Chảy máu chân răng là bị bệnh gì

Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!

Bạn đã biết quá trình niềng răng có mấy giai đoạn chưa? Quy trình niềng răng trong suốt diễn ra thế nào? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiều người lo lắng rằng niềng răng bị hóp má, làm gương mặt hốc hác và xấu đi. Vậy thực hư niềng răng xong bị hóp má có đúng không, Zenyum cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.

Hôi miệng là vấn đề nha khoa phổ biến khiến nhiều người khó chịu và tự ti trong giao tiếp. Vấn đề này liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng và một số dấu hiệu bệnh lý khác. Cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết sau đây các cách chữa hôi miệng tại nhà an toàn và dễ thực hiện nhé!

Có nhiều cách làm trắng răng như tẩy trắng răng, sử dụng kem đánh răng hay làm trắng bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà. Vậy phương pháp làm trắng nào an toàn cho sức khỏe răng miệng và mang lại hiệu quả cao? Cùng Zenyum tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu răng bao gồm viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng,...

1. Viêm nhiễm nướu

Viêm nướu khiến nướu bị sưng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nha chu, hay còn gọi là bệnh nướu răng. Điều này thường xảy ra do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến tích tụ của vi khuẩn trong mảng bám. Vi khuẩn sản xuất chất độc gây kích thích nướu, gây viêm và làm yếu mô nướu liên kết xung quanh chân răng.

Nếu không được điều trị, chảy máu răng có thể dẫn đến viêm nhiễm nướu nặng hơn, làm mất răng và gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên khám nha khoa là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị chảy máu răng.

2. Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng tiến triển nặng của bệnh viêm nhiễm nướu, là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng. Khi vi khuẩn tích tụ trong mảng bám nướu, chúng tạo ra các chất độc gây kích thích nướu và làm mất tính đàn hồi của nướu. Đây là quá trình viêm nhiễm mô mềm xung quanh chân răng và cần được điều trị viêm nha chu kịp thời để tránh bị tụt lợi, mất răng.

3. Áp xe răng

Áp xe răng, còn được gọi là ổ mủ áp xe, là một tình trạng nha khoa mà vi khuẩn gây ra nhiễm trùng nướu và hình thành một ổ mủ dưới nướu gần chân răng. Một trong những triệu chứng điển hình của áp xe chân răng là chảy máu chân răng.

Khi bị áp xe chân răng, người bệnh có thể trải qua những triệu chứng như đau nhức liên tục tại vùng răng bị ảnh hưởng. Đồng thời, có thể xuất hiện các biểu hiện khác như sốt toàn thân và sưng vùng mặt.

4. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Chảy máu chân răng là do thiếu chất dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin khoáng chất như vitamin C, vitamin K,... Nếu bạn thường xuyên ăn uống thiếu dưỡng chất sẽ dẫn đến tình trạng thiếu chất, đặc biệt là thiếu vitamin C, là nguyên nhân khiến chảy máu răng.

5. Chải răng quá mạnh và sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng

Nướu có thể bị chấn thương do dùng bàn chải lông cứng, hoặc đánh răng quá mạnh làm cho tình trạng chảy máu răng xảy ra thường xuyên hơn. Bạn nên đổi sang loại bàn chải đánh răng có lông mềm và dùng lực chải nhẹ hơn để giảm tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng.

6. Sử dụng các loại thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu cũng là một nguyên nhân có thể gây chảy máu chân răng khi đánh răng. Hãy nói cho nha sĩ hoặc bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe và các loại thuốc bạn đang sử dụng vào mỗi lần kiểm tra răng miệng định kỳ. Nếu tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức.

7. Viêm nướu (viêm lợi) khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng sưng lợi và chảy máu khi đánh răng do viêm lợi khi mang thai. Khi có thai, thay đổi nội tiết tố và hormone có thể làm cơ thể phản ứng mạnh hơn với vi khuẩn gây bệnh nướu răng, khiến nướu răng bị sưng viêm.

Đi khám nha sĩ hoặc chuyên gia vệ sinh nha khoa, đánh răng thường xuyên và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và chảy máu nướu trở nên trầm trọng hơn.

8. Sốt xuất huyết gây chảy máu răng

Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu trong máu, làm cho quá trình đông máu chậm lại. Điều này có thể dẫn đến chảy máu ở chân răng, viền nướu dễ dàng và liên tục hơn. Vì vậy, ở một số bệnh nhân bị sốt xuất huyết, đặc biệt ở giai đoạn nguy hiểm vào ngày thứ 3-7 có thể xuất hiện các triệu chứng xuất huyết như chảy máu răng,...

Tuy nhiên chảy máu chân răng không phải là một triệu chứng chung của sốt xuất huyết và không phải là biểu hiện chính trong trường hợp này. Triệu chứng chính của sốt xuất huyết bao gồm sốt cao, mệt mỏi, xuất huyết từ các niêm mạc, như nổi ban do máu dưới da và chảy máu từ mũi hoặc niêm mạc khác.

9. Ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng là một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến các cấu trúc trong miệng, bao gồm cả nướu và răng. Ung thư khoang miệng sẽ gây ra một số triệu chứng như chảy máu ở chân răng, hôi miệng, lở miệng, ăn uống khó khăn, sưng hoặc nổi hạch trong miệng,... Các u ác tính trong khoang miệng có thể lan rộng và xâm lấn vào mô xung quanh, gây chảy máu răng khi ảnh hưởng đến mạch máu nướu.

Khi bạn đã xác định được đâu là nguyên nhân bị chảy máu chân răng, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Thường xuyên bị chảy máu răng khi đánh răng có sao không?

Nếu không hiểu rõ nguyên nhân và không xử lý kịp thời, chảy máu răng khi đánh răng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm nha chu và tổn thương răng cũng như các mô xung quanh. Thậm chí, tình trạng này có thể dẫn đến tụt lợi, mất răng. Đặc biệt, những nhóm người sau đây có nguy cơ cao hơn:

  • Những người mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường: Chảy máu ở chân răng có thể gây tăng lượng đường trong máu, tạo điều kiện cho viêm nội tâm mạc và tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ.
  • Phụ nữ mang thai: Trong thời gian thai kỳ, chảy máu ở chân răng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi, gây nguy cơ sinh non hoặc trẻ sinh non nhẹ cân.

Đối với những nhóm này, việc tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết vấn đề chảy máu chân răng là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tại sao thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng?

Khi thiếu vitamin C, quá trình cơ thể sản sinh collagen bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở mao mạch, mô xương và mô liên kết. Phần nướu không bám chắc vào chân răng, vi khuẩn sẽ tấn công chân răng gây viêm lợi, chảy máu.

Chảy máu chân răng có ảnh hưởng gì không?

Chảy máu chân răng hay chảy máu lợi là một trong những bệnh lý răng miệng hay gặp phải hàng ngày. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn.

Làm thế nào để hết chảy máu chân răng?

9 cách trị chảy máu chân răng dễ thực hiện nhất.

Dùng gạc cầm máu. ... .

Chườm đá lạnh. ... .

Nước súc miệng. ... .

Vệ sinh răng miệng đúng cách. ... .

Dùng nước muối. ... .

Dừng hút thuốc. ... .

Bổ sung thêm vitamin C. ... .

Bổ sung vitamin K..

Nên ăn gì khi bị chảy máu chân răng?

Thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Bạn có thể bổ sung canxi qua các loại thực phẩm như: trứng, hải sản, thịt gà, đậu tương,.... vào bữa ăn hàng ngày. Photpho giúp ngăn cản các loại vi khuẩn xâm nhập vào chân răng gây viêm nướu, giúp răng săn chắc, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.