Cách tẩy tế bào chết môi bằng đường

Cập nhật gần nhất 01:56, 06/06/2022

Tẩy tế bào chết môi tại nhà thường xuyên nhưng lại rất cần thiết để giúp bờ môi hồng hào hơn, bớt thâm xỉn và loại bỏ khô nẻ.

Nếu bạn chưa tìm được một sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi ưng ý thì tại sao không thử tự làm nhỉ! Công thức tẩy tế bào chết cho da môi thường kết hợp 2 - 3 thành phần khác nhau nhưng sẽ chỉ bao gồm 2 nhóm chính đó là nguyên liệu scrub để tẩy da chết và nguyên liệu làm mềm để dưỡng da môi.

Dưới đây là 9 công thức tẩy tế bào chết cho môi tại nhà với những nguyên liệu đơn giản trong nhà bếp, bạn sẽ chẳng cần tốn công tìm kiếm đâu xa.

1/ Cách tẩy da chết bằng mật ong và cà phê

Cách tẩy da chết môi tại nhà bằng mật ong

Nguyên liệu:

  • 1 thìa nhỏ bã cà phê
  • 1 thìa nhỏ mật ong nguyên chất

Hướng dẫn:

  • Trộn đều bã cà phê và mật ong trong một chiếc bát nhỏ.
  • Sau đó, dùng tay chà hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong thời gian 1 phút.
  • Giữ nguyên như vậy khoảng 5 phút rồi rửa sạch môi, bạn có thể làm với tỷ lệ nhiều hơn để tẩy da chết cho mặt.

2/ Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng đường nâu mật ong, dầu ô liu

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng đường
  • 1 muỗng cà phê mật ong
  • 1 muỗng cà phê dầu ô liu

Hướng dẫn:

  • Trộn tất cả các thành phần với nhau trong một bát nhỏ.
  • Dùng tay để chà hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng từ 1 -2 phút.
  • Rửa sạch nước ấm, bạn sẽ có ngay một đôi môi căng mọng và đầy tươi tắn sau đó.

3/ Cách tẩy tế bào chết bằng bột baking soda

Cách tẩy da chết môi tại nhà bằng baking soda

Nguyên liệu:

  • 1 thìa cà phê baking soda
  • 1 thìa nước lọc

Hướng dẫn:

  • Trộn baking soda với nước để tạo thành một hỗn hợp bột nhão, nếu hỗn hợp vẫn quá khô thì cho thêm chút nước.
  • Sau đó, cho hỗn hợp lên mặt chải đánh răng (nên sử dụng loại dành cho trẻ em để không làm cho môi bị kích ứng) và chà nhẹ nhàng trên môi để lấy đi lớp da chết bong tróc, giúp da môi mềm mịn, tươi sáng hơn.

4/ Cách tẩy tế bào chết bằng bột yến mạch

Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà bằng bột yến mạch và sữa tươi

Nguyên liệu:

  • 1 thìa bột yến mạch
  • 1 thìa sữa tươi không đường

Hướng dẫn:

  • Trộn đều bột yến mạch với 1 thìa sữa tươi không đường trong bát nhỏ
  • Chà hỗn hợp lên môi theo chuyển động tròn trong 1-2 phút.
  • Sau đó, rửa sạch môi bằng nước ấm và sau đó là nước lạnh.

5/ Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà với vỏ cam

Nguyên liệu:

  • 1 thìa cà phê bột vỏ cam khô
  • 1 thìa cà phê đường nâu
  • 10 giọt dầu hạnh nhân

Hướng dẫn:

  • Vỏ cam phơi khô và nghiền nhỏ để tạo thành bột mịn
  • Khuấy đều bột vỏ cam, đường nâu và dầu hạnh nhân thành hỗn hợp nhão
  • Dùng tay cho hỗn hợp lên môi và chà nhẹ nhàng khoảng 30s
  • Làm sạch môi bằng khăn ướt hoặc rửa bằng nước ấm.

