Cách viết tin bài phát thanh

Vài hướng dẫn để viết tin phát thanh-truyền hình

Có một thực tế là nhiều phóng viên phát thanh-truyền hình viết bài như thể cho báo in. Việc "nhét" thêm vài đoạn âm thanh, hình ảnh vào bài, rồi có một đoạn phóng viên cầm micro tự nói không có nghĩa là đã biết làm một cái tin tiêu chuẩn cho loại hình báo chí này. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • kĩ năng viết báo
  • kiến thức báo chí
  • nghệ thuật viết báo
  • bí quyết viết báo
  • kĩ năng biên tập báo

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Vài chỉ dẫn để viết tin phát thanh-truyền hình Có một thực tế là nhiều phóng viên phát thanh-truyền hình viết bài như thể cho báo in. Việc "nhét" thêm vài đoạn âm thanh, hình ảnh vào bài, rồi có một đoạn phóng viên cầm micro tự nói không có nghĩa là đã biết làm một cái tin tiêu chuẩn cho loại hình báo chí này. Viết câu ngắn và sử dụng cấu trúc câu chủ ngữ-động từ-tân  ngữ.
  2. Chỉ dùng một ý cho một câu.  Sử dụng động từ mạnh, chỉ sử dụng tính từ, phó từ khi cần  thiết. Cố gắng sử dụng thì hiện tại để tạo ra tác động và tính kịp  thời của câu chuyện. Tránh dùng những từ phức tạp mà người bình thường  không hiểu. Tránh dùng những từ ngữ chính thống mà các quan chức chính phủ và các chuyên gia kỹ thuật ưa dùng. Nên sử dụng những từ ngữ thông dụng và cách diễn đạt thoải mái mà mình và bạn bè thường dùng hằng ngày. Nói chung nên bắt đầu câu với nguồn tin. (Tin-bài trên báo in  bằng tiếng nước ngoài thường để nguồn ở cuối câu lead, còn trong tin-bài tiếng Việt lại thường để ở đầu câu thứ hai để tránh bị loãng thông tin ở lead).
  3. Đưa những từ quan trọng nhất lên đầu câu. Đừng nói  "Những thay đổi về vấn đề đất đai đang gây khó khăn cho những người nông dân" mà hãy nói là "Việc trồng lương thực giờ đây trở nên khó khăn hơn đối với người dân vì sự thay đổi về vấn đề đất đai." Rút ngắn chức danh của người và tên của cơ quan nếu quá  dài. Thay vì nói "Giám đốc Vụ xuất khẩu Cục Hải quan" thì chỉ nói đơn giản là "quan chức hải quan." Khán thính giả không cần nghe đầy đủ chức danh (một giải pháp thay thế đối với truyền hình là chạy chữ trên màn hình). Hãy xem phần mào đầu một bản tin của đài truyền hình ở Mianma: Thiếu tướng Sein Htwa, Bộ trưởng Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và
  4. Tái định cư đã tiếp một phái đoàn của Phái bộ xác nhận dự án ASEAN-Ôxtrâylia về xóa bỏ buôn bán người ở khu vực Đông Nam Á, do Tiến sĩ Michael Dalton dẫn đầu ở Pyaysaung, tại Khách sạn Hoàng gia Mya Yeik Nyo vào lúc 18h30 (giờ địa phương). Phần mào đầu này thật dài và rắc rối với ba cái tên và những thuật ngữ mà ít người hiểu. Vậy cái gì là tin ở đây? Chỉ là một cuộc gặp. Vậy họ bàn về cái gì? Họ có nhất trí làm việc gì đó không? Tổ chức này là tổ chức gì và vì sao họ lại tới thăm Mianma? Tất cả những điều đó khán thính giả đều không được biết. Đoạn thứ hai của tin đó lại liệt kê tên và chức danh rất dài của
  5. bảy quan chức mà vị tướng đó tiếp trong bữa cơm tối. Đoạn thứ ba liệt kê hai quan chức với nhiều nơi mà đoàn đã tới thăm. Làm sao mà khán thính giả hiểu hết những điều đó! Hãy xem ví dụ ở đây về cách viết lại một bản tin cho báo in thành một bản tin phát sóng như thế nào./. Phóng viên phát thanh-truyền hình đương nhiên cũng phải theo những nguyên tắc cơ bản của báo chí, nhưng rõ ràng có sự khác biệt quan trọng giữa báo in với báo nói và báo hình (nếu không thì người ta đã chẳng dùng những tên gọi khác nhau như thế).
  6. Phóng viên báo in dùng câu chữ để vẽ nên một bức tranh về hiện trường xảy ra sự kiện. Phóng viên phát thanh-truyền hình thì nói với khán thính giả. Họ sử dụng băng âm thanh hoặc hình ảnh về những sự kiện tin để khán thính giả có thể nghe hoặc nhìn trực tiếp sự kiện, và phóng viên báo nói, báo hình giỏi thì không bao giờ miêu tả đoạn băng ghi âm, bức ảnh hay đoạn video đó. Họ chỉ giúp khán giả hiểu rõ chúng. Phải rõ ràng vì chỉ có một cơ hội Độc giả báo in có thể dành nhiều thời gian để đọc tờ báo - họ có thể đọc lại tới lần thứ hai, thứ ba. Nhưng khán thính giả của đài phát thanh hay truyền hình thì không làm được như vậy. Họ chỉ có một lần để nghe câu chuyện (trừ phi theo dõi chương trình
  7. phát lại hoặc theo dõi qua Internet). Hầu hết các bản tin của đài đều ngắn. Phóng viên phát thanh-truyền hình ít có thời gian để kể câu chuyện của mình. Khi người ta cầm tờ báo lên, họ biết là đang đọc tin của ngày hôm qua. Nhưng khi người ta mở đài hay tivi thì muốn tìm hiểu về thông tin mới nhất, cái gì xảy ra ngày hôm đó, thậm chí
  8. Theo cuốn "Cẩm nang viết tin" của Peter vào giờ đó. Eng và Jeff Hodson, phóng viên phát thanh- truyền hình phải rõ ràng, súc tích và khắt khe hơn so với phóng viên báo in. Nên dùng ngôn ngữ bình thường và theo một phong cách thoải mái, tốt nhất là như hội thoại. Hãy sử dụng những câu đơn giản và trực tiếp. Câu nọ phải nối với câu kia, cứ như là mình đang nói chuyện với ai đó. Làm sao để người nghe hiểu được đầy đủ câu chuyện ngay từ lần nghe đầu tiên. Chỉ chọn những thông tin quan trọng nhất từ tài liệu, một cuộc họp báo hoặc lấy chủ đề chính từ nhiều sự kiện phức tạp. Trình bày thông tin chính hay chủ đề chính này trong một hoặc hai câu của bài. Làm như vậy thì thính giả sẽ hiểu ngay lý do vì sao câu chuyện lại quan trọng hoặc thú vị và họ sẽ tiếp tục nghe.
  9. Không cần phải tập trung quá nhiều vào bối cảnh và các chi tiết, ví dụ như tuổi tác, địa chỉ, con số như vẫn thường thấy ở tin, bài trên báo in. Những thông tin đó sẽ chỉ làm cho tin phát sóng quá dài và phức tạp. V Khi người ta cầm tờ báo lên, họ biết là đang đọc tin của ngày hôm qua. Nhưng khi người ta mở đài hay tivi thì muốn tìm hiểu về thông tin mới nhất, cái gì xảy ra ngày hôm đó, thậm chí vào giờ đó. Cho nên phóng viên phát thanh-truyền hình cần tập trung vào những diễn biến gần đây nhất và cố gắng càng nhiều thông tin về
  10. thời điểm hiện tại càng tốt. Có lẽ đây là điểm yếu nhất của các bản tin thời sự trên phát thanh-truyền hình Việt Nam. Cái gọi là tin sớm nhất thì cũng là về sự kiện đã xảy ra buổi sáng, buổi chiều, hoặc may lắm là một vài giờ trước đó, trong khi những chương trình ca nhạc, giao lưu chả cần thiết phải trực tiếp thì lại thường xuyên được truyền trực tiếp.

