Chế độ tập luyện người thoái hóa đốt sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng là một bệnh xương khớp mãn tính, thường tiến triển từ từ và tăng dần về cấp độ. Tổn thương cơ bản trong bệnh này là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm cột sống, xương dưới sụn và màng hoạt dịch bị thoái hóa, gây đau cho người bệnh. Nếu không được điều trị đúng, thoái hóa cột sống có thể gây hạn chế vận động, biến dạng cột sống thậm chí là tê liệt chi.

Để giảm đau và ngăn ngừa biến chứng về vận động, người bệnh có thể thực hiện các bài tập sau hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi tập luyện thì cần lưu ý một số điều sau:

Chế độ tập luyện người thoái hóa đốt sống lưng

Bài tập 1: Kéo giãn cơ lưng cho bên chân co

  • Người bệnh nằm ngửa trên giường hoặc thảm tập, một chân gập vuông góc với mặt đất, chân bên kia co lại, hít vào đan tay kéo sát gối về phía ngực rồi duỗi thẳng chân, thở ra. Thực hiện tương tự với bên chân còn lại.

Bài tập 2: Kéo giãn cơ lưng

  • Co 2 chân, đan 2 tay kéo đầu gối về trước ngực, hít vào. Thở ra, duỗi thẳng chân về vị trí ban đầu. Lặp lại 3-5 lần.

Bài tập 3: Nghiêng xương chậu

  • Co 2 gối, đặt 2 chân lên mặt sàn, lưng áp sát sàn. Hít vào nhấc mông lên, thở ra hạ mông xuống. Lặp lại 3-5 lần.

Bài tập 4: Kéo giãn cơ thân mình

  • Nằm ngửa, đan 2 tay ra sau gáy, hít vào, vặn người và nghiêng 2 chân sang bên phải. Thở ra, trở về trạng thái ban đầu. Đổi bên.

Bài tập 5: Tập cơ bụng

  • Nằm ngửa, đan 2 tay ra sau gáy hoặc đặt song song với thân người, lưng ép sát mặt sàn. Co hai chân lên và thực hiện động tác đạp xe, hít thở đều đặn.

Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Các bài tập  dưới đây sẽ giúp người bệnh thoái hóa đốt sống cổ tăng cường sức mạnh nhóm cơ cổ, tăng cường lưu thông máu đến vùng cổ - vai - gáy:

Tư thế cúi gập người

  • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai vai thả lỏng. Hít vào giơ hai tay lên cao. Thở ra, từ từ gập hông về phía trước cho tới khi ngón tay chạm sàn, ôm lấy mắt cá chân, ngực ép vào đùi, đầu chúc xuống mắt nhìn ra sau, hít thở đều. Hít vào, từ từ nâng người lên trở về tư thế ban đầu.

Tư thế chiến binh II

  • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng mép thảm. Hít vào, đạp chân trái ra phía sau, dang hai tay song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Thở ra, gập đầu gối phải vuông góc với thân người, quay đầu nhìn sang bên phải, mắt nhìn theo tay. Giữ tư thế thở đều. Đổi bên.

Tư thế tam giác

  • Đứng thẳng, mở rộng 2 chân ra ngoài mép thảm. Check mũi chân phải hướng ra ngoài một góc 90 độ, chân trái check theo chân phải một góc 15 độ. Hít vào, giơ hai tay song song với mặt sàn. Thở ra, từ từ uốn người sang bên phải cho tới khi tay phải chạm sàn, tay trái hướng lên trần nhà. Chú ý nghiêng người theo khả năng, mắt nhìn lên tay trái. Thở đều. Trở lại tư thế ban đầu và đổi bên.

Tư thế nhân sư

  • Nằm sấp trên thảm, khuỷu tay đặt cạnh vai. Ấn lòng bàn tay và cẳng tay xuống sàn. Siết cơ mông - đùi, hít vào rướn ngực về phía trước, hơi ngửa cổ, mắt nhìn lên trần nhà. Hít thở đều trong 15 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.

