Cắt dịch kính bao lâu thì khỏi

Cắt dịch kính bao lâu thì khỏi

Ảnh minh họa. Nguồn: vnio.vn

Tại các phòng khám mắt hàng ngày, nhiều bệnh nhân than phiền về ruồi bay, mưa bồ hóng, nhìn thấy màu hồng rực hay thấy màn đen che phủ trước mắt khá nhiều. Trong đó xuất huyết dịch kính sẽ là một nguyên nhân chủ yếu. Trong khi phương pháp điều trị không có nhiều thì nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều bí ẩn.

Thành phần của dịch kính có tới 99% là nước, 1 % còn lại là acid hyaluronic thành phần mang lại tính trong suốt và độ nhày cho dịch kính. Dịch kính ở phía sau được bao bọc bởi màng giới hạn trong, ở phía trước có là màng không sắc tố bám vào mặt sau của thể thủy tinh và dây zin. Khoang dịch kính chiếm 80% thể tích nhãn cầu ( khoảng 4ml). Dịch kính bám chắc vào võng mạc ở 3 vùng: Nền dịch kính, gai thị và các mạch máu võng mạc

Cơ chế gây ra xuất huyết dịch kính: Tất nhiên là chảy máu phải có nguồn gốc từ mạch máu nhưng người ta chia ra 3 nhóm nguyên nhân chính:

- Chảy máu do mạch máu bất thường

- Chảy máu do sang chấn trên cơ địa mạch máu bình thường

- Chảy máu  từ tổn thương vùng lân cận

Bất thường mạch máu có thể kể đến là: quá trình tân mạch hóa sản sinh ra những mạch máu yếu kém như trong bệnh võng mạc tiểu đường, thiếu máu võng mạc, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP). Thiếu máu mạn tính làm tăng yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu (VEGF) và các yếu tố tăng sinh tân mạch khác, dạng nội mô mới có liên kết lỏng lẻo hay bục vỡ gây xuất huyết. Các yếu tố sinh xơ, dịch kính bệnh lý cũng gây co kéo vào các mạch máu vốn đã non yếu, gây xuất huyết dịch kính.

Đứt vỡ các mạch máu vốn bình thường: mạch máu bị vỡ bởi các co kéo vật lý đủ mạnh để phá vỡ cấu trúc bình thường của nó. Bong dịch kính sau, các co kéo của dịch kính lên thành mạch máu, nhất là trên những vùng có gắn kết chặt có thể gây chảy máu. Ngoài mạch máu vỡ thì dịch kính cũng có thể bong theo hoặc không. Xuất huyết dịch kính đi kèm với bong dịch kính sau là tiền triệu của rách võng mạc (chiếm 50-70% tổng số bong dịch kính sau). 

Chấn thương đụng dập nhãn cầu cũng là nguyên nhân gây xuất huyết dịch kính ở nhóm người trẻ hơn 40 tuổi. Một vài hội chứng hiếm gặp khác như hội chứng Terson do máu ở khoang dưới nhện lan vào khoang dịch kính, hội chứng Valsava do tăng áp lực đột ngột lên thành mạch võng mạc cũng có thể là nguyên nhân của xuất huyết dịch kính.

Chảy máu từ các khoang lân cận dịch kính: bệnh lý của các mô lân cận có thể gây xuất huyết dịch kính. Máu có thể đến từ các vi phình mạch, các khối u, tân mạch của hắc mạc… Máu phá vỡ màng giới hạn trong và tràn vào khoang dịch kính.

Triệu chứng và biểu hiện

Các triệu chứng của xuất huyết dịch kính rất đa dạng nhưng luôn là không đau đớn, thường chỉ ở một bên: cảm giác có vật trôi nổi, giảm thị lực. Xuất huyết dịch kính khi ở mức độ nhẹ thường được bệnh nhân mô tả như ruồi bay, như mạng nhện, cảm giác như sương mù, như có màng chắn hay nhìn có quầng đỏ… Nặng hơn sẽ là cảm giác mất thị lực trung tâm ngay khi mới ngủ dậy. 

Khi khai thác tiền sử các bác sĩ sẽ chú ý truy tìm tiền sử chấn thương, tiền sử phẫu thuật mắt, tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, bệnh lý động mạch cảnh, cận thị số cao.

Bệnh nhân phải được khám mắt tổng thể: soi đáy mắt trực tiếp và gián tiếp có ấn đè củng mạc, soi góc tiền phòng tìm tân mạch, đo nhãn áp và siêu âm B toàn bộ bán phần sau. Đôi khi chính việc soi đáy mắt bên lành lại giúp ta tìm được nguyên nhân như trong bệnh võng mạc đái tháo đường chẳng hạn. Phát hiện xuất huyết dịch kính không khó. Với ánh sáng cường độ cao sẽ nhìn thấy các hồng cầu, Tyndal dịch kính, tại các vùng còn trong trẻo của dịch kính có thể thấy võng mạc và vùng mạch máu bị tổn thương. 

Đôi khi xuất huyết sẽ ở dạng vũng do khu trú dưới màng hyaloids- xuất huyết trước võng mạc. Xuất huyết dạng thuyền buồm bắt gặp khi máu khu trú giữa khoang màng giới hạn sau và màng dịch kính sau. Xuất huyết cũng có đi kèm với xuất huyết tiền phòng. Mức độ nặng nhẹ, độ lan tràn của xuất huyết dịch kính có thể từ rất nhẹ: vài hồng cầu  trong dịch kính hay tiền phòng đến mức độ rất nặng: không soi được gì ở phía sau.

Diễn tiến của xuất huyết dịch kính: máu trong dịch kính được làm sạch với  tốc độ khoảng 1% ngày. Máu ở ngoài khoang dịch kính được tiêu biến nhanh hơn. Ở người trẻ máu cũng tan nhanh hơn do cấu trúc dịch kính còn lỏng lẻo, cũng như vậy với mắt đã được cắt dịch kính hay đã ở giai đoạn hình thành cục máu. Quá trình tan máu còn phụ thuộc vào bệnh đã gây ra nó, trong đó bệnh võng mạc đái tháo thường và thoái hóa hoàng điểm người già (AMD) là khó khăn nhất. Bệnh lý dịch kính võng mạc tăng sinh thường xảy ra sau xuất huyết dịch kính khoảng 1 năm.

Các biến chứng có thể xảy ra: bao gồm nhiễm sắt nhãn cầu. Sắt từ giáng hóa các sản phẩm của máu có thể gây ra một loạt biến chứng như nhiễm độc võng mạc, nhiễm sắt thể thủy tinh và giác mạc. Từ khi có các dược phẩm chứa chất vận chuyển ion sắt, biến chứng này cũng hiếm dần. Bệnh tăng sinh võng mạc- dịch kính sau xuất huyết dịch kính là chuyện không hiếm. Nguyên nhân được cho là quá trình thực bào, giải phóng các trung gian hóa học sẽ gây tăng sinh xơ- mạch, dẫn tới sẹo xơ, sau nữa có thể là bong võng mạc.

Glôcôm tế bào ma, do ly giải sản phẩm máu: các hồng cầu hình tròn, màu nâu, rắn chắc, chứa đầy sản phẩm giáng hóa hemoglobin có thể di tản ra tiền phòng, lấp đầy vùng bè, gây glôcôm  tế bào ma. Các hemoglobin tự do, các đại thực bào ăn nó, hồng cầu cùng nhau gây nghẽn vùng bè được xếp vào bệnh glôcôm do ly giải sản phẩm máu.

Điều trị:

Phẫu thuật cắt dịch kính nên được tiến hành ngay nếu đi kèm bong võng mạc. Điều trị ngoại trú nếu không có bong võng mạc. Trước đó phải thăm dò siêu âm nếu không quan sát được võng mạc. Tư thế nằm cao đầu khi ngủ cũng có thể giúp máu lắng ở dưới, giúp bác sĩ quan sát được võng mạc phía trên. 

