Câu hỏi trắc nghiệm về chữ lỗi dùng từ năm 2024

Trắc nghiệm bài Thực hành Tiếng Việt: Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 10 KNTT có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi và làm bài trắc nghiệm dưới đây nhé.

  • Trắc nghiệm bài Mùa xuân chín
  • Trắc nghiệm bài Cảm xúc mùa thu KNTT

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm

  • Câu 1:

    Các lỗi về từ ngữ thường gặp:

    • A. Lỗi lặp từ
    • B. Lỗi dùng sai từ
    • C. Lỗi dùng sai nghĩa của từ
    • D. Cả ba đáp án trên
  • Câu 2:

    Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: “Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn An”

    • A. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý.
    • B. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn.
    • C. Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý An.
    • D. Không sửa câu trên được
  • Câu 3:

    Từ “lãng mạng” là từ dùng đúng hay sai?

    • A. Đúng
    • B. Sai
  • Câu 4:

    Câu “quá trình phát triển từ hạt mầm lên cây được gọi là quá trình trưởng thành của cây. Từ trưởng thành dùng đúng hay sai?

    • A. Đúng
    • B. Sai
  • Câu 5:

    Câu “mẹ rất quan tâm với việc học tập, sinh hoạt của em”, từ nào sử dụng sai?

    • A. Rất
    • B. Quan tâm
    • C. Với
    • D. Việc
  • Câu 6:

    Câu “vì một tương lai sáng lạng” từ “sáng lạng” đùng dúng hay sai?

    • A. Đúng
    • B. Sai
  • Câu 7:

    Câu “Trời lạnh, An vẫn mặc áo phong thanh” từ dùng sai “phong thanh”, đúng hay sai?

    • A. Đúng
    • B. Sai
  • Câu 8:

    Một bạn học sinh viết các từ “cổ chuyền”, “bánh trưng”, “dủi do” đúng chính tả chưa?

    • A. Đúng
    • B. Sai
  • Câu 9:

    Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?

    • A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê ghớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)
    • B. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)
    • C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng)
    • D. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam)
  • Câu 10:

    Có nên thay đổi trật tự từ trong câu văn ở câu hay không? Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình.

    • A. Có
    • B. Không
  • Câu 11:

    Nguyên nhân của việc sắp xếp thứ tự các cụm từ in đậm trong câu văn sau là gì? Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình.

    • A. Nhằm thể hiện mức độ “gắt gỏng” tăng dần của nhân vật.
    • B. Nhằm thể hiện sự gắt gỏng vô lí của nhân vật.
    • C. Nhằm thể hiện rõ hơn đặc điểm của nhân vật
    • D. Cả A, B, C đều sai.
  • Câu 12:

    Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống) là gì?

    • A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.
    • B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.
    • C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.
    • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 13:

Cho câu văn: Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ nhanh như cắt nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất?