Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng như thế nào đến Nhật Bản

Trong thế chiến thứ 2, Nhật Bản là một trong những bên tham chiến, “châm ngòi nổ” tại mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quốc gia này cũng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề sau thất bại tại cuộc chiến này và phải đầu hàng không điều kiện. Với bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2 – Cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử.

Nhật Bản là đất nước như thế nào trong thế chiến thứ 2?

Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mỹ) thi được nhiều lợi nhuận từ cuộc chiến. Điều này đem đến nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, công nghiệp.

Cụ thể, trong những năm đầu (1914- 1919), công nghiệp nước này tăng gấp 5 lần, sản xuất phát triển, hàng hóa cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường châu Á. Về nông nghiệp, nông nghiệp Nhật không có nhiều thay đổi, giá gạo tăng và đời sống nhân dân rất khó khăn. Những tàn dư của phong kiến vẫn tồn tại nặng nề ở nông thôn.

Đến năm 1927, Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi kinh tế của nước này. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ. Thêm đó, sự mất cân đối giữa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật thời điểm đó.

Đặc biệt, hậu quả nặng nề từ trận động đất Tokyo dẫn đến sự suy thoái kinh tế với những tổn thất nặng nề. Trận động đất đã làm cho khoảng 140.000 người chết và mất tích, thủ đô Tokyo gần như sụp đổ hoàn toàn.

Đi liền với những khó khăn về tài chính, đời sống xã hội Nhật Bản cũng rất khó khăn, dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh. Năm 1928 diễn ra vụ “bạo động lúa gạo”, các phong trào đấu tranh của công nhân cũng diễn ra vô cùng sôi nổi.

Trước tình hình này, tháng 7/1922, Đảng cộng sản Nhật được thành lập để lãnh đạo phong trào công nhân trong nước.

Xem thêm: Điều kiện đi xuất khẩu lao động nhật bản

Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2

Trong những năm từ 1929-1939, nền kinh tế Nhật phải chịu những hậu quả nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Công nghiệp giảm 32%, ngoại thương giảm 80%, 3 triệu lao động thất nghiệp, những cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra quyết liệt. Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu người.

Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.

Khởi đầu của chính sách này là việc chiếm Trung Quốc, châm ngòi nổ cho chiến tranh thế giới thứ 2 tại mặt trận châu Á- Thái Bình Dương và sau đó là châu Á và toàn thế giới.

Cụ thể, tháng 9/1931, Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô rộng.

Đến khoảng đầu thập niên 1930, Nhật Bản diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản.

Trong lúc này, hạt nhân Đảng cộng sản đã tổ chức nhiều hình thức chống phát xít hóa, lôi kéo nhân dân, sĩ quan và binh lính. Tuy các cuộc đấu tranh đều thất bại, xong cũng góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa tại Nhật Bản.

Xem thêm: Thủ tục đi xuất khẩu lao động nhật

Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Nhiều khó khăn bao trùm quốc gia này như thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát nặng nề.

Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với trước chiến tranh. Nhật Bản phải dựa vào sự “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.

Dưới chế độ quân quản của Mỹ, một loạt các chính sách dân chủ được tiến hành như ban hành hiến pháp mới, thực hiện cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng phạt tội phạm chiến tranh, giải giáp các lực lượng vũ trang, ban hành các quyền tự do dân chủ. Những chính sách này đã đem đến không khí mới với các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy sự phát triển đất nước.

Từ năm 1945-1950, nước Nhật bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế, nền kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, chỉ từ những năm 70 trở đi, kinh tế nước này phát triển mạnh mẽ. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.

Xem thêm: Hồ sơ đi xuất khẩu lao động nhật bản

Vì sao Nhật Bản lại có bước phát triển vượt bậc như vậy? Hãy tham khảo bài viết: Tìm hiểu về đất nước Nhật Bản – Viên Ngọc từ đống đổ nát

Nước Nhật cũng rất coi trọng việc phát triển kinh tế, xã hội với hàng trăm viện khoa học- kỹ thuật, phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước và mua các phát minh nước ngoài. Tình hình chính sách đối nội, đối ngoại cũng được cải thiện và phát triển. Sau năm 1951, Nhật Bản trở thành đồng minh của Mỹ nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở Viễn Đông.

Hiện nay thị trường lao động Nhật Bản đang mở ra nhiều cơ hội cho những lao động muốn kiếm thêm thu nhập cũng như học hỏi và trau dồi kỹ năng chuyên môn. Nếu bạn muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì cần tìm hiểu kỹ thông tin cũng như lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân nhé!

Xem thêm: Chi phí xuất khẩu lao động nhật bản

Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

(trang 97 sgk Lịch Sử 8): - Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 -1929 ?

Trả lời:

- Sau Chiến tranh thế giưới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. Nhật Bản trở thành một cường quốc duy nhất ở châu Á được các nước lớn, trong đó có Mĩ thừa nhận.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, lại chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ.

(trang 98 sgk Lịch Sử 8): - Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản

Trả lời:

Ngay từ năm 1927, thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới: khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng mở rộng, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

(trang 98 sgk Lịch Sử 8): - Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

Trong những năm 1929-1939, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, đã diễn ra nhiều hình thức nhằm chống lại quá trình phát xít hóa ở Nhật, cuộc đấu tranh không những lan rộng trong các tầng lớp nhân dân mà còn lôi cuốn cả binh lính và sĩ quan Nhật tham gia.

Bài 1 (trang 98 sgk Lịch sử 8): Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

- Sau Chiến tranh thế giưới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. Nhật Bản trở thành một cường quốc duy nhất ở châu Á được các nước lớn, trong đó có Mĩ thừa nhận.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, lại chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ.

Bài 2 (trang 98 sgk Lịch sử 8): Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?

Lời giải:

Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật.

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 62 VBT Lịch Sử 8: Hãy điền những nét lớn về tình hình Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1929 trên các mặt:

Lời giải:

 - kinh tế:

   + 1918 – 1927: nền kinh tế Nhật Bản phát triển: sản lượng công nghiệp tăng nhanh, thị trường buôn bán được mở rộng....

   + Từ 1927, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

   - xã hội: Hàng loạt các cuộc đấu tranh chống chính phủ của quần chúng lao động đã diễn ra. Tiêu biểu là: cuộc “bạo động lúa gạo” (1918)....

Bài 2 trang 62 VBT Lịch Sử 8: Lập bảng so sánh tình hình Nhật Bản và nước Mĩ trong những năm 1918 – 1929 trên các mặt:

Lời giải:

Nội dungNhật Bản
Hoàn cảnh lịch sử- Được hưởng nhiều lợi ích từ chiến tranh thế giới thứ nhất.- Được hưởng nhiều lợi ích từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế- Kinh tế phát triển trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng lâm vào khủng hoảng, suy thoái.- Kinh tế bước vào thời kì phát triển phồn vinh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Tình hình chính trị - xã hội- chính trị - xã hội không ổn định: phong trào đâuts tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi.- Nền thống trị của giai cấp tư sản được củng cố.

- xã hội ổn định.

Bài 3 trang 63 VBT Lịch Sử 8: Trình bày những nét nổi bật của tình hình nước Nhật trong những năm 1929 – 1939:

   a. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Nhật:

   b. Nhật Bản đi theo con đường phát xít hóa như thế nào?

Lời giải:

 a. - Kinh tế: Lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng: năm 1931, sản lượng công nghiệp giảm 32.5%, ngoại thương giảm 80% so với năm 1929.

   - Xã hội: hàng triệu người thất nghiệp, các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra sôi nổi.

   - chính trị: lực lượng quân phiệt ngày càng tăng cường ảnh hưởng trong đời sống chính trị Nhật Bản.

   b. - Nhật Bản chuyển sang chế độ độc tài phát xít thông qua việc:

   + Thứ nhất: Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

  + Thứ hai: tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa: Tháng 9/1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất này thành thuộc địa.

Video liên quan

Chủ đề