Cách tính chỉ số sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (tiếng Anh: Index of Industrial Production, viết tắt: IIP) là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm.

Hình minh họa. Nguồn: The Financial Express

Khái niệm

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tiếng Anh là Index of Industrial Production, viết tắt là IIP. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm. IIP là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp gốc.

Chỉ số được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất chủ yếu với quyền số là giá trị tăng thêm. Toàn bộ các doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra được chọn theo ba cấp:

- Cấp 1: chọn ngành công nghiệp cấp 4

- Cấp 2: chọn sản phẩm

- Cấp 3: chọn cơ sở sản xuất ra sản phẩm 

Với phương pháp tính chỉ số IIP, ta có thể đánh giá được tốc độ tăng trưởng của một sản phẩm, một ngành công nghiệp cụ thể (ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1) và toàn bộ ngành công nghiệp thời kì báo cáo với thời kì được chọn làm gốc so sánh một cách chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu điều hành nhanh, linh hoạt của các cấp quản lí. 

Ví dụ: Thời kì gốc so sánh của chỉ số sản xuất có thể là mức bình quân tháng của năm gốc 2015, tháng trước liền kề và tháng cùng kì năm trước. 

Qui trình tính toán

Trình tự các bước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cho khu vực doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm

Trong đó:

iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể thứ n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng…);

qn1: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời báo cáo;

qno: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời gốc.

Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số của từng sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác.

Bước 2: Tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 4 theo phương pháp bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất từng sản phẩm đại diện cho ngành đó. 

Trong đó:

IqN4:  Chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N;

iqn :  Chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n;

Wqn:  Quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n;

q :    Ký hiệu cho khối lượng sản xuất;

N4:  Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,…j); (j: Số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng)

n:  Ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3…k); (k: Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4).

Khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 4 cần lưu ý:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số sản phẩm so với kì gốc.

- Nếu tính chỉ số ngành công nghiệp cấp 4 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 4 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 4 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc.

Bước 3: Tính chỉ số sản xuất cho ngành công nghiệp cấp 2 theo phương pháp bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất theo các ngành công nghiệp cấp 4 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc của các ngành công nghiệp cấp 4 được chọn trong ngành công nghiệp cấp 2 của khu vực doanh nghiệp:

Trong đó:                                                        

I­qN2:   Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;

IqN4:  Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2;

WqN4 : Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.

Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỉ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.

Một số điểm cần lưu ý khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 2:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số ngành công nghiệp cấp 4 so với kì gốc;

- Nếu tính chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 2 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 2 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 2 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc. 

Bước 4: Tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 1 theo công thức bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất các ngành công nghiệp cấp 2 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc 2015 của các ngành công nghiệp cấp 2 tương ứng trong tổng ngành công nghiệp cấp 1 của khu vực doanh nghiệp:

Trong đó:                                                        

IqN1    : Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1;

IqN2  : Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2;

WqN2: Quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.

Trong ngành công nghiệp cấp 1 gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1.

Một số điểm cần lưu ý khi tính chỉ số sản xuất cho từng ngành công nghiệp cấp 2:

- Nếu tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 so với kì gốc thì sử dụng chỉ số ngành công nghiệp cấp 2 so với kì gốc;

- Nếu tính chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 1 so với cùng kì thì sử dụng chỉ số ngành cấp 1 của kì báo cáo so với kì gốc chia cho chỉ số ngành cấp 1 của cùng kì với kì báo cáo so với kì gốc.

Bước 5: Tính chỉ số sản xuất cho toàn ngành công nghiệp theo công thức bình quân cộng gia quyền của các chỉ số sản xuất ngành công nghiệp cấp 1 với quyền số là giá trị tăng thêm tính theo giá hiện hành cố định ở năm gốc của các ngành công nghiệp cấp 1 tương ứng trong toàn ngành công nghiệp của khu vực doanh nghiệp: 

Trong đó:                                                        

IQ ­­:   Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp;

IqN1: Chỉ số sản xuất của từng ngành công nghiệp cấp 1;

WqN1 : Quyền số của từng ngành công nghiệp cấp 1.

(Theo Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

T.D

Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất đòi hỏi phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Mặt khác khi nền kinh tế trì trệ, sản xuất sẽ giảm đi để phản ảnh nhu cầu giảm xuống. Vì vậy chỉ số có thể cung cấp một chỉ tiêu tốt để xem xét GDP vì chỉ số được tính toán hàng tháng.

 Định nghĩa: Chỉ số sản xuất Công nghiệp (IIP) là “chỉ tiêu nhanh” của các hoạt động công nghiệp, mà từ đó, chúng ta có thể xem xét tổng quan về hoạt động công nghiệp. IIP không bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá và vì vậy chúng ta có thể xem xét hoạt động công nghiệp thuần túy thông qua IIP. Chỉ số có thể coi như “một sản phẩm”phản ánh tất cả các sản phẩm được tính trong chỉ số.