MẪU TIN, BÀI VIẾT CHO ĐÀI PHÁT THANH ĐOÀN TRƯỜNG

Đọc bài Lưu

Đây là đài phát thanh Đoàn trường THPT Đức Hợp.

Các bạn thân mến, trong chuyên mục Kỹ năng sống hôm nay, mời các bạn cùng nghe bài viết Dịch Covid -19 dễ làm người ta nản chí, nhưng 12 lời khuyên này sẽ làm thay đổi tất cả do thầy giáo Hà Quang Vinh sưu tầm.

Các bạn thân mến!

Dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát đã ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người. Chưa nói đến những hậu quả vĩ mô tác động lên kinh tế, tài chính hay thị trường mà đơn giản mỗi chúng ta thôi đều nhận thấy bản thân có sự thay đổi.

Học sinh có kì nghỉ Tết dài nhất trong lịch sử, người đi làm phải chịu cảnh giảm lương, cắt thưởng, doanh nghiệp thì lao đao... Ngay cả khi việc giãn cách xã hội không còn bắt buộc thì vì an toàn, mọi người cũng chẳng còn mặn mà với các hoạt động vui chơi, giải trí, tụ tập. Bởi lẽ giờ đây ai cũng có thêm những hoang mang, lo lắng và tự hỏi rằng đến bao giờ cuộc sống mới trở lại bình thường? Mục đích cố gắng là gì khi mọi thứ đều đình trệ? Lấy cảm hứng ở đâu ra để tiếp tục nỗ lực học tập, làm việc?

Nếu bạn là một trong số những người mang trên mình suy nghĩ ấy ấy, xin dành tặng bạn 12 lời khuyên để thực hành trong cuộc sống. Hy vọng nghe xong chúng, bạn sẽ cảm thấy vững tâm và có động lực cố gắng hơn!

