Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm số lượng năm 2024

1. Khi phát hiện hoá đơn GTGT viết sai (sai ngày tháng năm, sai mã số thuế, sai tên hàng hóa, sai đơn vị tính, sai đơn giá, sai thành tiên, sai thuế suất, sai tiền thuế, sai số tiền bằng chữ …) nhưng đã kê khai thuế thì 2 bên phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót và người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.

Hóa đơn điều chỉnh ghi rõ: Điều chỉnh sai sót (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…

(Theo khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC)

2. Nếu DN bạn bán hàng chiết khấu thương mại: Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì DN được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

(Khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC)

– Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai vào bảng kê mua vào và bán ra của kỳ hiện tại (Không phải kê khai bổ sung)

– Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Chú ý: Nếu là sai tên công ty, địa chỉ nhưng MST đúng thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh mà ko cần lập hóa đơn điều chỉnh

(Theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)

– Hóa đơn viết sai đã kê khai (Dù 1 trong 2 bên đã kê khai, hoặc cả 2 bên đều đã kê khai thì đều phải lập hóa đơn điều chỉnh)

Dưới đây là cách viết hóa đơn điều chỉnh với từng trường hợp cụ thể:

1. Cách viết hóa đơn điều chỉnh sai sót không ảnh hưởng đến số tiền:

– Các lỗi sai như: Sai ngày tháng năm, sai mã số thuế, sai tên hàng hóa, sai đơn vị tính, số tiền bầng chữ… (Những sai sót không ảnh hưởng đến số tiền)

VD 1: Ngày 01/06/2016 Bạn phát hiện hoá đơn viết sai số 000048, ký hiệu HY/16P, ngày 15/3/2016. (Hoá đơn này 2 bên đã kê khai vào tháng 4/2016)

– Lỗi sai: Sai mã số thuế

– Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT viết sai

– Lập hoá đơn điều chỉnh sai sót: (Lập vào ngày hiện tại) Số 000089, ký hiệu HY/16P, ngày 1/06/2016, cụ thể như sau:

Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm số lượng năm 2024

– Hai bên kê khai hoá đơn điều chỉnh trên vào kỳ hiện tại là tháng 11/2015. (Cũng kê khai ÂM như bên trên)

Hóa đơn điều chỉnh tăng giảm được dùng khi kế toán viết sai hóa đơn làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hay tiền thuế được khấu trừ, mà hai bên đã kê khai thuế. Các sai sót có xảy ra như: sai số lượng hàng hoá, đơn giá, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng…

Theo điều 20, thông tư 39/2014/TT-BTC thì Cách viết hóa đơn điều chỉnh như sau: “Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… “

Hoá đơn điều chỉnh giảm không được ghi số âm (-).

AM Accounting lưu ý với các bạn: Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.” (Theo khoản 7, điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC Có hiệu lực: 01/01/2015 )

Sau đây AM Accounting sẽ đưa ra một sai sót cụ thể rồi chúng ta sẽ tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh:

1. Cách lập hóa đơn điều chỉnh giảm:

Ví Dụ: Công ty TNHH Bảo An mua 12 máy tính ASUS của công ty TNHH Hoàng Anh, đơn giá: 22.000.000đ/chiếc ( chưa thuế), theo HĐ số 0001234, ký hiệu: AA/13P, ngày 30/01/2017. Công ty TNHH Bảo An đã thanh toán, lấy hóa đơn và nhận đủ hàng và đã kê khai thuế vào ngày Q1/2017. Đến ngày 22/05/2017 công ty TNHH Bảo An phát hiện sai về đơn giá của máy tính trên hóa đơn sau khi đã kê khai thuế vào Q1/2017. Giá ghi trong hợp đồng chỉ 20.000.000 (chưa thuế).

AM Accounting sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý và lập lại hóa đơn điều chỉnh sai sót trong trường hợp này:

– Vậy là kế toán bên công ty Hoàng Anh đã ghi sai đơn giá, tăng 2.000.000 (chưa thuế) / chiếc.

– Vậy là chúng ta phải đi làm điều chỉnh giảm đơn giá của máy tính ASUS.

Trình tự thực hiện như sau:

– Sau khi phát hiện ra sai sót thì bên công ty Hoàng Anh và công ty TNHH Bảo An phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót. Tải về tại đây: Biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT

– Và công ty TNHH Hoàng Anh lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá của máy tính theo mẫu sau:

Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm số lượng năm 2024

Các bạn thấy trong mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm bên trên không hề ghi âm nha

Xem thêm: Cách điều chỉnh hóa đơn viết sai thuế suất

Hướng dẫn kê khai thuế hóa đơn điều chỉnh:

Theo công văn Số: 3430/TCT-KK, ngày 21 tháng 08 năm 2014 của tổng cục thuế thì:

“Căn cứ quy định nêu trên, đối với hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế theo quy định thì thực hiện kê khai:

– Đối với bên bán hàng thì thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.

– Đối với bên mua thì thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.”

(CÁC BẠN KÊ KHAI VÀO KỲ LẬP HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH NHÉ)

Trong ví dụ của hóa đơn trên: Nếu công ty Hoàng Anh kể khai thuế GTGT theo quý thì hóa đơn điều chỉnh giảm đó sẽ kê vào quý 2/2017.

Chú ý: Để thể hiện là hóa đơn điều chỉnh giảm khi kê khai thuế các bạn để giá trị của tiền hàng và tiền thuế trong ngoặc (…). ví dụ trên là (2.400.000).

Cách xử lý các sai sót khác về hóa các bạn xem tại đây: Cách xử lý viết sai hóa đơn giá trị gia tăng

2. Cách lập hóa đơn điều chỉnh tăng: Tăng đơn giá – doanh thu

Ngày 20/3/2016 Xuất hóa đơn bán 1 điều hòa Cột đơn giá ghi 7,900,000

Ngày 5/5/2016 Phát hiện sai sót GIÁ ĐÚNG 9,700,000

Hóa đơn ngày 20/3/2016 đã dùng để KK Thuế

Hai bên lập BB xác nhận sai sót ghi sai đơn giá: ghi thấp hơn 1,800,000

Sau khi lập biên bản xác nhận sai sót (hai bên ký đóng dấu, mỗi bên giữ 1 bản) Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh tăng như sau: