Cách sử dụng máy tính cây

Sử dụng máy vi tính thực chất là sử dụng những chương trình, phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy vi tính để thực hiện một hay nhiều công việc cụ thể nào đó như đánh văn bản, tính toán, xử lý ảnh, in ấn hoặc giải trí như truy cập internet, chơi trò chơi, xem phim, nghe nhạc,...

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy vi tính theo đúng nghĩa của nó, có nghĩa là bạn sẽ biết phải bắt đầu làm gì với cái máy vi tính theo trình tự các bước sau.

Cách mở nguồn các thiết bị vi tính

Mở nguồn máy vi tính (CPU)

Thao tác này cũng giống như khi mở các thiết bị điện, điện tử khác. Bạn hãy nhấn vào nút có ghi chữ Power hoặc On/Off trên thùng máy (Case, CPU) đây là nút lớn nhất thường nằm ở phía trước, chỉ cần nhấn vào và bỏ tay ra liền không nhấn quá mạnh và giữ lâu.

Nút nguồn của máy vi tính

Thông thường khi máy vi tính hoạt động thì đèn báo màu xanh hoặc vàng sẽ sáng.

Mở nguồn màn hình vi tính

Bạn hãy nhấn vào nút Power hoặc On/Off phía trước màn hình (Monitor) nếu màn hình chưa được mở. 

Nút nguồn của màn hình vi tính

Đèn báo nguồn của màn hình lúc đầu thường sẽ có màu vàng và chuyển sang màu xanh khi có tín hiệu từ CPU.

Mở nguồn các thiết bị khác

Mở công tắc cho các thiết bị còn lại nếu muốn sử dụng như loa, Modem, Router (thiết bi truy cập internet ), máy in,,.. nếu không nhìn thấy công tắc phía trước thì có thể nó được bố trí nằm phía sau hoặc bên hông của thiết bị. Thông thường khi thiết bị được mở sẽ có đèn báo sáng.

Bạn cần phải kiểm tra để chắc là máy vi tính và các thiết bị khác đều đã được cắm dây nguồn vào ổ điện. Một số máy vi tính có nhiều thiết bị được cắm chung vào một ổ cắm có công tắc, cần phải mở công tắc này trước và sau khi mở công tắc thì có thể một số thiết bị như màn hình, loa,... sẽ được cấp điện hoạt động.

Khởi động Hệ điều hành

Khác với các thiết bị điện tử, máy vi tính gồm có phần cứng là những thiết bị, bộ phận có thể chạm vào được và phần mềm là chương trình điều khiển các hoạt động của phần cứng, chương trình ứng dụng.... Trong đó có một chương trình đặc biệt giúp quản lý và điều hành mọi hoạt động của máy vi tính là phần mềm hệ thống hay còn gọi là Hệ điều hành. Mỗi máy vi tính bắt buộc phải có ít nhất một Hệ điều hành, Windows, Linus, Mac OS,... là tên gọi của những Hệ điều hành thông dụng.

Sau khi được cấp nguồn, máy vi tính sẽ tự kiểm tra và hiển thị các thông số trên màn hình, nếu không có vấn đề gì thì Hệ điều hành sẽ được khởi động, lúc này đèn màu đỏ sẽ sáng hoặc nhấp nháy để báo hiệu ỗ dĩa cứng đang hoạt động, đèn này chỉ sáng khi nào có sự truy xuất dữ liệu chứa trong ỗ dĩa cứng. Công việc duy nhất cần phải làm lúc này là chờ khoảng một vài phút hoặc lâu hơn tùy theo tốc độ của bộ vi xử lý trong máy vi tính.

Màn hình khởi động của máy vi tính

Cách sử dụng chương trình phần mềm ứng dụng trên máy vi tính

Sau khi hệ điều hành khởi động hoàn tất, màn hình chính (Desktop) của hệ điều hành xuất hiện. Mỗi hệ diều hành sẽ có màn hình Destop khác nhau, tuy nhiên thông thường trên màn hình sẽ có các biểu tượng của chương trình và một biểu tượng hình mũi tên có thể di chuyển được, đó là con trỏ chuột cho biết có thể sử dụng chuột để thao tác. Lúc này đèn đỏ báo hiệu ổ dĩa cứng đang hoạt động sẽ tắt.

