Cách tính thì giá cổ phiếu

Cổ phiếu là khái niệm cơ bản “nằm lòng” đối với bất kỳ nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán nào. Nhưng, liệu có phải tất cả NĐT đã hiểu tường tận về cách định giá cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu hay không? Tại sao lại phải định giá cổ phiếu? SSI sẽ có những khuyến nghị đầy đủ dành cho NĐT dưới đây.

Cách tính thì giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu là gì?


Pháp luật Việt Nam hiện hành định nghĩa cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. 


Theo đó, giá cổ phiếu được hiểu số tiền bạn phải trả để sở hữu một cổ phiếu. Mức giá này không cố định mà sẽ dao động phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường giữa người bán và người mua.

Tại sao lại phải định giá cổ phiếu?


Với các doanh nghiệp, định giá cổ phiếu là một trong những bước quan trọng của công ty cổ phần khi muốn chào bán cổ phiếu, huy động vốn và tăng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường. 


Với các NĐT, định giá cổ phiếu giúp người đầu tư biết được loại cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi lớn nhất. Một cách dễ hiểu đó là đánh giá xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền. Sau đó, ta sẽ tiến hành mua vào cổ phiếu nếu giá cổ phiếu thấp hơn so với giá trị ta định giá. Hoặc bán ra cổ phiếu (nếu như NĐT sở hữu cổ phiếu đó) nếu giá cổ phiếu hiện đã cao hơn so với định giá để thu lại lợi nhuận.

Cách định giá cổ phiếu


Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng cổ phiếu và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan. Có rất nhiều cách định giá cổ phiếu. Dưới đây, SSI khuyến nghị NĐT 03 cách định giá phổ biến nhất. 


Tuy nhiên, NĐT cũng cần lưu ý rằng, không có công thức hay phương pháp định giá nào chính xác tuyệt đối để thẩm định giá cho tất cả các cổ phiếu. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi chu kỳ kinh doanh, mỗi điều kiện vĩ mô, định hướng tương lai, nội lực doanh nghiệp, năng lực nhà đầu tư lại cho một giá trị khác nhau. Lúc này, tham khảo các chuyên gia chứng khoán sẽ là điều nên làm. Tại SSI, các môi giới chứng khoán luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho NĐT. Còn nếu muốn tự tính toán và đánh giá các chỉ số, NĐT có thể tham khảo các báo cáo có sẵn ở mục “Công cụ phân tích” trên Bảng giá SSI iBoard với các dữ liệu được cập nhật liên tục TẠI ĐÂY

1. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E


Cổ phiếu được định giá theo phương pháp P/E hay chính là dựa vào chỉ số P/E. Theo đó, Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) so với thu nhập của một cổ phần (EPS). Hay nói cách khác để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền. Như vậy, chỉ số P/E cao tức là cổ phiếu đang được định giá cao và ngược lại.

2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B 


Đúng như tên gọi, phương pháp định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào chỉ số P/B. Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price) với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). Tương tự như chỉ số P/E, chỉ số P/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp và ngược lại.

3. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S


Phương pháp cuối cùng, định giá cổ phiếu theo chỉ số P/S, là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần (Price/Sales per Share). Và cũng giống như 2 chỉ số đề cập bên trên, chỉ số P/S và cổ phiếu được định giá sẽ tỉ lệ thuận với nhau.


Ngoài ra còn có một số phương pháp định giá phổ biến khác như: Định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số đánh giá doanh nghiệp ROA, ROE; Định giá cổ phiếu theo phương pháp cổ tức; Định giá cổ phiếu theo công thức Benjamin Graham,...


Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá.

05 yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Cách tính thì giá cổ phiếu

Có 05 yếu tố chính chính tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tất cả các cổ phiếu trên thị trường cụ thể:

Sự phát triển của nền kinh tế: Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển và giá giảm khi kinh tế đi xuống. 

Tình hình chính trị: Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, NĐT không đủ tự tin để tiếp tục đầu tư nên giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.

Quy luật cung cầu của thị trường: Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy, thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Báo cáo tài chính của công ty: Nếu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.

Tâm lý NĐT: Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, NĐT cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.

SSI tin rằng, thông tin trên đã giúp NĐT hiểu sâu hơn về cổ phiếu và những thông tin liên quan. Ngoài ra, trong chứng khoán, Thông tin và Thời gian là 2 yếu tố then chốt quyết định thành công, giúp NĐT giải tỏa tâm lý và ứng biến với biến động của thị trường. Bởi vậy NĐT cần lựa chọn Bảng giá đáp ứng được những yêu cầu đó.

Bảng giá chứng khoán SSI iBoard hiện là một trong số ít Bảng giá tại trị trường Việt Nam có hỗ trợ đến 6 loại lệnh điều kiện:  Up, Down, T. Up, T. Down, OCO, BullBear. Với đặc thù giao động điểm nhanh của các mã chứng khoán, chức năng đặt sẵn lệnh điều kiện, thiết lập sẵn giá chốt lời/ cắt lỗ của SSI iBoard sẽ giúp NĐT chớp cơ hội tốt cũng như kịp “trở tay” trước thị trường đầy biến động.

(Quý NĐT tham khảo Bảng giá SSI iBoard TẠI ĐÂY)

Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ môi giới để được giải đáp hoặc gọi điện đến hotline: 1900545471 hoặc nhắn tin đến Fanpage: Chứng khoán SSI để được hỗ trợ. 


Chúc quý khách hàng đầu tư thành công!

Cách tính thì giá cổ phiếu

 P/E hay Price (Thị giá)/ Earning Per Share (Thu nhập trên mỗi cổ phần) là tỷ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Có nhiều cách để hiểu về P/E, theo đúng công thức thì có nghĩa giá cổ phiếu hiện tại cao gấp bao nhiêu lần thu nhập từ cổ phiếu đó, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập doanh nghiệp tạo ra là bao nhiêu, cụ thể hơn thể hơn là sau bao năm đầu tư thì có thể hoàn vốn từ lợi nhuận công ty.

Những cách hiểu trên đúng về công thức, tuy vậy sẽ gặp vấn đề nếu doanh nghiệp lỗ, EPS âm thì P/E là bao nhiêu? Rõ ràng nếu một doanh nghiệp thua lỗ thì chúng ta chẳng thể biết đến khi nào mới có thể hoàn vốn đầu tư. Do đó, P/E có thể hiểu theo nghĩa đơn giản là cho biết kỳ vọng của nhà đầu tư vào công ty.

Nếu so sánh 2 doanh nghiệp cùng ngành, nhà đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty có mức P/E cao hơn có nghĩa là họ kỳ vọng mức sinh lời tốt hơn ở công ty này. Hoặc chỉ đơn giản, công ty còn lại đang bị kỳ vọng thấp hơn.

P/E có nói lên cổ phiếu rẻ hay đắt?

Có rất nhiều lý do để một công ty có mức P/E thấp trong một thời điểm nhất định. Có thể bởi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước, khi đó phần E (Earnings) sẽ tăng lên dẫn tới P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang được định giá thấp và là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào cổ phiếu.

Tuy nhiên, P/E cũng có thể thấp do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (thanh lý tài sản, bán công ty con, nhượng quyền sở hữu đất đai hoặc công nghệ…), những khoản lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty và không có tính lặp lại trong tương lai. Hoặc cũng có thể công ty có P/E thấp là do cổ đông hiện hữu của họ không còn thấy khả năng phát triển của công ty, nên tiến hành bán chốt lời khiến giá cổ phiếu giảm. Những trường hợp này P/E thấp có thể kéo dài, nhưng có lẽ cổ phiếu đó không phải rẻ bởi triển vọng phát triển không sáng.

Ngược lại, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả một mức "premium" cho những doanh nghiệp hàng đầu. Và thường những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.

Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ phải nói đến cổ phiếu Amazon của vị tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos. Công ty này chưa từng trả 1 đồng cổ tức cho cổ đông từ khi niêm yết và có mức P/E luôn ở trên mức 200 trong khi sàn Nasdaq nơi công ty này niêm yết chỉ có mức P/E xấp xỉ 25 lần.

P/E cao không chỉ là là câu chuyện của riêng Amazon, hầu hết những cổ phiếu công nghệ hàng đầu đều có mức P/E trên 50, cho nên việc lấy mức P/E của thị trường áp đặt lên P/E của từng cổ phiếu hay thậm chí từng ngành đôi khi cũng không chính xác.

Một vấn đề của phương pháp đánh giá P/E là không thể áp dụng đối với những công ty có lợi nhuận âm. Khi đó nhà đầu tư chỉ có thể "xuống tiền" nhờ vào việc đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp trong dài hạn. Ví dụ điển hình nhất là công ty Tesla của tỷ phú Elon Musk. Công ty này chưa từng báo lãi, thậm chí công ty báo mức lỗ Q1/2018 ở mức kỉ với con số gần 800 triệu USD. Các nhà đầu tư chiến lược, quỹ đầu tư mạo hiểm vẫn tiếp tục rót vốn để Tesla ở "thì tương lai".

Câu chuyện tương tự tại thị trường Việt Nam, khi công ty thương mại điện tử Tiki liên tục báo lỗ nhưng vẫn được các nhà đầu tư định giá cao. Năm 2017, Tiki ghi nhận mức lỗ 282 tỷ đồng. Trước đó, năm 2016 công ty cổ phần VNG- Vinagame định giá startup này có ở mức 1.000 (45 triệu USD) tỷ đồng nên đã đầu tư 17 triệu USD đổi lấy 38% cổ phần của Tiki. Tuy làm ăn chưa có lãi, nhưng gần đây JD.com- công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 của Trung Quốc đã "bơm" 44 triệu USD để sở hữu 22% cổ phần của Tiki.

Ngoài ra, P/E đắt hay rẻ còn phụ thuộc vào khẩu vị của nhà đầu tư. Nhóm ngành thép trên TTCK Việt Nam có P/E không cao, ngay cả doanh nghiệp đầu ngành là HPG cũng chỉ có P/E chưa đến 10, kém xa P/E thị trường chung là 19. Ngược lại, nhóm bán lẻ lại khá hấp dẫn và P/E các doanh nghiệp đầu ngành như PNJ thậm chí lên tới 24 nhưng nhà đầu tư vẫn sẵn sàng trả giá cao để sở hữu. Như vậy, khó có thể nói P/E là đắt hay rẻ mà chỉ đơn giản là phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư với doanh nghiệp.

Sử dụng phương pháp P/E sao cho hiệu quả?

Phương pháp P/E chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp cùng ngành, và nhà đầu tư cần loại trừ những khoản thu nhập bất thường để tăng tính chính xác của việc định giá. Về mặt lý thuyết, nhà đầu tư nên lấy trung bình tỷ lệ P/E trong khoảng thời gian vài năm để xây dựng một tỷ lệ P/E tiêu chuẩn và sử dụng trong quá trình ra quyết định.

Thậm chí ngay cả khi so sánh P/E của 2 doanh nghiệp cùng ngành vẫn có những vấn đề mà phương pháp này chưa thể giải đáp. Giả dụ công ty A và B là 2 công ty cùng ngành, có cùng mức EPS, và có cùng mức giá ở trên thị trường vậy thì việc mua cổ phiếu của công ty A hay công ty B cũng không có sự khác biệt?

Nhà đầu tư cần xem xét đến cơ cấu vốn của 2 công ty để biết được nên đầu tư vào đâu. Giả dụ Công ty A sử dụng nợ vay nhiều hơn, đồng nghĩa với việc họ phải trả chi phí tài chính nhiều hơn, mà vẫn mang lại cùng một mức lợi nhuận. Điều đó cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty A là tốt hơn, và dĩ nhiên nhà đầu tư nên bỏ tiền vào công ty A thay vì công ty B.

Do vậy nhà đầu tư sử dụng phương pháp P/E cũng cần linh hoạt trong cách sử dụng, không nên áp đặt một cách khiên cưỡng khi so sánh các công ty khác ngành nghề, hay so sánh công ty với thị trường chung. Nhà đầu tư khó có thể so sánh các doanh nghiệp khi không thể đưa về cùng một hệ quy chiếu. Cũng như khi chọn mua nhà, giá cả của mỗi khu đất có thể tùy thuộc vào diện tích đất sử dụng, có gần những dịch vụ cơ bản (bệnh viện, trường học, công viên) hay không, có tiềm năng tăng giá hay không; hay đôi khi chỉ là hàng xóm xung quanh có tốt hay không?  
Theo Bảo An - ttvn-vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá Bộ Tài chính