1. Không ngừng hỏi về vấn đề của bản thân. Mỗi một vấn đề đều sẽ mở ra những con đường khám phá mới cho chúng ta. Sau đó những thứ xứng đáng cho bạn tin theo và ngưỡng vọng sẽ hiển hiện trong cuộc sống hiện thực của bạn.

2. Tin tưởng vào bản thân. Làm thế nào mới có thể làm được? Thông qua mỗi lần giải quyết vấn đề, chấp nhận thử thách, thông qua tưởng tượng về thị giác, hãy nói với bản thân mình rằng nhất định phải làm tốt, và đặt niềm tin vào người khác.

3. Học cách chấp nhận thất bại. Nếu không, bạn vĩnh viễn sẽ không thể trưởng thành.

4. Học cách chấp nhận sự không hoàn mỹ. Cuộc sống không phải là một đường thẳng tắp, mà là một đường cong gấp khúc hướng lên trên.

5. Cho phép bản thân có những cảm xúc bình thường, gồm cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực.

6. Suy nghĩ tích cực về tất cả những vấn đề bạn gặp phải, học cách cảm kích chúng. Cảm kích có thể mang lại niềm vui đơn thuần nhất cho nhân loại.

7. Đơn giản hóa cuộc sống. Coi trọng sự tinh túy, không coi trọng số lượng. Học cách nói không với những điều bản thân không mong muốn.

8. Yếu tố hạnh phúc đầu tiên là một mối quan hệ thân thiết. Đây là nhu cầu bẩm sinh của con người, cho nên, muốn có mối quan hệ thân thiết, hạnh phúc bền lâu cần học cách nỗ lực và cho đi.

9. Nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

10. Làm việc có 3 tầng thứ: Công việc, sự nghiệp, sứ mệnh. Hãy tìm kiếm sứ mệnh của bạn trong thế giới này.

11. Tốc độ thành công của bản thân nhất định phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ.

12. Thái độ bây giờ của bạn sẽ quyết định mười năm sau bạn là một nhân vật tầm cỡ hay chỉ là một kẻ thất bại.

Các bạn thân mến!

Chúng ta vừa nghe bài viết Dịch Covid -19 dễ làm người ta nản chí, nhưng 12 câu nói này sẽ làm thay đổi tất cả do thầy giáo Hà Quang Vinh sưu tầm qua giọng đọc của bạn Trần Thị Hậu, Bí thư Chi đoàn 11A1

Các bạn có thể xem lại bài viết trên Fanpage Đài phát thanh Đoàn trường THPT Đức Hợp hoặc Website thptduchop.hungyen.edu.vn

Chúc các bạn có một ngày học tập hiệu quả.

Trân trọng cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Tập huấn kỹ năng viết tin, bài phát thanh

(HG) - Ngày 19-6, Đài Truyền thanh thị xã Ngã Bảy phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang tổ chức lớp tập huấn kỹ năng viết tin, bài phát thanh năm 2018 cho lực lượng cộng tác viên.

Tham dự lớp tập huấn có lực lượng cộng tác viên của Đài Truyền thanh thị xã, gồm: cán bộ mặt trận, các đoàn thể thị xã và cán bộ phụ trách đài truyền thanh, cán bộ văn hóa thông tin và cán bộ văn phòng thống kê UBND các xã, phường. Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe ông Trần Anh Dũng, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang hướng dẫn các nội dung cơ bản trong thực hiện tin, bài phát thanh; tìm hiểu về các thể loại tin, bài; cách tiếp cận, nắm bắt và xử lý thông tin cũng như một số kỹ năng, nền tảng viết, trình bày tin, bài phát thanh theo xu hướng mới… Qua lớp tập huấn, nhằm giúp các học viên có thêm những kiến thức mới để vận dụng ngày càng nâng cao chất lượng tin, bài của đội ngũ cộng tác viên, góp phần vào thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền của địa phương.

- Cùng ngày, Đài Truyền thanh huyện Long Mỹ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang khai giảng lớp tập huấn viết tin, bài và thao tác vận hành thiết bị phát thanh cho hơn 30 học viên đến từ các ban, ngành, đoàn thể huyện, truyền thanh xã, ấp trên địa bàn.

Trong thời gian 2 ngày, các học viên được nghiên cứu một số nội dung: kỹ năng viết tin, bài phát thanh; cách khai thác những tin tức nóng; đặc điểm của ngôn ngữ trong phát thanh và biên tập tổng hợp một chương trình thời sự phát thanh. Tại đây, các học viên còn được hướng dẫn một số kỹ thuật vận hành, quản lý các trạm phát thanh cơ sở. Đây là lớp tập huấn được Đài Truyền thanh huyện Long Mỹ duy trì tổ chức định kỳ hàng năm. Qua đó, giúp cho các học viên có thể nắm bắt được một số nội dung cơ bản, nâng cao trình độ, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng viết tin, bài phục vụ công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân.

BÍCH THỦY - HOÀI TRỌNG

Video liên quan

Chủ đề