🍃 Đây là công thức tuyệt vời cho những ai có đôi môi sẫm màu. Dầu hạnh nhân giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho đôi môi khô, nứt nẻ trong khi đường là chất tẩy tế bào chết tự nhiên cho đôi môi khỏe mạnh

6/ Cách tẩy tế bào chết cho môi với dầu dừa, mật ong và đường

Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà bằng dầu dừa

Thành phần:

  • 1 muỗng dầu dừa
  • 1 muỗng đường
  • 1 muỗng nhỏ mật ong

Nguyên liệu:

  • Trộn các thành phần trong một bát nhỏ cho đến khi chúng thành hỗn hợp nhão mịn
  • Thoa đều hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng trong 5 phút.
  • Rửa lại bằng nước ấm.

🍃 Hỗn hợp tẩy tế bào chết này có tính dưỡng ẩm cao và rất phù hợp với mùa đông. Bạn có thể làm với tỷ lệ nhiều hơn và bảo quản trong lọ thủy tinh có đóng nắp kín để sử dụng dần cho môi và da mặt.

7/ Cách tẩy tế bào chết cho môi với nước chanh

Cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà bằng nước chanh

Thành phần:

  • 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh
  • 1/2 thìa cà phê dầu dừa
  • 1/2 thìa cà phê mật ong
  • 1 thìa đường nâu

Hướng dẫn:

  • Khuấy trộn đều các nguyên liệu trong bát nhỏ để tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Dùng tay chà hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng từ 1 -2 phút
  • Sau 5 phút thì rửa sạch với nước ấm.

8/ Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng dâu tây

Nguyên liệu:

  • 1 thìa dâu tây nghiền nhỏ
  • 1 muỗng đường
  • 1 muỗng cà phê dầu ô liu nguyên chất

Hướng dẫn:

  • Nghiền nhỏ 1/2 trái dâu tây, trộn đều với đường và dầu oliu
  • Áp dụng hỗn hợp này lên môi của bạn, massage nhẹ nhàng và giữ nguyên khoảng 5 phút để dưỡng ẩm môi.
  • Rửa sạch môi với nước ấm

9/ Cách tẩy tế bào chết cho môi bằng toner

Toner là nước tẩy trang. Loại dung dịch này không chỉ lấy đi lớp tế bào chết trên bề mặt da mà còn làm sạch dầu nhờn dư thừa và bụi bẩn giúp cho lỗ chân lông thông thoáng và se khít hơn.

Vì vậy, bạn có thể tận dụng một vài giọt toner để thoa lên môi sau đó để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau. Để tăng hiệu quả, các nàng có thể trộn thêm một chút glycerin vào với toner nhé.

Lưu ý:

Sau khi tẩy da chết cho môi, nên thoa son dưỡng ẩm ngay để ngăn không cho lớp dầu tự nhiên của môi bị khô lại. Mặc dù tẩy tế bào chết cho da môi rất tốt và cần thiết nhưng đừng làm quá nhiều nhé, bạn chỉ nên áp dụng 1 -2 lần mỗi tuần là đủ.

Lạm dụng có thể khiến môi bị khô và nhạy cảm hơn đấy. Trên đây là tổng hợp 9 công thức tẩy tế bào chết cho môi. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng cho mình công thức phù hợp nhất nhé.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn 9 công thức tẩy da chết body bằng muối tắm

LIPS SCRUB ĐƯỜNG NÂU VÀ SON GẠO - BỘ ĐÔI CHĂM SÓC MÔI HOÀN HẢO

Nhắc đến Cỏ Mềm là nhắc đến những gì "Lành và Thật". Vì thế nếu nàng nào đã từng xài thử mỹ phẩm thiên nhiên của Cỏ Mềm chắc chắn sẽ nghiện mất thôi. Về chuyện chăm sóc môi, Cỏ Mềm dành cho bạn bộ đôi sản phẩm Lips Scrubs đường nâu để tẩy tế bào chết trên môi và Son gạo dưỡng môi mềm mượt.

Combo dưỡng môi tẩy tế bào chết Lips Scrubs đường nâu Cỏ Mềm

💋 SON GẠO với các thành phần an toàn từ thiên nhiên, son không màu, mềm và ẩm, đặc biệt phù hợp dưỡng môi ban đêm. Son phù hợp sử dụng được cho mẹ bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

💋 Lip Scrub Đường Nâu thành phần thiên nhiên an toàn. Những hạt đường mía Biên Hoà không tẩy trắng và Cà phê Tây Nguyên rây mịn giúp nhẹ nhàng lấy đi lớp da chết trên môi.