Man hình Desktop của Windows

Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng máy vi tính thì hãy dành chút thời gian để làm quen với việc sử dụng bàn phím và chuột của máy vi tính. Xem hướng dẫn Cách sử dụng bàn phím của máy vi tính và Cách sử dụng chuột của máy vi tính

Trước hết bạn cần phải nắm được một số thao tác cơ bản của Hệ điều hành để quản lý các tài nguyên như ổ dĩa, dữ liệu, chương trình,... mỗi hệ điều hành có thể sẽ có cách quản lý khác nhau nhưng hầu hết đều có giao diện đồ họa trực quan nên rất thuận tiện cho người sử dụng.

Tiếp theo là tìm hiểu xem những chương trình phần mềm ứng dụng nào đã được cài đặt, chúng hoạt động như thế nào và mục đích dùng để làm gì. Các hình ảnh nhỏ và dòng chữ bên dưới được hiển thị trên màn hình (Desktop) là các biểu tượng đại diện (Shortcut) cho các chương trình. Khi muốn mở, chạy chương trình nào thì nhấn đúp nút chuột trái vào biểu tượng đó hoặc dùng chuột chọn biểu tượng và nhấn phím Enter trên bàn phím

Cách mở hoặc chạy một chương trình vi tính

Ngoài các biểu tượng nằm trên màn hình Desktop còn có các biểu tượng khác của chương trình nằm trong hệ thống Menu của Hệ điều hành. Mỗi chương trình có thể có nhiều biểu tượng và được đặt trong một thư mục (Folder) có tên của chương trình, khi chỉ con trỏ chuột vào các thư mục nằm trong hệ thống Menu này thì các thư mục con hoặc các biểu tượng sẽ tự động sổ ra, muốn mở chương trình nào chỉ cần nhấn chuột vào chương trình đó.

Chương trình mỗi khi chạy sẽ mất một khoảng thời gian để khởi động, hãy chờ cho đến ghi nào xuất hiện khung cửa sổ giao diện của chương trình (đèn ổ dĩa cứng tắt).

Cách đóng một chương trình vi tính đang chạy

Khi muốn kết thúc, đóng hoặc thoát khỏi chương trình đang chạy thông thường sẽ có 2 cách là nhấn nút trái chuột vào nút có hình dấu X (thường nằm ở góc trên bên phải cửa sổ của chương trình) hoặc truy cập vào trình đơn (Menu) File và chọn Exit, Close hoặc Quit...

Thoát khỏi chương trình vi tính

Cách tắt máy vi tính

Tắt máy vi tính cũng cần phải theo một trình tự để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống. Ngược lại với quá trình khởi động và sử dụng, trước khi tắt máy cần phải thoát (kết thúc) khỏi chương trình đang hoạt động và sau đó kết thúc hoạt động của Hệ điều hành (Shut Down hoặc Turn Off) . Sau khi kết thúc hệ điều hành máy vi tính sẽ tự động tắt nguồn, bạn chỉ cần tắt nguồn điện của màn hình và các thiết bị khác.

Nếu sau khi thoát khỏi hệ điều hành mà máy vi tính không thể tự động tắt nguồn thì có thể do bị lỗi hệ điều hành hoặc thiết bị phần cứng bên trong. Lúc này bạn hãy nhấn và giữ nút nguồn khoảng vài giây thì máy vi tính sẽ tắt.

  • Đối với máy vi tính sử dụng Hệ điều hành Windows 7 hoặc 8, khi muốn tắt máy thì phải truy cập vào Menu Start (nằm ở góc dưới bên trái màn hình) và chọn Shut Down
  • Đối với máy vi tính sử dụng Hệ điều hành Windows 10, khi muốn tắt máy thì phải truy cập vào Menu Start (nằm ở góc dưới bên trái màn hình) sau đó chọn Power và chọn Shut Down

Shut Down windows

  • Việc tắt máy vi tính đột ngột mà không theo trình tự an toàn rất dễ làm hư hỏng các linh kiện bên trong của máy vi tính.
  • Phía trước máy vi tính (CPU) còn có một nút nhấn nhỏ, nút này dùng để khởi động lại (Reset) máy vi tính khi bị lỗi đứng hình, treo máy.

BuaXua.vn

Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của
bạn về bài viết này!

Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.

Học sử dụng máy tính cơ bản bài 1 - Giới thiệu về máy tính

Cách sử dụng máy tính cây

Phần mềm (Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác. Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần mềm không thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được. Các phần mềm phổ biến có thể kể đến là trình duyệt web, trò chơi và bộ xử lý văn bản. Dưới đây, bạn có thể thấy một hình ảnh về Microsoft PowerPoint, một phần được sử dụng để tạo bản trình chiếu.

Cách sử dụng máy tính cây

Mọi tác vụ bạn thực hiện trên máy tính của mình đều sẽ phải dựa trên sự kết hợp giữa cả phần cứng và phần mềm. Ví dụ, ngay bây giờ bạn có thể xem bài viết này trong một trình duyệt web (phần mềm) và sử dụng chuột (phần cứng) của bạn để bấm từ trang này sang trang khác. Khi bạn tìm hiểu về các loại máy tính khác nhau, hãy tự hỏi mình về sự khác biệt trong phần cứng của chúng. Thông qua hướng dẫn này, bạn sẽ thấy rằng các loại máy tính khác nhau cũng thường sử dụng các loại phần mềm khác nhau.

Có những loại máy tính nào?

Khi hầu hết mọi người nghe thấy từ máy tính, họ thường nghĩ về một máy tính cá nhân như máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay. Tuy nhiên, máy tính cũng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, và chúng được sinh ra để thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Khi bạn rút tiền mặt từ máy ATM, quẹt thẻ tại cửa hàng tạp hóa tại cửa hàng hoặc lướt web trên máy tính bảng cũng có nghĩa là bạn đang sử dụng một loại máy tính.

Cách sử dụng máy tính cây

Máy tính để bàn (desktop)

Cách sử dụng máy tính cây

Đa số chúng ta thường sử dụng máy tính để bàn tại nơi làm việc, nhà riêng và trường học. Máy tính để bàn được thiết kế để đặt trên bàn làm việc và chúng thường được cấu thành từ một vài phần khác nhau, bao gồm vỏ máy tính, bo mạch chủ, bộ nguồn, ổ cứng, màn hình, bàn phím và chuột.

Máy tính xách tay (laptop)

Cách sử dụng máy tính cây

Loại máy tính thứ hai mà bạn có thể cũng thấy quen thuộc là máy tính xách tay, thường được gọi tắt là laptop. Máy tính xách tay là các máy tính chạy bằng pin có khả năng di động cao hơn rất nhiều so với máy tính để bàn, cho phép bạn sử dụng chúng hầu như ở bất kỳ đâu, vào bất cứ thời điểm nào.

Máy tính bảng

Cách sử dụng máy tính cây

Máy tính bảng hay còn được gọi tắt là tablet, là các máy tính cầm tay có tính di động thậm chí còn cao hơn cả máy tính xách tay. Thay vì sử dụng bàn phím và chuột làm bộ phận đầu vào, máy tính bảng sử dụng màn hình cảm ứng để đóng vai trò làm thiết bị đầu cuối. iPad là một ví dụ điển hình về máy tính bảng.

Máy chủ

Cách sử dụng máy tính cây

Máy chủ là máy tính có sức mạnh cực lớn, có vai trò cung cấp thông tin hoặc quản lý các máy tính khác trên một hệ thống mạng. Ví dụ, bất cứ khi nào bạn sử dụng Internet, trang web mà bạn đang đọc chính là một thông tin được lưu trữ trên một máy chủ. Nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng các máy chủ cục bộ để lưu trữ và chia sẻ các file tài liệu trong hệ thống mạng nội bộ của họ.

Các loại máy tính khác

Nhiều thiết bị điện tử ngày nay tuy được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng về cơ bản chúng vẫn là các máy tính chuyên dụng, mặc dù chúng ta thường không nghĩ về chúng theo cách đó. Dưới đây là một vài ví dụ phổ biến.

Điện thoại thông minh (smartphone): Nhiều điện thoại di động ngày nay có thể thực hiện rất nhiều tác vụ mà một máy tính truyền thống có thể thực hiện, chẳng hạn như duyệt Internet và chơi trò chơi. Chúng thường được gọi là những chiếc điện thoại thông minh.