Vùng võng mạc bị rách hoặc bong sẽ được điều trị bằng lạnh đông, laser hoặc ấn độn. Điều trị sẽ thích đáng hơn nếu quan sát được rõ võng mạc. Các bệnh lý là nguyên nhân gây xuất huyết dịch kính sẽ được điều trị bằng laser khu trú hoặc toàn bộ, laser Krypton hữu hiệu hơn laser Argon do khả năng xuyên hemoglobin của nó,  tiêm các chất chống sinh tân mạch cũng có thể được lựa chọn. 

Cắt dịch kính được chỉ định khi máu dịch kính không thể tiêu biến tự nhiên, có tân mạch mống mắt hay xuất hiện glôcôm tế bào ma. Thời điểm chỉ định cắt dịch kính phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây xuất huyết dịch kính. Tiêm vào khoang dịch kính men hyaluronidase là một hướng điều trị mới đang được nghiên cứu.

Bệnh nhân cần được khám lại 2-3 tuần/lần để theo dõi diễn tiến của quá trình tiêu máu trong dịch kính, nguy cơ tái phát, kết quả điều trị rách và bong võng mạc nếu có. Phẫu thuật cắt dịch kính có thể phải chỉ định tiếp nếu có xuất huyết dịch kính tái phát.

Nguồn: Bệnh viện Mắt Trung ương (Bộ Y tế)

Bong võng mạc là một bệnh lý nặng trong nhãn khoa, có thể dẫn tới nguy cơ đánh mất thị lực vĩnh viễn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm và thực  hiện điều trị kịp thời. Vậy mắt bị bong võng mạc điều trị bao lâu thì khỏi, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Nhận biết và điều trị bong võng mạc bằng cách nào?

Võng mạc là một trong những bộ phận quan trọng nhất của mắt, có nhiệm vụ là tiếp nhận các ánh sáng từ thủy tinh thể và hội tụ lại, sau đó truyền tín hiệu đến não thông qua dây thần kinh thị giác, từ đó não bộ sẽ cho ta ý thức về vật mà ta nhìn thấy. Vì vậy khi võng mạc bị tách ra khỏi vị trí bình thường mắt sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

– Nhìn mờ

– Nhìn thấy có một tấm mành che hay đám mây đen che tầm nhìn

– Nhìn thấy chớp sáng và ruồi bay trước mặt

Cắt dịch kính bao lâu thì khỏi

Bong võng mạc có thể nhận biết qua các triệu chứng rõ rệt như nhìn thấy đám mây đen.

Tuy nhiên có một số trường hợp chỉ gây nhìn mờ mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn sớm. Vì vậy khi phát hiện tầm nhìn bị mờ đột ngột, người bệnh cần đến bệnh viện thực hiện các chuẩn đoán thông qua khám võng mạc, soi và chụp đáy mắt để phát hiện sớm bong võng mạc và được điều trị kịp thời.

Phẫu thuật là cách duy nhất để khắc phục tình trạng mắt bị bong võng mạc từ nhẹ đến nặng mà chưa lan tới vùng hoàng điểm. Khi võng mạc chưa bong lan ra vùng hoàng điểm thì còn khắc phục được, và tùy vào từng mức độ các bác sĩ sẽ chọn một trong ba phương pháp sau:

1.1. Đai củng mạc

Bác sĩ sẽ sẽ dùng miếng silicon đặt bên ngoài thành mắt, sau đó đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt, cuối cùng chiếu laser và áp lạnh để dán võng mạc. Phương pháp này được dùng điều trị trong giai đoạn sớm khi võng mạc chỉ xuất hiện các vết rách mà chưa bong hẳn.

1.2. Độn nội nhãn bằng khí nén

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ rồi bơm vào mắt bóng khí, bóng khí này sẽ tăng dần thể tích để đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt. Tiếp đến, dùng laser hoặc áp  lạnh xung quanh các lỗ rách để cố định võng mạc. Bóng khí sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần.

