • 2g muối
  • 15ml dầu thực vật

1.2 Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Cho dầu thực vật, muối, nước, sữa, đường cát trắng và men nở vào bát tô rồi dùng muôi gỗ trộn đều. Chia bột mì làm 2 – 3 phần, lần lượt cho từng phần bột vào hỗn hợp trên rồi trộn đều. Khuấy đến khi được một hỗn hợp bột nhão, dính và mịn và không dính tay. Sau đó dùng máy đánh trứng để nhào trộn bột cho đều hơn
  • Bước 2: Quét một lớp dầu thực vật mỏng vào toàn bộ lòng bát tô sạch. Sau đó cho khối bột vào bát, lật mặt khối bột để dầu có thể bao quanh mặt bột. Dùng khăn ẩm hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín bát. Ủ bột ở nhiệt độ phòng đến khi bột nở gấp đôi.

Lưu ý: Bạn có thể kiểm tra bột ủ đạt hay chưa bằng cách dùng hai ngón tay cắm vào khối bột sâu khoảng 2cm. Nếu vết lõm giữ nguyên thì bột đã ủ đủ, nếu phồng trở lại thì cần phải ủ thêm.

  • Bước 3: Sau khi bột đã nở gấp đôi thì bạn dùng mu bàn tay đấm nhẹ vào khối bột để bột thoát khí ra ngoài. Lấy bột ra và nhào lại bằng tay khoảng 1 – 2 phút. Sau đó để bột nguyên trong khoảng 5 phút. Tiếp theo là dàn bột bánh lên mặt phẳng để tạo khuôn cho bột, rồi đặt vào khuôn nướng của kẹp nướng Sandwich . (lưu ý: kích thước bột khi cho vào khuôn phải nhỏ hơn khuôn).
  • Bước 4: Khi bột nở khoảng 70% – 80% thì bật lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C. (lò nướng cần làm nóng sẵn tối thiểu 10 phút để khi lò đủ nóng thì bánh cũng ủ vừa đạt). Nướng bánh trong khoảng 25 – 30 phút hoặc lâu hơn nếu làm bánh to đến khi bánh chín vàng mặt.

2. Cách bảo quản bánh mì

2.1 Cách bảo quản bánh mì tại nhà

Những mẹo hay để giữ bánh mì được tươi lâu

  • Giấy báo : Muốn giữ được độ giòn của bánh mì. Bạn hãy dùng giấy báo đem bọc quanh bánh mì và để ngoài nhiệt độ môi trường. Cách này chỉ giữ cho bánh giòn trong khoảng 1 ngày. Nếu muốn giữ lâu hơn bạn nên dùng những cách khác.
  • Bọc kín trong tủ lạnh: Nếu cần phải giữ bánh mì lâu thì bảo quản trong tủ lạnh là cách tốt nhất. Bạn hãy cho bánh vào bọc nylon, cột lại thật kín rồi để vào trong ngăn đá tủ lạnh. Khi cần dùng đến bạn chỉ cần lấy ra nướng lại và sử dụng, cách này vẫn giúp hương vị bánh thơm ngon hấp dẫn.
  • Dùng nước và than hồng : Đối với những chiếc bánh mì cũ đã bị mềm ỉu. Trước hết bạn hãy nhúng nhanh bánh mì vào nước sau đó đặt lên than hồng hoặc lò nướng nướng lại một chút, đảm bảo những chiếc bánh mì cũ này sẽ giòn thơm trở lại ngay lập tức.
  • Sử dụng vài cọng rau cần: Muốn bánh mì giữ được độ giòn lâu khi mua bánh mì nóng hổi từ lò về. Đầu tiên bạn hãy cho bánh vào bao nylon sau đó cho thêm vài cọng rau cần vào. Rau cần sẽ giữ cho bánh mì của bạn giòn và không thay đổi hương vị trong ít nhất 1 ngày bảo quản đấy.
  • Vài lát khoai tây hoặc vài lát táo: Để giữ cho bánh mì không bị mốc, để một vài lát táo hoặc vài lát khoai tây thái mỏng vào cùng với ổ bánh mì sẽ là cách chống mốc hữu hiệu nhất.

Xem thêm các làm bánh mì ngọt: Tại đây!!!

2.2 Cách bảo quản bánh mì bằng chất bảo quản

Để bảo quản được bánh mì tươi lâu hơn mà ko bị lên mốc.Trong quy trình công nghiệp người ta sử dụng một loại chất bảo quản chuyên dụng cho bánh mì: Calcium Propionate

Là một phụ gia thực phẩm, nó được liệt kê là E282 trong Codex . Canxi propionate được sử dụng làm chất bảo quản trong nhiều loại sản phẩm. Bao gồm nhưng không giới hạn ở: bánh mì, các loại bánh nướng khác, thịt chế biến, váng sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Propionate ngăn chặn vi khuẩn sản xuất năng lượng mà chúng cần, giống như benzoat. Tuy nhiên, không giống như benzoat, propionat không cần môi trường axit.

Nó được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất bánh mì ngọt, bánh mì sandwich,….

Để biết thêm về chất bảo quản bánh mì ngọt. Liên hệ Ms Trang: 0933 654 764

3 Các sản phẩm liên quan khác

Công ty Luân Kha luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của khách hàng. Công ty cam kết chỉ sản xuất, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm định, an toàn về sức khỏe, được cục an toàn thực phẩm bộ y tế cấp phép.

Ngoài ra, công ty chúng tôi còn cung cấp hương liệu và phụ gia khác ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, thạch,… Tham khảo thêm tại đây:

  • Chất bảo quản bánh bông lan
  • Hương sữa

CÔNG TY TNHH LUÂN KHA

95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.

Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.

Vui lòng liên hệ: Ms Trang: 0933 654 764

Email:

Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng.

Bánh mì tươi thường được người Việt đặc biệt yêu thích ăn vào bữa sáng. Bánh có mùi thơm đặc trưng của bột mì, men nở, màu vàng ươm đặc trưng và ruột mềm. Cách làm bánh mì cũng đơn giản, công thức làm bánh mì cho mẻ bánh ngon chị em có thể tự làm được tại nhà.  

1. Nguyên liệu làm bánh mì tươi 

(thành phẩm 5-6 cái)

- 400gr bột mì đa dụng (plain flour)

- 6,5gr men nâu (tức men làm bánh mì)

- 7 gr đường

- 3 gr muối

- 180-200ml nước ấm

- 25g dầu ăn

Lưu ý khi chọn nguyên liệu làm bánh mì:

+ Có thể thay bột mì đa dụng bằng bột làm bánh mì. Tuy nhiên, cần để ý là bột mì đa dụng hút nước ít hơn nên có thể lượng nước sẽ ít hơn chút tránh cho việc bị nhão khi nhào bột.

+ Bạn có thể thay nước ấm bằng sữa tươi không đường đun ấm hoặc hỗn hợp nửa nước nửa sữa rồi đun ấm. Dùng sữa thì bánh sẽ thơm hơn.

+ Nếu bạn dùng sữa tươi có đường thì lượng đường ở nguyên liệu nên giảm bớt.

+ Có thể thay thế bơ cho dầu ăn, nếu dùng bơ, bánh sẽ thơm hơn, ruột bánh vàng hơn.

2. Cách làm bánh mì tươi 

Bước 1: Trộn bột

- Cho tất cả các nguyên liệu bên trên vào một âu lớn rồi nhào thật đều. Cố gắng nhồi bột cho đến khi thu được một khối mịn, dẻo, đàn hồi tốt, hơi ướt một chút nhưng không dính tay. Bột lúc này có thể kéo thành màng mỏng là được.

Lưu ý: Mỗi loại bột có độ hút nước khác nhau vì thế khi làm cần để ý. Nếu bột ướt quá thì thêm chút bột mì khô, còn nếu bột nhồi xong mà khô quá, không đạt được mức đàn hồi như trên thì thêm chút nước hoặc sữa là được.

Nhào bột thành một khối mịn không dính tay là được

Bước 2: Ủ bột

- Sau đó, phết một lớp dầu mỏng trong âu rồi đặt khối bột vào cho bột đỡ dính. Phủ khăn ẩm lên âu bột rồi đem ủ bột ở nơi ấm như cho vào lò nướng có bật đèn trong khoảng 45-50 phút để bột nở gấp đôi.

Ủ bột để bột nở trước khi tạo hình bánh

Bước 3: Tạo hình bánh mì tươi

- Chia bột thành 5-6 phần nhỏ. Sau đó cán bột theo chiều dài rồi cuộn bột. Cố gắng vuốt hai bên đầu miếng bột hơi nhỏ còn ở giữa để phình to.

- Xếp bột lên khay có lót giấy dầu hoặc khay dài như trong hình. Ủ lại 20 phút cho bánh nở căng.

- Bây giờ xịt nước lên bánh rồi dùng lưỡi dao bén rạch thẳng hay chéo lên bề mặt miếng bột bánh tùy ý. 

Lưu ý: Nên rạch vài đường và mỗi đường sâu khoảng 0.5-0.7cm vì bánh vẫn còn nở nữa sau khi nướng.

Bước 4: Nướng bánh mì

- Nướng bánh mì tươi bằng lò nướng: Lò nướng làm nóng 185 độ C trước 10 phút. Sau đó cho khay bánh vào giữa lò nướng, nướng khoảng 20-25 phút là bánh vàng thơm. Tắt lò lấy bánh ra.

Mẻ bánh mì được làm bằng lò nướng có màu vàng đẹp mắt

- Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu: Phun nước ướt đẫm bánh trước khi nướng bằng nồi chiên không dầu để bánh không bị nứt. Nướng ở nhiệt độ 170 độ trong 10 phút. Sau đó lấy bánh ra, xịt thêm chút nước và nướng thêm khoảng 10 - 12 phút ở nhiệt độ 150 độ. Thấy vỏ bánh vàng ươm, chín thơm là được. 

Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu chú ý kích thước của nồi khi lặn bánh 

Thưởng thức

Cho bánh cho ra đĩa/rổ. Khi ăn có thể chấm sữa hoặc ăn cùng thịt xá xíu... Nói chung ăn kiểu gì cũng ngon, bánh có lớp vỏ hơi giòn mềm, ruột mềm ngọt, thơm nức mũi.

Tự làm bánh mì tại nhà là có mẻ bánh vàng ươm thơm ngon

Lưu ý khi làm bánh mì 

-  Nếu dùng men khô, cần dùng nước ấm để kích thích men tạo bột nở. Men bánh mì còn gọi là Dry Yeast. Đây là nguyên liệu quan trọng, không thay thế bằng bột nở hay muối nở (tức baking powder hay baking soda).

- Bột cần phải nở thì bánh mì mới chuẩn ngon. Vì thế cần ủ bột nơi giữ ấm.

- Để chiếc bánh mì nở căng bạn cũng cần phải rạch sâu với lưỡi dao bén.

- Lượng nước khi làm không cố định do loại bột bạn dùng và do quá trình nhào. Nếu bột nhào xong bị khô bạn phải thêm nước. Còn nếu bạn dùng loại bột mì đa dụng hút ít nước thì lại phải giảm bớt nước đi.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm bánh mì tươi!

Cách làm bánh mì tại nhà vô cùng đơn giản, công thức bột trên có thể tăng hoặc giảm theo số lượng bánh làm. Thành phẩm bánh mì đạt được phải vàng ươm, giòn tan bên ngoài và bên trong mềm. 

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/bep/cach-lam-banh-mi-tuoi-tai-nha-vua-ngon-lai-hap-dan-chang-can-ra-h...Nguồn: //khampha.vn/bep/cach-lam-banh-mi-tuoi-tai-nha-vua-ngon-lai-hap-dan-chang-can-ra-hang-c39a682472.html

Theo Lâm Anh Đào (Khám phá)

Video liên quan

Chủ đề