Cách sử dụng băng gạc y tế

Cách băng bó vết thương hở, kín là một kỹ năng đơn giản có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Tuy thế không phải ai cũng hiểu biết và nắm vững về kỹ thuật này. Vậy cách băng bó vết thương hở như thế nào cho đúng và đàm bào kĩ thuật cơ bản nhất. Hãy cùng nhau tìm hiểu.

Khi nào cần băng bó vết thương hở?

Việc đầu tiên và quan trọng là giữ vết thương hở luôn sạch sẽ  để đảm bảo vết thương không vị nhiễm trùng, mau lành. Băng bó chính là một lớp bảo vệ giúp vết thương hở tránh khỏi các tác động bên ngoài ( bụi bẩn, vi khuẩn). Vẫn có những câu hỏi được đặt ra là khi nào cần băng bó vết thương hở thì không có câu trả lời nào là chính xác. Bởi điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và tình trạng vết thương mà bạn đang gặp phải. Với một số trường hợp, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm băng/ gạc và chăm sóc vết thương chuyên dụng để hồi phục nhanh hơn. Sau đây là một số trường hợp vết thương hở cần được băng bó:

Cách sử dụng băng gạc y tế
Băng bó vết thương hở là điều cần thiết

Vết thương nằm tại vị trí thường xuyên bị bẩn

Một số vị trí thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt khác như: chân, tay rất cao có khả năng sẽ nhiễm khuẩn.Lớp bụi bẩn từ môi trường sẽ thường mang theo nhiều tiềm ẩn chứa mầm bệnh. Khi những mầm bệnh này xâm nhập  vào cơ thể qua vị trí tổn thương, chúng có thể sẽ là tác nhân gây bệnh. Bới vậy vết thương cần được bảo vệ một cách tối đa tránh khỏi những tác nhân bên ngoài. Lựa chọn tốt nhất lúc này chính là băng lại vết thương. Bên cạnh đó cũng cần sử dụng một số đồ bảo hộ như: Khẩu trang, găng tay, giày để hạn chế chất bẩn tiếp xúc với vết thương.

Vết thương bị ma sát với quần áo 

Tại nhiều vị trí da tiếp xúc trực tiếp với quần áo có thể xảy ra hiện tượng cọ xát. Khi vận động, ma sát giữa vết thương và quần áo sẽ được sinh ra. Chính sự ma sát này có thể làm bào mòn vùng (gây thêm xước xát) da đã tổn thương. Khi đó khiến vết thương đau hơn và mở rộng hơn nếu bị cọ xát thường xuyên. Việc băng bó sẽ tạo lớp màng chắn giúp giảm tình trạng ma sát và làm vết thương hồi phục an toàn.

Vết thương tại bộ phận thường xuyên phải hoạt động

Vết thương tại những vị trí phải tiếp xúc thường xuyên trong quá trình sinh hoạt và làm việc cụ thể là : bàn tay thì thường lâu hồi phục hơn các vị trí khác. Việc băng bó là rất cần thiết để tránh những va chạm không đáng có ảnh hưởng, tổn hại đến vết thương

Vết thương chưa đóng vảy

Nếu thấy vảy hình thành trên vết thương thì đây chính là một rào cản rất tốt, tự nhiên với các yếu tố bên ngoài. Chính nó sẽ ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào vết thương giúp vết thương tránh bị nhiễm trùng. Tuy vậy, vảy cũng có thể cản trở sự hình thành của tế bào mới, sẽ làm chậm quá trình phục hồi và hình thành sẹo là rất cao. Khi thấy vảy cứng hoàn toàn nhưng chưa hẳn vết thương bên dưới đã lành. Đa số ở giai đoạn này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, bởi đang nên da non, khó chịu nhưng hãy cố gắng không nên gãi. Việc sử dụng băng cuốn lúc này có thể gây ra tổn thương khi cọ xát khiến vết thương tăng khả năng nhiễm trùng và thời gian lành sẽ kéo dài. Vậy nên hãy băng vết thương ở giai đoạn chưa đóng vảy.

Cách băng bó vết thương hở đúng cách 

Cách sử dụng băng gạc y tế
Băng bó vết thương hở và vệ sinh bằng nước muối sinh lý, để tránh bị nhiễm khuẩn

1. Cách băng bó vết thương hở 

Nhận định vị trí bị thương khác nhau trên cơ thể sẽ có các cách băng/bó khác nhau.

  • Bước 1: Phải rửa sạch tay, đeo găng tay y tế trước khi băng vết thương.
  • Bước 2: Nên làm sạch, sát trùng vết thương và nếu cần hãy sử dụng kem bôi kháng sinh.
  • Bước 3: Hãy đặt một miếng vải sạch/ gạc đủ che phủ hết miệng vết thương.
  • Bước 4: Dùng băng dính hay quấn băng để cố định miếng gạc.

Hãy nhớ không được quấn băng quá chặt vì có thể cản trở lưu thông máu, gây cảm giác khó chịu. Vết thương nằm ở tay/ chân, nên kiểm tra khả năng lưu thông máu bằng cách ngón tay hoặc ngón chân luôn hồng và ấm- điều kiện đảm bảo. Vết thương chuyển màu sanh hoặc lạnh, đó là dấu hiệu cho biết bạn nến thảo lỏng ngay lớp băng quấn .