Khối lượng sản xuất:  Nhiều sản phẩm

            Chỉ số sản xuất : Một sản phẩm

+ Phương pháp tính toán :

          Chỉ số SP = (Khối lượng SX tháng báo cáo /Khối lượng SX kỳ gốc) x 100

Ví dụ :

Khối lượng SX kỳ gốc: Tôm đông  là 20 ngàn tấn ,GTTT là 600 tỷ đồng

                                 Mực đông  là 20 ngàn tấn, GTTT là  300 tỷ đồng

                                 Cá đông    là  15 ngàn tấn, GTTT là  200 tỷ đồng

Khối lượng SX kỳ B/c: Tôm đông là 24 ngàn tấn

                                 Mực đông là 30 ngàn tấn

                                 Cá đông là 30 ngàn tấn

Ta có : Chỉ số của SP tôm đông  = 24 ngàn/20 ngàn tấn x 100  = 120

           Chỉ số của SP mực đông = 30 ngàn/20 ngàn tấn x 100  = 150

           Chỉ số của SP cá đông    = 30 ngàn/15 ngàn tấn x 100  =  200

Chỉ số TS đông = [600/(600+300+200) x 120] + [300/(600+300+200) x 150] + [200/(600+300+200) x 200]

                          = 65,45   +   40,91   +   36,36   =   142,72

            + Ý tưởng về tính toán chỉ số :

            Chỉ số là sự kết hợp khối lượng của các sản phẩm mà ở đó, mỗi sản phẩm được gia quyền để đại diện cho toàn bộ hoạt động công nghiệp.

   Chuỗi sx cho từng SP ---> Áp dụng quyền số trong kỳ gốc ---> Tổng hợp các SP bằng các quyền số ----> Chỉ số

 + Ý nghĩa :

- Một trong những thế mạnh của chỉ số khối lượng là giúp chúng ta có thể kiểm tra nguyên nhân của sự tăng giảm chỉ số.

- Chỉ số công nghiệp có thể cung cấp thông tin chi tiết về “So sánh thời gian”

* Trong tháng gần đây nhất, sản xuất có tăng không ?

* Thời gian để sản xuất đạt từ đỉnh tăng trưởng này đến đỉnh tăng trưởng tiếp theo là bao lâu ?

* Tháng/năm nào có sản xuất lớn nhất ?

- Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất đòi hỏi phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Mặt khác khi nền kinh tế trì trệ, sản xuất sẽ giảm đi để phản ảnh nhu cầu giảm xuống. Vì vậy chỉ số có thể cung cấp một chỉ tiêu tốt để xem xét GDP vì chỉ số được tính toán hàng tháng.

- Chỉ số là bình quân gia quyền các chỉ số của từng ngành. Vì vậy, chúng ta có thể tính toán tốc độ đóng góp để biết ngành nào có đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng chung của toàn bộ các ngành.

+ Những tồn tại của chỉ số cũ :

- Áp dụng bảng giá cố định 1994: Trong phiếu điều tra, mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở phải tham khảo bảng giá cố địnhnăm 1994 để tính toán giá trị sản xuất theo giá cố định. Vấn đề tồn tại là bảng giá cố định có thể không có những sản phẩm mới vì bảng giá không được cập nhật thường xuyên. Đặc biệt, nó không phản anh những cải tiến trong sản phẩm, nhất là trong quá trình khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay.

- Thiếu nhất quán trong sử dụng giá cố định : Giá trị sản xuất theo giá cố định do mỗi doanh nghiệp, cơ sở tính toán. Khi sản phẩm không có trong bảng giá, mỗi doanh nghiệp, cơ sở tính toán giá cố định bằng cách lấy bình quân gia quyền của các sản phẩm tương tự. Đây là một quy trình vô cùng phức tạp trong việc lựa chọn sản phẩm tương tự, tính toán cho sản phẩm tương tự và tính giá cho sản phẩm mới không có trong bảng giá. Điều này có thể mang tới rủi ro là tính sai giá cố định. Đồng thời, giá cố định cũng không nhất quán do việc lựa chọn sản phẩm là do từng doanh nghiệp, cơ sở tiến hành.

- Chuẩn mực quốc tế: Phương pháp tính toán chỉ số hiện nay của chúng ta khác biệt với phương pháp tính chỉ số mà các nước trên thế giới đang áp dụng. Hầu hết các nước tính chỉ số iip. Vì phương pháp tính khác biệt với các nước khác, một rủi ro dễ xảy ra là việc sử dụng sai chỉ số khi tiến hành so sánh quốc tế.

Số lần đọc: 13321
Cục Thống kê Kiên Giang

Page 2

Điều tra 53 Dân tộc năm 2019

Video liên quan

Chủ đề