1.3. Cắt dịch kính

Khi tình trạng nặng võng mạc bị rách nặng mà không thể thực hiện hai phương pháp trên. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt tất cả các mô xơ trên võng mạc rồi dán võng mạc lại. Cuối cùng, bơm vào mắt bong bóng khí hoặc dầu để duy trì hình dạng ban đầu của võng mạc.

Cắt dịch kính bao lâu thì khỏi

Khi võng mạc chưa bị bong lan sang vùng hoàng điểm thì có thể phẫu thuật để phục hồi thị lực.

2. Mắt bị bong võng mạc điều trị bao lâu thì khỏi?

Sau khi tiến hành điều trị, vấn đề mắt bị bong võng mạc điều trị bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, phương pháp điều trị và cách chăm sóc sau điều trị.

Đối với phương pháp điều trị, thời gian phục hồi thị lực trung bình sau phẫu thuật bong võng mạc của từng phương pháp như sau:

– Dán củng mạc: Thời gian phục hồi thị lực trung bình khoảng 2 – 4 tuần.

– Độn nội nhãn bằng khí nén: Thời gian phục hồi thị lực trung bình khoảng 3 tuần.

– Cắt dịch kính: Thời gian phục hồi thị lực trung bình khoảng 4 – 6 tuần.

3. Một số lưu ý sau phẫu thuật điều trị bong võng mạc?

Đa số sau thực hiện phẫu thuật bong võng mạc người bệnh chỉ phục hồi thị lực một phần  mà không phải 100%. Sau điều trị người bệnh thường cảm thấy mệt, có thể nôn ói và có thể gặp một số sẽ gặp rủi ro sau phẫu thuật như: xuất huyết võng mạc, tăng  sinh dịch kính võng mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp,… thậm chí còn có bong võng mạc tái phát. Vì vậy, nếu gặp tình trạng bất thường ở mắt sau phẫu thuật như nhìn mờ, thấy dợn sóng sau phẫu thuật hãy đến bệnh viện để thăm khám và khắc phục càng sớm càng tốt.

Cắt dịch kính bao lâu thì khỏi

Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu như xuất hiện các bất thường ở mắt sau phẫu thuật.

Người bệnh nên sử dụng đủ và đúng đơn thuốc chỉ định của bác sĩ để chống phản ứng viêm, nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Che chắn kỹ càng cho mắt khi đi ra ngoài bằng cách đeo kính hoặc che để tránh để bụi bẩn bay vào mắt gây tổn thương cho giác mạc. Không được đi máy bay trong vòng 4 – 6 tuần, trước khi đi máy bay hãy hỏi lại ý kiến của bác sĩ.

Nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động như tập thể dục, lái xe,… sau phẫu thuật vài tuần. Tuyệt đối không để nước bắn vào mắt khi vết mổ chưa kín để tránh nhiễm trùng bên trong mắt gây mù lòa.

Khi nằm nên nằm ở tư thế nằm sấp để các bóng khí ép hết dịch ra ngoài và áp võng mạc lại sẽ giúp võng mạc phục hồi nhanh hơn sau mổ.

Thực hiện tái khám đúng lịch chỉ định của bác sĩ. Thông thường thời gian theo dõi sẽ là 1 ngày sau phẫu thuật, rồi đến 1 tuần, 2 tuần, 6 tuần, và sau đó 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Trong quá trình chăm sóc mắt sau phẫu thuật thấy xuất hiện các triệu chứng như: chảy nước mắt, nhiễm trùng,… thì hãy đi tái khám ngay.

Mắt bị bong võng mạc nên điều trị càng sớm càng tốt, khi phát hiện các triệu chứng bất thường ở mắt hãy đi khám ngay để xử lý kịp thời sẽ giúp tăng khả năng phục hồi thị lực. Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện là  địa chỉ điều trị các bệnh về mắt uy tín hàng đầu được hàng trăm ngàn người bệnh tin tưởng lựa chọn.