Bài tập thể dục thoái hóa đốt sống cổ

Đây là các bài tập giúp tăng khả năng vận động khối cơ cổ, giúp cột sống cổ đúng trạng thái sinh lý, tăng cường tuần hoàn máu lên não, từ đó giúp giảm đau nhức và tình trạng co cứng cổ. Các bài tập này nên được tập thành 1 chuỗi luân phiên.

  • Động tác 1: Hít vào cúi đầu về phía trước sao cho cằm áp sát ngực, thở ra trở lại vị trí ban đầu.
  • Động tác 2: Hít vào ngửa đầu ra phía sau, mắt nhìn lên sàn. Thở ra trở lại vị trí ban đầu.
  • Động tác 3: Hít vào nghiêng đầu sang vai bên phải. Thở ra nghiêng đầu về vai bên phải.
  • Động tác 4: Hít vào xoay đầu từ phải sang trái, thở ra xoay thành 1 vòng. Xoay đầu với biên độ càng rộng càng tốt. Xoay ngược lại.
  • Động tác 5: Đặt tay phải lên trán, ấn mạnh vào đầu đồng thời đầu đẩy mạnh về phía trước để tạo thành lực đối kháng với bàn tay, cột sống cổ giữ thẳng trong 5 giây.
  • Động tác 6: Hai tay đan phía sau đầu, ấn mạnh đầu về phía trước đồng thời dùng đầu ép về phía sau để tạo thành lực đối kháng với lực của tay, cột sống cổ giữ thẳng trong 5 giây.
  • Động tác 7: Đặt tay phải áp vào tai phải, ấn một lực mạnh đẩy đầu sang bên trái đồng thời đầu tạo một lực đối kháng với lực của bàn tay để cột sống cổ giữ thẳng trong 5 giây. Đổi bên
  • Động tác 8: Tay phải vòng qua đầu, áp vào tai trái rồi từ từ kéo đầu về phía bên phải đến khi hết biên độ, giữ nguyên trong 5 giây rồi làm tương tự với bên còn lại.

Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ?

Ngoài thực hiện các bài tập tại chỗ, người bệnh thoái hóa đốt sống lưng cũng được khuyến khích nên đi bộ bởi những lợi ích tuyệt vời sau:

  • Tăng cường sức mạnh khối cơ ở hông, đùi, cẳng chân, bàn chân, từ đó giúp cột sống dẻo dai hơn.
  • Đi bộ giúp thúc đẩy lưu thông máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn.
  • Giúp hệ cơ xương khớp linh hoạt hơn với hoạt động di chuyển nhẹ nhàng, ngăn ngừa các chấn thương có thể xảy ra so với các hoạt động mạnh khác.
  • Giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương, phòng ngừa nguy cơ loãng xương.
  • Giúp kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, phòng chống nguy cơ thừa cân, béo phì.

Đi bộ có lợi cho sức khỏe người bệnh thoái hóa cột sống là vậy nhưng người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

Chế độ tập luyện người thoái hóa đốt sống lưng

Bài thuốc An Cốt Nam chữa thoái hóa cột sống

Song song với tập luyện, người bệnh vẫn được khuyên nên dùng thêm thuốc điều trị để bệnh mau chóng thuyên giảm.

Theo đó, An Cốt Nam là bài thuốc nằm trong phác đồ Đông y của nhà thuốc Tâm Minh Đường, có thành phần từ nhiều dược liệu quý như Sâm Ngọc Linh, Trư Lung Thảo, Thiên Niên Kiện, Bý Kỳ Nam, Dây Đau Xương…

Thuốc An Cốt Nam đã được bào chế ở dạng cao lỏng đóng túi theo liều nên người bệnh không lo phải mất công đun sắc cầu kỳ. Bạn đọc quan tâm đến bài thuốc An Cốt Nam có thể tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây: bài thuốc An Cốt Nam