Cách thay băng vết thương hở 

Cách sử dụng băng gạc y tế
Thẫm đẫm băng bằng nước muối sinh lý để bong từ từ không nên giật mạnh gây thêm tổn                                                                     thương

Khi nhận thấy băng bị ướt hoặc bị bẩn thì nên thay băng ngay. Nên thay bằng hàng ngày thường xuyên khoảng 4h/ lần, gồm 5 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Hãy từ từ, cẩn thận nới lỏng băng.
  • Bước 2: Tháo băng bẩn/ cũ nhẹ nhàng, để gọn sang một bên.
  • Bước 3: Nếu cần hãy tiến hành vệ sinh vết thương với các dung dịch sát khuẩn
  • Bước 4: Đắp/ phủ nhẹ một miếng băng sạch, dùng băng y tế để cố định lại.
  • Bước 5: Bông băng đã dùng rồi cho vào tui riêng vứt bỏ đúng nơi quy định.

Với những vết thương lớn, chảy dịch/ máu nhiều hãy sơ cứu bằng cách băng/bó lại vết thương và chuyển nạn nhận đến cơ sở y tế gần nhất. Những vết thương có diện tích nhỏ hãy vệ sinh bằng cách dung dịch sát khuẩn (nước muối sinh lý), lựa chọn các loại băng/gạc phù hợp để đẩm bảo không bị nhiễm trùng.

Đảm bảo chế độ nghỉ hơi, ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học để vết thương nhanh lành.

Băng dính vải y tế có hai loại phổ biến: băng dính vải lụa y tế và băng dính vải thể thao. Cả hai loại băng dính này đều sử dụng để băng bó khi bị thương. Tuy nhiên, tình huống sử dụng và cách dùng của hai loại băng dính này không giống nhau. Để biết rõ hơn về hai loại băng dính vải này, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Băng dính lụa y tế (phổ biến nhất là Urgo) được sản xuất từ chất liệu vải lụa mềm mại với lớp keo acrylic an toàn cho làn da. Loại băng dính này có thể sử dụng được trên làn da nhạy cảm mà không gây ra bất cứ kích ứng nào.

Băng dính vải lụa y tế được sử dụng nhiều trong các bệnh viện, trạm xá, gia đình… để băng bó các vết thương, cố định kim truyền.

Cách sử dụng băng gạc y tế
Băng dính y tế Urgo

Dùng băng dính vải y tế để băng bó vết thương

Băng dính vải lụa y tế thông thường sử dụng cho những vết thương nhỏ, trầy xước da, chảy máu ngoài da… Nó giúp bạn cầm máu nhanh chóng và bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn, tránh nhiễm trùng.

Cách băng bó vết thương bằng băng dính vải lụa y tế như sau:

  • Vệ sinh vết thương bằng nước sạch, có thể rửa lại bằng nước muối để sát trùng. Thực hiện thao tác cầm máu nếu máu chảy nhiều. Bạn có thể sử dụng dây vải buộc chặt vết thương trong khoảng 15 phút. Không nên cầm máu quá lâu, vết thương bị kín có thể dẫn đến hoại tử.
  • Bôi thuốc sát trùng lên vết thương, dùng băng gạc che ngang và sử dụng băng dính vải y tế để quấn lại.
  • Trong quá trình băng vết thương, hãy thay băng gạc tối đa 6 tiếng mỗi lần. Nếu bạn không phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, cần đi ra ngoài, hãy để vết thương được hở, tránh bị bí.

Cố định kim truyền

Băng dính vải y tế còn sử dụng phổ biến trong bệnh viện để truyền nước, truyền dịch… Nó giữ cố định kim truyền, giúp quá trình truyền dịch diễn ra dễ dàng, thuốc đưa vào cơ thể một cách tốt nhất.

Mời bạn tham khảo thêm: Băng keo vải chịu nhiệt có đặc điểm gì nổi bật?

Băng dính vải y tế thể thao dùng làm gì?

Băng dính thể thao làm từ vải dệt với chất liệu cotton mềm mại, có độ co dãn tốt. Trên lớp nền này, người ta quét một lớp keo oxit kẽm, có độ bám dính cao nhưng rất an toàn và không gây kích ứng cho da. Chính vì thế, băng dính vải y tế luôn mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Cách sử dụng băng gạc y tế
Sản phẩm băng dính vải được cung cấp trên dây chuyền sản xuất băng dính cao cấp của công ty tân thái dương

Băng dính vải thể thao được sử dụng nhiều trong các trung tâm thể thao, các trận đấu thuộc những bộ môn đối kháng như bóng đá, bóng chuyền… với các mục đích như:

Băng bó chấn thương

Cố định các khớp gối, cổ tay, ngón tay… khi xảy ra va chạm. Việc cố định các khớp khi chấn thương giúp cải thiện việc lưu thông máu tốt hơn, giảm đau và giúp chấn thương mau lành.

Hỗ trợ cơ khi hoạt động mạnh

Tránh các hiện tượng rách cơ, giãn cơ, giảm đau mỏi và tăng lực cho cơ.

Hạn chế chấn thương không mong muốn xảy ra

Giúp cơ xương hoạt động nhịp nhàng hơn trong quá trình di chuyển, giảm khả năng căng cơ.

Cách sử dụng:

Xác định vị trí chấn thương cần quấn băng keo. Gỡ băng dính từ từ và quấn xung quanh vết thương theo hình số 8. Cuối cùng, hãy sử dụng kẹp ghim, dây buộc nhỏ để cố định cho chắc chắn.

Kết luận băng dính vải y tế

Bài viết trên đây đã chia sẻ về hai loại băng dính vải y tế phổ biến nhất. Tùy theo tình huống, bạn cân nhắc lựa chọn loại băng dính phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt nhất, đảm bảo vết thương mau lành và hồi phục nhanh chóng. Hy vọng bài viết này, Băng dính Tân Thái Dương mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng bỏ qua những bài viết tiếp theo trên website https://bangdinhtanthaiduong.com/ để biết nhiều hơn về các loại băng dính nhé.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu băng keo vải quấn dây điện dùng để làm gì?