Cách sử dụng máy tính cây

Thiết bị đeo thông minh: Công nghệ đeo (wearable technology) được coi là thuật ngữ chung cho một nhóm thiết bị đeo thông minh, bao gồm các thiết bị theo dõi tập thể dục và đồng hồ thông minh. Chúng được thiết kế để có thể đeo được suốt cả ngày. Các thiết bị này thường được gọi ngắn gọn là wearables.

Cách sử dụng máy tính cây

Bảng điều khiển trò chơi (game console): Máy chơi game là loại máy tính chuyên dùng để chơi các trò chơi điện tử trên TV của bạn. Xbox 360 hay Playstation 4 là những ví dụ về các thiết bị game console.

Cách sử dụng máy tính cây

TV: Nhiều chiếc smart TV hiện nay có khả năng lưu trữ và mở các ứng dụng, cho phép bạn truy cập vào nhiều loại nội dung trực tuyến khác nhau. Ví dụ: bạn có thể xem một video trên Internet trực tiếp với TV của mình.

Cách sử dụng máy tính cây

PC và Mac

Máy tính cá nhân có hai kiểu chính đó là PC và Mac. Cả hai đều có đầy đủ các chức năng từ cơ bản đến nâng cao, nhưng chúng có giao diện khác nhau và nhiều người thích cái này hay cái kia.

PC

Cách sử dụng máy tính cây

Ông tổ của loại máy tính này chính là những cỗ máy của IBM được giới thiệu lần đầu vào năm 1981. Các công ty khác bắt đầu tạo ra các máy tính tương tự, được gọi là IBM PC Compatible (thường được rút ngắn xuống PC). Ngày nay, đây là loại máy tính cá nhân phổ biến nhất và thường bao gồm hệ điều hành Microsoft Windows.

Mac

Cách sử dụng máy tính cây

Máy tính Mac (Macintosh) được ra mắt lần đầu vào năm 1984, và nó là máy tính cá nhân được bán rộng rãi đầu tiên với giao diện người dùng đồ họa, hay còn gọi là GUI (phát âm là gooey). Tất cả các máy Mac đều được sản xuất bởi một công ty (Apple), và chúng hầu như luôn sử dụng hệ điều hành Mac OS X.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS5 - Phần 1: Toolbox
  • Tìm hiểu về mạng cục bộ - LAN (Phần I)
  • Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 1 - Các thiết bị phần cứng mạng

Thứ Tư, 31/10/2018 07:40

4,143 👨 74.740

0 Bình luận

Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất

Cách sử dụng máy tính cây
Cách vô hiệu hóa tính năng tự động tắt ứng dụng nền để tiết kiệm pin trên Android
  • Cách sử dụng máy tính cây
    Cách sử dụng chế độ “Lockdown” trên Android
  • Cách sử dụng máy tính cây
    Cách dùng Search by Image tìm ảnh trên nhiều dịch vụ
  • Cách sử dụng máy tính cây
    Top ứng dụng Android đang miễn phí và giảm giá 31/05/2022
  • Cách sử dụng máy tính cây
    Top 6 trang web luyện thi online, luyện thi THPT Quốc Gia
  • Cách sử dụng máy tính cây
    VioEdu
  • Kiến thức sử dụng

    • Cách sử dụng máy tính cây
      Những lưu ý khi mua ổ cứng máy tính
    • Cách sử dụng máy tính cây
      7 cách sáng tạo để tái sử dụng hoặc tái chế loa cũ
    • Cách sử dụng máy tính cây
      Học sử dụng máy tính bài 9 - Thiết lập máy tính
    • Cách sử dụng máy tính cây
      'Vọc' laptop để chơi game tối ưu
    • Cách sử dụng máy tính cây
      Tăng tốc card đồ họa cho laptop cũ
    • Cách sử dụng máy tính cây
      Chống mất cắp cho máy tính với Laptop Alarm
    • Cách sử dụng máy tính cây
      Laptop có tự cháy?
    • Cách sử dụng máy tính cây
      Cách gập laptop mà không tắt máy, vẫn nghe nhạc được
    • Cách sử dụng máy tính cây
      Những điều cần biết khi nâng cấp ổ cứng lên SSD cho laptop
    Xem thêm

    Cách sử dụng máy tính cây
    Phần cứng Laptop