  • Ngay sau khi loại bỏ lớp tế bào sừng này, Dầu cám gạo, Dầu gấc, Bơ hạt mỡ với vitamin A, Vitamin nhóm B, acid béo và chất ngừa oxy hoá kèm theo sẽ giúp môi không khô rát, phát huy vai trò nuôi dưỡng da môi hiệu quả.
  • Lip Srcub Đường Nâu không chứa hạt vi nhựa và gây hại môi trường như các sản phẩm tẩy da chết thông thường.

Cách dùng rất đơn giản và thân thiện:

  • Làm ướt môi bằng nước ấm, lấy một lượng bằng “hạt đỗ” Đường Nâu thoa lên môi ướt,
  • Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng theo từng vòng tròn nhỏ khoảng 1-2 phút
  • Tập trung những vùng sần sùi bong nẻ, rửa sạch lại bằng nước, thấm khô rồi bôi son dưỡng Gạo.

Bộ đôi SON GẠO và Lip Scrub Đường Nâu đã được hàng trăm nghìn chị em tin dùng giúp các nàng chăm sóc đôi môi mềm mịn căng mọng và hồng hào. Đây chính là phương pháp tẩy tế bào chết môi tại nhà có hiệu quả cao và được nhiều chị em tin tưởng sử dụng nhất.

Vì sao phải tẩy tế bào chết cho môi? Tẩy tế bào chết có khắc phục được tình trạng môi thâm? Cách tẩy tế bào chết cho môi hiệu quả và an toàn? Top sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi?

Vì sao cần tẩy tế bào chết cho môi?

Da môi tuy mỏng nhưng cũng có cơ chế hoạt động như các vùng da khác: các tế bào da, sau một thời gian phụng sự chủ nhân, sẽ chết đi và được thay thế bằng lớp da mới. Bên cạnh đó, trong quá trình thoa son, da môi sẽ bị “nhuộm” bởi các phân tử màu, dù rằng bạn đã tẩy trang môi đều đặn. Việc tích tụ nhiều tế bào chết trên môi cộng với màu son bám lâu ngày sẽ khiến da môi dày, thô ráp, sậm màu. Do đó, tẩy tế bào chết cho môi là phương pháp hiệu quả giúp bạn có làn môi căng bóng mềm mại, hồng hào, chống thâm môi và khi thoa son sẽ tạo vẻ đẹp hoàn hảo.

Sau khi tẩy tế bào chết, da môi sẽ tươi hồng mềm mọng (ảnh: Internet)

Tuy nhiên, vì da môi rất mỏng, dễ bị tổn thương nên khi tẩy tế bào chết cho môi cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định:

  • Không tẩy da chết quá thường xuyên. Tốt nhất nên tẩy 1 lần/tuần
  • Không tẩy da chết khi môi đang trong tình trạng quá khô nứt, rỉ máu
  • Không được chà xát môi quá mạnh bằng các dụng cụ nhám để tránh tổn thương các mạch máu dưới môi
  • Cần dưỡng môi ngay sau khi tẩy da chết

Review top 3 sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy Tế Bào Chết Cho Môi Innisfree Lip Peeling Booster (15ml)

Nhận ưu đãi tại Shopee

Xem giá tại Lazada

Innisfree là thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc đã trở thành lựa chọn quen thuộc của các tín đồ làm đẹp. Bên cạnh các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng thì tẩy tế bào chết môi innisfree cũng được list vào hàng “must-have”.

Cảm nhận:

  • Tuýp bé, tiện dụng, đầu tuýp nhỏ dễ dàng lấy sản phẩm
  • Hạt tẩy tế bào chết nhỏ li ti nên không gây cảm giác quá ráp khi cọ sát với da môi.
  • Chứa thành phần tự nhiên từ dầu hạt trà xanh, dầu hạt macadamia, dầu hạt hướng dương nên sau khi dùng một thời gian thấy môi mềm mịn, khi thoa son, kể cả các loại son lì cũng không lộ vân môi.

Tẩy Tế Bào Chết Cho Môi The Face Shop Lip Scrub

Nhận ưu đãi tại Shopee

Xem giá tại Lazada

Bên cạnh những sản phẩm tẩy tế bào chết môi nổi tiếng như beauty treats lip scrub, elf,… còn có những hãng nổi tiếng khác từ Hàn như The Face Shop. Một số đánh giá về dòng tẩy tế bào chết cho môi từ hãng này.

Cảm nhận:

  • Sản phẩm hơi sệt, màu vàng nhạt, có mùi rất ngọt cảm giác như đang dùng đường nâu trộn mật ong tự làm tại nhà.
  • Sau khi sử dụng không cảm thấy khô căng ở môi mà ngược lại khá ẩm và mềm.
  • Hạt tẩy da chết khá to nên có cảm giác hơi đau rát khi chà xát lên da môi. Tuy nhiên hạt sẽ tự tan ra mà không chảy ra môi trường.

Tẩy tế bào chết môi Unpa Bubi Bubi Lip

Nhận ưu đãi tại Shopee

Xem giá tại Lazada

Dòng sản phẩm tẩy tế bào chết môi tốt nhất hiện nay không thể không nhắc đến best-seller từ hãng Hàn Quốc Unpa Bubi Bubi Lip. Thiết kế chai màu hồng rất nữ tính, sản phẩm đem đến sự mới mẻ khác biệt so với loại tẩy da chết dạng hạt truyền thống.

Cảm nhận

  • Khá lạ lẫm khi lần đầu tiên dùng dạng sủi bọt thay vì dạng hạt như thông thường.
  • Rất tiện lợi, chỉ cần thoa lên môi, đợi sủi bọt 5 phút, lau lại bằng nước ấm là xong.
  • Một số người sẽ có cảm giác châm chích trong quá trình sản phẩm sủi bọt trên môi. Tuy nhiên hiệu quả tẩy da chết cho môi thì khá rõ rệt.

8 cách tẩy da chết cho môi từ gian bếp

Cách 1: Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu oliu, đường

Nhiều người truyền tai nhau rằng tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa/dầu oliu sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Đúng như thế, nếu biết cách tạo nên hỗn hợp dầu oliu và đường nâu, bạn sẽ có được hỗn hợp tẩy tế bào chết cho môi từ thiên nhiên, an toàn và không gây kích ứng da.

Cách làm: trộn một lượng đường & dầu oliu trong bát nhỏ theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp hơi sệt. Thoa hỗn hợp này lên môi và chà nhẹ nhàng bằng khăn mềm, sạch theo chuyển động tròn. Sau đó rửa sạch môi bằng nước ấm để tẩy trôi đi phần da chết. Nhẹ nhàng lau khô môi và dưỡng ẩm bằng son dưỡng.

Lưu ý: Bạn càng chà lâu và mạnh sẽ tăng hiệu quả tẩy tế bào chết nhưng đừng thực hiện qúa 1 phút sẽ khiến da môi có nguy cơ bị tổn thương.

Cách 2: Tẩy tế bào chết cho môi bằng baking soda

Cách làm: Trộn baking soda với nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên môi và dùng khăn lau sạch hoặc dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để chà nhẹ theo chuyển động tròn. Rửa sạch môi với nước ấm, lau khô và dưỡng ẩm bằng vaseline hoặc son dưỡng

Lưu ý: Baking soda và nước không có tính chất dưỡng ẩm, vì vậy nhớ thoa son dưỡng ẩm sau khi thực hiện tẩy tế bào chết nhé.

Các nguyên liệu từ nhà bếp có thể dùng để tẩy da chết cho môi hiệu quả 

Cách 3: Hỗn hợp tẩy tế bào chết cho môi từ mật ong

 Cách làm: Trộn mật ong và đường theo tỉ lệ 1:2 trong chiếc bát nhỏ. Sau đó thoa hỗn hợp lên môi theo chuyển động tròn. Bạn có thể dùng tay (sau khi đã rửa sạch) để tẩy tế bào chết cho môi theo chuyển động tròn. Sau đó dùng khăn hoặc bàn chải sạch để lau sạch. Cẩn thận lau khô môi và thoa kem dưỡng ẩm, tránh để mật ong còn sót trên môi.

Cách 4: Tẩy tế bào chết cho môi bằng bàn chải đánh răng.

Đặt một ít Vaseline lên bàn chải đánh răng cũ nhưng còn sạch. Sau đó thoa nhẹ nhàng lên môi theo chuyển động tròn.

Lưu ý: Không sử dụng bàn chải này để chải răng. Giữ nó ở nơi khô ráo, sạch sẽ chỉ để chuyên dùng tẩy da chết cho môi. Nếu bạn có đôi môi nhạy cảm, hãy thử dùng bàn chải đảnh ăng cho trẻ. Nếu không muốn dùng bàn chải đánh răng, có thể dùng khăn lau.

Cách 5: Tẩy tế bào chết cho môi bằng nước chanh

Trộn một muỗng nước cốt chanh với một muỗng dầu thầu dầu hoặc glycerin. Thoa hỗn hợp này lên môi và để yên trong ít nhất một giờ. Sau đó lấy khăn sạch, tẩm chút nước ấm và lau đi phần tế bào chết bong ra trên môi. Phương pháp này cực kì hiệu quả đối với những nàng đang bị môi khô và nứt nẻ.

Cách 6: Tẩy tế bào chết cho môi bằng bột yến mạch

Nhờ kết cấu dạng hạt nên bột yến mạch có khả năng tẩy tế bào chết cực tốt. Chỉ cần trộn một muỗng bột yến mạch với ba muỗng nước ấm/sữa tươi và thoa hỗn hợp này lên môi rồi chà nhẹ theo chuyển động tròn. Thực hiện như vậy trong khoảng từ 1-2 phút rồi rửa sạch môi bằng nước ấm. Cuối cùng dưỡng ẩm môi với vaseline.

Beauty Review chọn: Top son trị thâm môi, làm hồng môi
Son dưỡng môi Dior Addict Lip Glow có màu nhẹ, chất dưỡng tinh tế, đủ mềm nhưng không quá bóng. Son vừa tẩy da chết vừa chống nắng. Dùng thường xuyên môi hồng lên thấy rõ.

Nhận ưu đãi tại Shopee


Xem giá tại Lazada
son dưỡng môi DHC rất nổi tiếng nhờ dưỡng làm môi mềm mịn, không quá bóng, loại có màu nhẹ giúp môi trông hồng tự nhiên. Ai cũng nên có để dưỡng chống thâm môi.

Nhận ưu đãi tại Shopee


Xem giá tại Lazada
Son dưỡng môi Kiehl's Pear Lip Balm #1 là son dưỡng có tiếng chứa nhiều chất thiên nhiên như lô hội, vitamin E làm mềm môi, chống thâm môi. Dùng loại có màu sẽ hồng môi tự nhiên.

Nhận ưu đãi tại Shopee


Xem giá tại Lazada

Cách 7: Tẩy tế bào chết cho môi bằng cánh hoa hồng

Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng cánh hoa hồng lãng mạn còn có khả năng giữ ẩm và tẩy tế bào chết cho môi rất hiệu quả. Cách làm vô cùng đơn giản: chỉ cần ngâm cánh hoa hồng sạch trong sữa tươi khoảng 3 tiếng, sau đó nghiền nát chúng bằng cối/muỗng. Thoa hỗn hợp cánh hoa hồng đã nghiền nát lên môi. Bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm từ loài hoa này. Rất thích hợp với nàng có da nhạy cảm.

Cách 8: Mua các sản phẩm tẩy tế bào môi chuyên dụng

Nếu “lười” và không có nhiều thời gian, việc ra cửa hàng gần nhất và chọn mua các sản phẩm tẩy tế bào chết môi chuyên dụng sẽ tiện lợi hơn cả. Hãy tìm kiếm các sản phẩm có thành phần tự nhiên như nha đam, bơ, tránh axit salicylic vì nó có tác động cực mạnh.

Roan/Beauty Review

Video liên quan

Chủ đề