Khi nào dùng từ y trong số tiền bằng chữ năm 2024

Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC, chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn một trong hai cách ghi:

– Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị; hoặc

– Sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán;

Đồng thời, dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý

Ngoài việc nắm vững nguyên tắc viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn của Bộ Tài chính như nêu trên, trong thực tế, kế toán cần biết một số quy ước viết trong các trường hợp đặc biệt như:

– Chữ số tận cùng là số 1:

Trường hợp này có 2 cách viết “một” hoặc “mốt”

Viết là “một” nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1

Viết là “mốt” nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2.

– Chữ số tận cùng là số 4:

Trường hợp này có hai cách viết: “bốn” hoặc “tư”

Viết là “bốn” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1

Viết là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2.

– Chữ số tận cùng là số 5:

Trường hợp này, có hai viết là “lăm” và “năm”

Viết là “lăm” nếu chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hoặc hoặc bằng 9

Viết là “năm” nếu chữ số hàng chục bằng 0 hoặc kết hợp với từ chỉ tên hàng là từ “mươi” phía sau.

Ngoài ra, trong thực tế, nhiều kế toán có thói quen khi viết số tiền bằng chữ có thêm chữ “y” hay “chẵn” để biểu đạt số tiền tròn. Việc này không cần thiết nhưng hóa đơn cũng vẫn được coi là hợp lệ.

Trong các văn bản, hợp đồng thì khi nào dùng “i” và “y”, dùng như thế nào cho đúng? Hay người viết có thể tùy cơ ứng biến cho phù hợp? – Thùy Thương (Quảng Bình).

Tại Điều 9 của Quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề cập đến cách viết âm i sau phụ âm đầu trong các âm tiết không có âm đệm và âm cuối. Cụ thể như sau:

1. Trường hợp âm i đứng ngay sau phụ âm đầu thì được viết bằng chữ i

Ví dụ: hi vọng, kỉ niệm, lí luận, mĩ thuật, bác sĩ, tỉ lệ, vật lí, thạc sĩ, tiến sĩ, nha sĩ, mĩ nhân, tạm đình chỉ hợp đồng…

2. Trường hợp âm tiết chứa âm i là tên riêng thì viết theo đúng tên riêng đó

Ví dụ: bản Vy, Vi Văn Định, Nguyễn Vỹ, Thy Ngọc,...

3. Trường hợp viết y trong văn bản, hợp đồng

Căn cứ vào quy định nêu trên, thì trong văn bản, hợp đồng sử dụng y trong trường hợp không thuộc những trường hợp nêu trên. Ví dụ: Quy định, tủy sống, chung thủy, hủy hợp đồng…

Khi nào dùng từ y trong số tiền bằng chữ năm 2024
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời]

Khi nào dùng từ y trong số tiền bằng chữ năm 2024

Cách dùng “i” và “y” cho đúng trong văn bản, hợp đồng (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong thực tiễn thì nhiều trường hợp dù viết “i” hay “y” vẫn được chấp nhận, ví dụ: Hoa Kỳ - Hoa Kì, nước Mỹ - nước Mĩ, Quốc Kỳ - Quốc Kì…

Đặc biệt, tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam việc sử dụng “i”, “y” cũng không được thống nhất. Ví dụ: Có khi dùng Quy Nhơn, nhưng có khi lại dùng Qui Nhơn; ở tỉnh Tuyên Quang có xã Đồng Quý nhưng lại có xã Quí Quân; ở tỉnh Thanh Hóa có các xã Cẩm Quý, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hóa Quỳ, Xuân Quỳ nhưng lại có xã Quí Lộc…

Quý khách hàng có thể xem thêm các bài viết sau đây để phục vụ tốt hơn trong việc soạn thảo hợp đồng, thỏa thuận, văn bản:

\>> Danh sách các từ thường viết HOA sai

\>> Quy tắc viết tắt trong hợp đồng năm 2023

Điều 4. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư – Nghị định 30/2020/NĐ-CP

1. Nguyên tắc

Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu

  1. Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này.
  1. Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
  1. Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
  1. Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.

đ) Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

  1. Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
  1. Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.