Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy

Trẻ nhỏ từ 6-12 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc những bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất dễ xảy ra. Vì vậy mẹ cần tham khảo những cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy với những nguyên liệu an toàn và tốt cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương của con, giúp con mau lành bệnh.

Những cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy nhanh và dễ làm tại nhà là gì?

Cháo khoai tây với cà rốt và bắp ngọt

Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy
Mách mẹ cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy đầy đủ dinh dưỡng 

Khoai tây không chỉ được yêu thích vì hương vị thơm ngon mà lợi ích của khoai tây cũng rất tốt cho sức khỏe. Trong khoai tây chứa hàm lượng vitamin dồi dào và các chất carbohydrate rất dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa khi con bạn bị tiêu chảy. Nấu cháo khoai tây cùng với cà rốt giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, lại giúp chữa trình tình trạng viêm nhiễm trong đường tiêu hóa.

Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy đơn giản như sau:

1 củ khoai tây nhỏ gọt vỏ, nửa củ cà rốt thái nhỏ và cắt khúc và vài lạng hạt bắp ngọt. Rửa sạch những nguyên liệu trên và đem hấp cho chín mềm, sau đó xay nhuyễn hỗn hợp trên. 

Thêm 1 ít gạo vào nấu cháo, sau khi cháo chín thì cho hỗn hợp khoai tây, cà rốt và bắp ngọt vào đun sôi nhỏ lửa thêm 5 phút. Vì cháo đã có vị ngọt tự nhiên nên mẹ không cần nêm nếm thêm đường mà có thể cho thêm 2 thìa sữa mẹ để tăng vị ngọt.  Sau đó chỉ cần chờ cho cháo nguội cho cho trẻ dùng. 

Cháo cà rốt nghiền 

Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy
Cháo cà rốt nghiền thơm ngon và bổ dưỡng

Cà rốt rất tốt cho mắt và còn rất tốt cho hệ tiêu hóa khi bạn bị tiêu chảy. Trong cà rốt cho chứa lượng nước cao với hàm lượng khoảng 86-95%, giúp cung cấp nước cho cơ thể và lượng carbohydrate giúp giảm những triệu chứng của bệnh tiêu chảy như nôn ói, đau bụng co thắt. Ngoài ra cháo cà rốt cũng chứa ít chất béo và hàm lượng chất dinh dưỡng cao không chỉ giúp điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em mà còn tốt cho mắt và trí não của trẻ.

Cách nấu cháo cà rốt cho trẻ

Nguyên liệu bao gồm 50g gam gạo, nửa củ cà rốt, 50ml nước và 50 ml sữa mẹ hoặc sữa tổng hợp dành cho bé. Nấu cháo chín với gạo trong khoảng 15 phút để cháo vừa chín tới.

Cà rốt gọt vỏ, sau đó hấp hoặc luộc chính sau đó nghiền cho nát. Sau khi cháo chín thì bỏ hỗn hợp cháo và cà rốt vào máy xoay cho nhuyễn, cuối cùng thêm 1 ít sữa mẹ vào cháo để tăng thêm vị ngọt, giúp trẻ dễ ăn hơn. 

Cháo chuối xanh hạt tiêu

Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy
Cháo chuối tiêu xanh rất tốt cho ruột và giảm tiêu chảy hiệu quả

Tinh bột trơ và pectin trong chuối xanh có tác dụng như prebiotic nuôi dưỡng những lợi khuyến trong ruột, đồng thời giúp điều trị và ngăn ngừa tiêu chảy. Ăn cháo tiêu xanh mỗi ngày có tạo ra butirat và các axit béo chuỗi ngắn giúp làm cứng phân và chống lại vi khuẩn gây tiêu chảy. Vì vậy đây là món ăn hàng đầu các mẹ thường nấu cho trẻ khi con bị tiêu chảy.

Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy bằng chuối tiêu xanh:

Sử dụng những quả chuối tiêu vừa chín tới sau đó bóc bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, chừa lại những lớp xơ bên ngoài các mẹ nhé. Sau đó thái mỏng những lát chuối và xay nhuyễn thành hỗn hợp mềm mịn. 

Sau đó nấu cháo với gạo, có thể cho thêm khoai tây nghiền để tăng độ dinh dưỡng cho món cháo. Nấu theo khẩu phần ăn 1 bữa của trẻ và cho lượng nước vừa đủ để cháo không quá đặc hoặc quá loãng. 

Cháo thịt băm và rau chân vịt

Món cháo thịt băm rau chân vịt vừa ngọt thơm, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy, ngoài ra thịt heo cũng rất lành tính và rau chân vịt cũng góp phần làm dịu cơn đau bụng, kháng viêm và giúp trẻ giảm bớt những cơn đi ngoài khó chịu.

Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy bằng với thịt băm và rau chân vịt:

Sử dụng khoảng 50g gạo trắng nấu cùng với 2 chén nước.

Nên chọn thịt thăn còn tươi, ít mở, rửa sạch và băm nhuyễn.

Khi thấy cháo sôi thì cho hỗn hợp thịt băm vào cùng với ít gia vị hoặc dầu oliu để món cháo thêm mặn mà. Sau khi cháo chín thì bỏ vào máy xay xay nhuyễn cho trẻ dễ ăn.

Những món ăn nào cần hạn chế khi trẻ bị tiêu chảy?

Ngoài những cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy dinh dưỡng trên tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thì mẹ cũng cần kiêng cữ những thực phẩm sau:

  • Không cho bé ăn nhiều phô mai hoặc các sản phẩm làm từ sữa, sữa chua thì nên dùng nhưng cần có sự đồng ý của bác sĩ vì đây cũng là 1 sản phẩm giúp lợi đường tiêu hóa, có thể khiến trẻ dễ đi tiêu hơn. 
  • Hạn chế ăn những thực phẩm hải sản hoặc những loại cá có vị tanh như nghêu, sò, ốc, hến, lươn, ngao, trai... vì những món ăn có tính hàn có thể làm trẻ lạnh bụng và tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Những món ăn có chứa nhiều chất xơ và những loại nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe của con, nhưng vào thời gian con mắc những bệnh tiêu chảy thì mẹ nên hạn chế dùng nhé. Những loại rau như măng, rau cần, mồng tơi, rau ngót mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng, ngoài cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy thì mẹ nên chủ yếu bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa mẹ là tốt nhất.

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Các bố mẹ có con đang bị tiêu chảy lo lắng không biết cho trẻ ăn gì? Liệu cho trẻ ăn cháo có làm tiêu chảy nặng hơn không? Ăn cháo gì cho trẻ đang bị tiêu chảy là hợp lý nhất? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểm thêm qua bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì?

Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ thường dễ bị mệt mỏi và suy kiệt do mất một lượng lớn nước và điện giải trong cơ thể. Trong giai đoạn này, tuyệt đối không bắt trẻ nhịn và kiêng ăn, để trẻ có thể hồi phục nhanh và phòng suy dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy. Trong đó, các món cháo sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Xem thêm:

  • Đảm bảo bữa ăn cho trẻ được cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất để tạo điều kiện cho sự phục hồi, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn trạng của trẻ.
  • Bố mẹ cần khuyến khích trẻ ăn, có thể chia ra nhiều bữa và mỗi bữa có thể cho trẻ ăn một ít, có thể chia 8-10 bữa/ngày.
  • Thức ăn phải nấu chín kĩ, để giảm nguy cơ bội nhiễm, sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.
  • Người chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi chế biến, các dụng cụ chế biến và sử dụng cho trẻ ăn như bát, thìa, cốc,… nên trần qua nước sôi trước khi sử dụng.
  • Tránh cho trẻ ăn uống các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy.
  • Đảm bảo bù nước và điện giải sớm bằng đường uống cho trẻ.
  • Đối với các trẻ còn bú sữa mẹ cần tiếp tục cho bú mẹ, vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, là thức ăn hoàn hảo cho trẻ trong 4-6 tháng đầu đời. Tránh bắt mẹ kiêng khem quá mức.
  • Đối với trẻ sử dụng sữa động vật, thay thế bằng các loại sữa không có lactose, đường lactose đã lên men hoặc các sản phẩm không có sữa. Cần chú ý, khi trẻ ngừng tiêu chảy, cần cho trẻ từ từ dùng lại các loại sữa thường.
  • Cho trẻ phòng tiêu chảy bằng cách cho uống vaccine chống Rotavirus, với 2 liều uống, liều 1 uống lúc 4 tuần tuổi, liều 2 uống trước 6 tháng tuổi.

Xem thêm: Sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy

Công thức cháo áp dụng đối với trẻ từ 6 tháng trở lên khi trẻ bị tiêu chảy

Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy
Cách chế biến cháo thịt heo và gừng cho trẻ bị tiêu chảy
  • Hợp chất phenolic trong gừng được nghiên cứu có công dụng chữa rối loạn tiêu hóa, có tính kháng khuẩn và làm ấm bụng. Thịt heo cung cấp nguồn protein cao giúp nâng cao tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Cháo thịt heo + gừng nên là món ăn dành cho trẻ trong những ngày trẻ bị tiêu chảy.
  • Nguyên liệu: Gạo tẻ 50 gam , gừng (chọn củ gừng già), thịt nạc heo 50 gam, 2 thìa dầu ăn dinh dưỡng.
  • Cách chế biến:
    • Gạo tẻ vo sạch, ninh nhừ thành cháo.
    • Thịt nạc heo rửa sạch, sau đó đem xay hoặc băm nhuyễn.
    • Gừng rửa sạch sau đó băm nhuyễn.
    • Cho thịt heo và gừng vào nấu với cháo.
    • Cho cháo thịt heo + rừng vào máy xay sinh tố xay nhừ, sau đó nấu sôi lại, cho vào cháo  2 thìa dầu ăn dinh dưỡng. Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng và sử dụng trong ngày để tốt cho trẻ đang bị tiêu chảy.
Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy
Cách chế biến cháo thịt gà và cà rốt cho trẻ bị tiêu chảy đúng cách
  • Cà rốt là một loại rau củ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi rất quen thuộc với người Việt và hầu như thường xuyên được các gia đình sử dụng để chế biến các món ăn. Trong cà rốt chứa alpha – carotene và beta – carotene là hai loại giúp cơ thể tổng hợp thành vitamin A, có công dụng tốt cho thị lực, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa hàm lượng pectin, có tác dụng làm giảm nhu động ruột và giúp kiểm soát tiêu chảy ở trẻ em rất hiệu quả. Thịt gà sẽ là nguồn cung cấp protein hiệu quả trong cháo cho trẻ bị tiêu chảy.
  • Nguyên liệu: Gạo tẻ 50 gam, cà rốt 50 gam,  thịt nạc gà 50 gam, 2 thìa dầu ăn dinh dưỡng.
  • Cách chế biến:
    • Gạo tẻ vo sạch, ninh nhừ thành cháo.
    • Thịt nạc gà rửa sạch, sau đó đem xay hoặc băm nhuyễn.
    • Cà rốt rửa sạch sau đó băm nhuyễn.
    • Cho thịt gà và cà rốt vào nấu với cháo.
    • Cho cháo thịt gà + cà rốt vào máy xay sinh tố xay nhừ, sau đó nấu sôi lại, cho vào cháo 2 thìa dầu ăn dinh dưỡng. Cho trẻ bị tiêu chảy ăn khi cháo còn nóng và sử dụng trong ngày.

Các phụ huynh có thể thay thịt gà bằng thịt heo để nấu cháo cho trẻ bị tiêu chảy.

Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy
Cách chế biến cháo cà rốt và khoai tây cho trẻ bị tiêu chảy
  • Trong cà rốt chứa alpha – carotene và beta – carotene là hai loại giúp cơ thể tổng hợp thành vitamin A, có công dụng tốt cho thị lực, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa hàm lượng pectin, có tác dụng làm giảm nhu động ruột và giúp kiểm soát tiêu chảy ở trẻ em rất hiệu quả trường hợp bé đang bị tiêu chảy.
  • Còn khoai tây thì giàu kali, canxi, magie, kẽm, vitamin C, B1, B2,… giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và nâng cao miễn dịch ở trẻ.
  • Nguyên liệu: Gạo tẻ 50 gam , cà rốt 50 gam,  khoai tây 50 gam, 2 thìa dầu ăn dinh dưỡng.
  • Cách chế biến:
    • Gạo tẻ vo sạch, ninh nhừ thành cháo.
    • Khoai tây và cà rốt rửa sạch sau đó đem hấp chín.
    • Cho khoai tây và cà rốt vào nấu với cháo.
    • Cho hỗn hợp vừa nấu chín vào máy xay sinh tố xay nhừ, sau đó nấu sôi lại, cho vào cháo 2 thìa dầu ăn dinh dưỡng. Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng và sử dụng trong ngày.
  • Không nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,… vì các loại thực phẩm này sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong lồng ruột làm tình trạng tiêu chảy của trẻ trầm trọng thêm.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm nhiều chất xơ hoặc thực phẩm ít dinh dưỡng như tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ,…), các loại rau thô (rau cần, măng,…).
  • Không nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn các thực phẩm sống như rau sống, mắm, nem chua, gỏi cá, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, tiết canh,…
  • Không cho trẻ uống nước lã, nước mưa, nước chưa qua đun sôi để nguội.
  • Cần thay dổi thực đơn của trẻ thường xuyên để tránh trẻ ngán các món ăn và ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ khi trẻ đang bị tiêu chảy.

Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho trẻ khi bị tiêu chảy thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ. Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng dành cho trẻ em

Cháo thịt bò cho bé bị tiêu chảy
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng