Cách nhỏ thuốc mắt cho trẻ

Một số bệnh về mắt, nhất là một số bệnh liên quan đến kết mạc, giác mạc có thể điều trị bằng cách nhỏ trực tiếp thuốc vào mắt. Loại thuốc dùng trực tiếp trên mắt là thuốc mỡ và thuốc nước. Thuốc tra, nhỏ mắt có đặc điểm ngấm trực tiếp vào mắt rất nhanh. Ví dụ: tetracain ngấm vào nội nhãn qua đường giác mạc nhanh hơn qua đường tiêm tĩnh mạch.

Do tính chất của thuốc tra, nhỏ mắt nên một số bệnh liên quan đến kết mạc, giác mạc thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nước hay thuốc mỡ là chính. Ngoài ra thuốc nhỏ mắt còn có tác dụng làm sạch mắt, hoặc điều trị một số bệnh sâu hơn trong nhãn cầu như viêm màng bồ đào trước. Ví dụ: atropin dùng trong việc điều trị viêm màng bồ đào, có tác dụng tách dính đồng tử gây ra do viêm màng bồ đào trước. Một trong số những sai lầm của người dùng là thường nghĩ nước nhỏ mắt là phụ khi được cấp phát chung với các loại thuốc khác. Tuy nhiên tra, nhỏ thuốc nhỏ mắt thế nào cho đúng? Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách là như thế nào? Đây là vấn đề nhiều người còn chưa rõ, cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách nhỏ thuốc mắt đúng cách.

Cách nhỏ thuốc nước

– Đầu tiên phải lau sạch mắt khỏi bụi bẩn hay ghèn.

– Nhỏ thuốc nước vào từng mắt, lưu ý nhỏ vào góc trong của mắt.

– Sau khi nhỏ, dùng ngón tay giữa kéo mi dưới xuống cho thuốc đều mắt, lưu ý sau khi nhỏ mới kéo mi dưới, không vừa nhỏ vừa kéo.

– Tiếp đó lau các giọt thuốc thừa chảy ra cạnh gốc sống mũi và hai mi.

– Nên để mắt cách đầu lọ thuốc nhỏ khoảng 1-2 cm, tránh để đầu lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mi mắt gây nhiễm khuẩn lọ thuốc nhỏ.

Với thuốc nhỏ mắt bình thường như Natri Clirid bạn có thể nhỏ 3 – 5 lần mỗi ngày. Với những loại thuốc nhỏ mắt chuyên trị, hãy nhỏ theo toa của bác sĩ. Tuy nhiên khi phải nhỏ 3-4 loại thuốc khác nhau thì làm thế nào? Đầu tiên ko nên nhỏ cùng lúc, vì sẽ làm pha loãng thuốc và làm thuốc sau rửa trôi thuốc trước. Vì thế mỗi thuốc nhỏ cách nhau nửa giờ là đủ.

Cách tra thuốc mỡ

– Cách tốt nhất là nhờ người khác nhỏ, trong khi người bệnh nằm ngửa đầu hoặc tựa đầu vào ghế.

– Dùng ngón tay trỏ và ngón cái, khẽ mở khe mắt của người bệnh, sau đó bóp một dải thuốc mỡ dài 3-5 ly vào mi dưới.

– Thả ngón trỏ khỏi mi dưới, tuy nhiên ngón cái vẫn giữ mi trên, không cho chớp. Vì mi trên chớp rất nhanh sẽ làm thuốc mỡ dính lên mi và không ngấm được vào mắt.

Thoa thuốc mỡ phải theo chỉ định của bác sĩ, nhưng để dễ dàng hơn nên tra vào giờ ngủ trưa hoặc tối trước khi đi ngủ, như vậy sẽ đủ thời gian hơn cho thuốc ngấm vào mắt.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

* Mỗi lần chỉ cần nhỏ 1 giọt duy nhất, giọt thứ hai thường bị tràn ra ngoài mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, không những gây lãng phí mà còn làm giảm hiệu quả điều trị.

* Nếu sử dụng song song hai loại thuốc nước và thuốc mỡ, nên sử dụng thuốc nước trước, sau đó khoảng nửa giờ sau mới sử dụng thuốc mỡ để tránh thuốc mỡ ngăn cản sự hấp thu của thuốc nước.

* Sau khi vào mắt, thuốc sẽ qua ống mũi lệ vào mũi họng. Những loại thuốc điều trị tăng nhãn áp thường rất dễ ngấm vào máu theo cách nhỏ mắt thông thường. Vì thế, sau khi nhỏ thuốc hãy nhắm mắt, dùng ngón trỏ ấn nhẹ vào góc trong mắt ở gần sống mũi. Ấn trong khoảng 1-2 phút để tạo áp lực giúp giảm lượng thuốc trôi xuống mũi và họng.

Tài liệu tham khảo: tài liệu điều dưỡng Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Vệ sinh mắt thường xuyên cho trẻ sơ sinh là biện pháp loại bỏ một số tác nhân gây bệnh ở mắt như bụi bẩn, vi sinh vật... Thực tế có rất nhiều cha mẹ không biết cách vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ đúng cách từ đó gây ra một số sai lầm trong khi vệ sinh mắt và gây ra hậu quả đáng tiếc.

Vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đúng cách có những lợi ích như:

  • Loại bỏ các chất bẩn bám trên mắt của trẻ và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt: Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng trẻ sơ sinh thường xuyên trong nhà ít tiếp xúc với bụi bẩn nên không cần phải vệ sinh mắt. Tuy nhiên không phải như vậy, trẻ mới sinh đã phải tiếp xúc với các dịch tiết từ cơ thể mẹ và với những bé dưới 3 tháng tuổi thì tuyến lệ chưa phát triển hoàn thiện nên mắt chưa được làm sạch bằng nước mắt. Khi vệ sinh mắt, giúp các chất bẩn từ lúc sinh ra và tiếp xúc với môi trường bị loại bỏ.
  • Có tác dụng giảm khó chịu khi trẻ bị bệnh lý về mắt do vi sinh vật gây ra: Việc rửa mắt thường xuyên giúp loại bỏ vi sinh vật gây bệnh, giúp mắt trẻ dễ chịu hơn khi đang bị viêm.

Cách nhỏ thuốc mắt cho trẻ

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

  • Với những trẻ bị viêm kết mạc mắt sau sinh do tiếp xúc với dịch cơ thể mẹ lúc sinh với biểu hiện là sau sinh mắt tiết dịch nhiều, 2 mắt bị dính vào nhau mỗi sáng thức dậy... Thì việc vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh cũng có tác dụng làm giảm và hết các triệu chứng này. Tuy nhiên nếu rửa mắt đúng cách mà các dấu hiệu không giảm, mà lại nặng hơn như tăng tiết dịch ở mắt kèm theo mủ thì cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị bằng thuốc.

Cần phải vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn, nếu vệ sinh sai cách có thể vô tình gây ra nhiều phiền toái hơn cho mắt của trẻ.

Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bao gồm nước muối sinh lý dùng để rửa mắt, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh từng bên mắt.
  • Bước 2: Trước khi vệ sinh mắt hay là mũi cho trẻ thì cần đảm bảo tay sạch sẽ bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch.
  • Bước 3: Lấy gạc vô khuẩn ra và thấm nước muối ướt, sau đó nhẹ nhàng lau theo chiều từ đầu đến phần đuôi mắt, sau đó làm tương tự với bên còn lại.

Mỗi ngày có thể vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ từ 2 đến 3 lần, vào các thời điểm như sau khi thức dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Với những trẻ có nhiều gỉ mắt thì có thể rửa bất cứ lúc nào thấy nhiều gỉ mắt xuất hiện.

Để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên kết hợp việc rửa mặt sau khi rửa mắt cho trẻ bằng nước đun sôi để ấm và pha với chút muối cho trẻ tới khi trẻ ít nhất sau 6 tháng tuổi. Chú ý để riêng khăn rửa mặt cho trẻ, nên phơi khăn mặt cho trẻ dưới ánh nắng mặt trời để giảm bớt lượng vi sinh vật.

Cách nhỏ thuốc mắt cho trẻ

Dùng gạc vô khuẩn để vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ

Để tránh những sai lầm khi vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ, cần chú ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không nên dùng một gạc vô khuẩn để vệ sinh cả 2 mắt cho trẻ, bời vì làm như vậy sẽ vô tình gây lây nhiễm những tác nhân gây bệnh của 2 mắt cho nhau. Nhất là khi trẻ có bệnh viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ) một bên mắt mà dùng chung gạc để vệ sinh mắt cho trẻ sẽ làm lây sang bên còn lại.
  • Việc vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh giúp phòng ngừa và điều trị trong một số trường hợp bị bệnh lý về mắt. Tuy nhiên khi thấy trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hay ra nhiều dịch mủ ở mắt thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
  • Chú ý tạo thói quen rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi làm vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ, rất nhiều cha mẹ bỏ qua bước này nhưng chúng ta biết rằng trên da có rất nhiều vi sinh vật có thể gây bệnh nếu tay tiếp xúc trực tiếp với mắt trẻ vô tình là cầu nối cho vi sinh vật tiếp xúc với niêm mạc mắt của trẻ, có thể gây bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh.

Cách nhỏ thuốc mắt cho trẻ

Rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi làm vệ sinh mắt cho trẻ nhỏ

  • Bên cạnh việc vệ sinh mắt cho trẻ, để chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh cần phải hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh như khi cho trẻ ra bên ngoài cần có biện pháp bảo hộ cho mắt để tránh nắng, khói bụi; Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh về mắt có thể lây nhiễm nhất là trong đợt dịch đau mắt đỏ.

Đối với trẻ sơ sinh, các cơ quan và hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, chính vì thế cần chăm sóc trẻ đúng cách trong đó mắt là một cơ quan rất cần chăm sóc và bảo vệ vì có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mắt đúng cách cho trẻ để tránh những tác nhân có thể gây bệnh cho trẻ có nguy cơ gây ảnh hưởng tới khả năng quan sát của trẻ sau này và để trẻ có sự phát triển toàn diện nhất.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị đau

XEM THÊM: