Cho đến nay máy tính đã phát triển qua bao nhiêu thế hệ

Thế hệ thứ nhất

Thế hệ máy tính thứ nhất nằm trong giai đoạn 1946 - 1959. Máy tính này sử dụng ống chân không làm linh kiện cơ bản cho bộ nhớ và mạch điện cho CPU (Central Processing Unit - đơn vị xữ lý trung tâm). Các ống này giống như những bóng đèn điện, sinh ra rất nhiều nhiệt và dễ bị nung chảy thường xuyên. Do đó, nó rất đắc tiền và chỉ được dùng trong các tổ chức rất lớn.

Cho đến nay máy tính đã phát triển qua bao nhiêu thế hệ

Trong thế hệ này, hàng loạt hệ điều hành xử lý đã được sử dụng. Bìa đục lỗ, băng giấy và băng từ được làm thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra. Máy tính sử dụng mã máy làm ngôn ngữ lập trình.

Đặc điểm chính của thế hệ thứ nhất là:
  • Công nghệ ống chân không
  • Độ tin cậy thấp
  • Chỉ hỗ trợ ngôn ngữ máy
  • Rất đắc tiền
  • Sinh ra nhiều nhiệt
  • Thiết bị đầu vào và đầu ra chậm
  • Kích thước khổng lồ
  • Cần dòng điện xoay chiều AC
  • Không thể xách tay
  • Tiêu thụ lượng lớn điện năng
Một vài máy tính của thế hệ này là:
  • ENIAC
  • EDVAC
  • UNIVAC
  • IBM-701
  • IBM-650

Câu chuyện nguồn gốc về chiếc máy vi tính điện tử đầu tiên (ENIAC)đến những cột mốc đáng nhớ của lịch sử phát triển máy vi tính.

5 thế hệ máy tính và đặc điểm của chúng



Mỗi cái năm thế hệ của máy tính được đặc trưng bởi một sự phát triển công nghệ quan trọng có sự thay đổi sáng tạo trong cách thức hoạt động của máy tính.

Máy tính đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống con người, nhưng máy tính như chúng ta biết ngày nay rất khác so với các mô hình ban đầu.

Cho đến nay máy tính đã phát triển qua bao nhiêu thế hệ

Nhưng máy tính là gì? Một máy tính có thể được định nghĩa là một thiết bị điện tử thực hiện các phép toán số học và logic.

Một định nghĩa phổ biến khác có thể nói rằng máy tính là một thiết bị hoặc máy móc có thể xử lý một số tài liệu nhất định để biến nó thành thông tin.

Để hiểu hoạt động cơ bản của máy tính, cần xác định dữ liệu, xử lý và thông tin.

Dữ liệu là tập hợp các yếu tố cơ bản tồn tại nếu không có chuỗi; bởi bản thân họ không có ý nghĩa.

Xử lý là quá trình mà thông tin có thể được trích xuất từ ​​dữ liệu. Và cuối cùng, thông tin là yếu tố cuối cùng của bất kỳ công việc xử lý nào.

Máy tính điện tử đầu tiên được phát minh vào năm 1833; nó là thiết bị đầu tiên có động cơ phân tích.

Thời gian trôi qua, thiết bị này đã được chuyển đổi thành một cỗ máy đáng tin cậy có thể thực hiện công việc nhanh hơn. Đây là cách thế hệ máy tính đầu tiên có máy ENIAC ra đời.

Lịch sử máy tính Tóm lược quá trình hình thành và phát triển

Phúc Nguyễn 09/03/2021 1 bình luận

Mục lục

  • 1 Những máy tính toán đầu tiên
  • 2 1801: công nghệ thẻ đục lỗ
  • 3 Thập niên 1930–1960: máy tính toán để bàn
  • 4 Máy tính tương tự cải tiến
  • 5 Máy tính số thuở sơ khai
    • 5.1 Zuse
    • 5.2 Colossus
    • 5.3 Sự phát triển của người Mỹ
      • 5.3.1 ENIAC
  • 6 Máy von Neumann thế hệ đầu tiên
  • 7 Thế hệ thứ hai: transistor
  • 8 Sau 1960: thế hệ thứ ba về sau
  • 9 Chú thích
    • 9.1 Ghi chú
    • 9.2 Tham khảo
    • 9.3 Nguồn
  • 10 Liên kết ngoài

Những máy tính toán đầu tiênSửa đổi

Bàn tính (con số hiển thị trên bàn tính này là 6.302.715.408)

Nhiều thiết bị đã được dùng để trợ giúp con người trong việc tính toán từ cách đây hàng ngàn năm, sử dụng tương ứng một-một với ngón tay của chúng ta.[k] Thiết bị đếm sớm nhất có thể là que tính. Sau đó những thiết bị hỗ trợ việc lưu giữ số liệu tại vùng Trăng lưỡi liềm màu mỡ bao gồm các hình thù đất sét, đại diện cho số đếm các vật, có thể là thú nuôi hay thóc lúa, được dán kín trong thùng chứa.[l][3] Bàn tính được dùng trong công việc liên quan đến con số. Bàn tính La Mã được dùng tại Babylonia từ năm 2400 TCN. Kể từ đó, nhiều loại bàn hoặc thẻ dùng để đếm đã được phát minh ra. Trong phòng tính toán vào thời trung cổ, một miếng vải để tính toán được đặt trên bàn, và các vật ghi di chuyển xung quanh theo một quy luật nào đó, như một cách hỗ trợ tính tổng tiền.[m][4]

Một số máy tính tương tự được xây dựng vào thời cổ đại và trung cổ để thực hiện các phép tính thiên văn. Nó bao gồm máy Antikythera và dụng cụ đo độ cao thiên thể của Hy Lạp cổ đại (khoảng 150-100 TCN), và nói chung được xem là những máy tính cơ khí đầu tiên.[5] Những dạng thiết bị cơ khí đầu tiên được dùng để thực hiện một số loại phép tính bao gồm bình đồ địa cầu; một số phát minh của Abū Rayhān al-Bīrūnī (khoảng 1000 CN); Equatorium của Abū Ishāq Ibrāhīm al-Zarqālī (khoảng 1015 CN); máy tính thiên văn theo kỹ thuật tương tự của những nhà thiên văn và kỹ sư Hồi giáo thời Trung cổ, và Tháp đồng hồ thiên văn của Tô Tụng trong thời kỳ nhà Tống.

John Napier (1550–1617) đã ghi rằng phép nhân và phép chia các số có thể thực hiện lần lượt bằng phép cộng hoặc trừ logarit của các số đó. Khi tạo ra bảng logarit đầu tiên Napier cần phải thực hiện nhiều phép nhân, và nhờ vào điểm này mà ông thiết kế ra Napier's bones, một thiết bị giống như bảng tính được dùng để nhân và chia.[6] Vì số thực có thể được biểu diễn bằng chiều dài hoặc khoảng cách trên một đường thẳng, thước loga được phát minh vào những năm 1620 cho phép thực hiện phép nhân và chia nhanh hơn rất nhiều so với trước đó.[7] Thước loga được nhiều thế hệ kỹ sư và những công nhân chuyên nghiệp cần toán nhiều sử dụng từ lúc đó, cho đến khi có phát minh máy tính bỏ túi. Các kỹ sư trong chương trình Apollo với mục tiêu gửi con người lên Mặt Trăng đã thực hiện nhiều phép tính toán trên thước loga, với độ chính xác đến ba hoặc bốn con số.

Một máy tính cơ khí vào năm 1914. Để ý cánh tay được dùng để xoay bánh xe.

Vào năm 1623, Wilhelm Schickard đã tạo ra chiếc máy tính cơ khí kỹ thuật số đầu tiên và do đó trở thành cha đẻ của kỷ nguyên máy tính.[8] Vì chiếc máy của ông sử dụng nhiều kỹ thuật như răng và bánh răng được phát triển đầu tiên dành cho đồng hồ, nó còn có tên 'đồng hồ tính toán'. Nó được sử dụng vào thực tế nhờ người bạn của ông, Johannes Kepler, người đã tạo ra cuộc cách mạng về thiên văn học. Tiếp sau đó là những bộ máy do Blaise Pascal (Pascaline, 1642) và Gottfried Wilhelm von Leibniz (1671) sáng chế. Máy tính nguyên thủy của Pascal (1640) hiện còn được bảo quản tại Bảo tàng Zwinger.

  • "Thật là không đáng khi những con người xuất sắc lại mất hàng giờ để làm công việc tính toán như nô lệ trong khi nó có thể được giao cho bất cứ ai nếu máy móc được sử dụng." —Leibniz

Khoảng năm 1820, Charles Xavier Thomas đã tạo thành công chiếc máy tính cơ học được sản xuất hàng loạt đầu tiên,[9] Máy kế toán Thomas, nó có thể cộng, trừ, nhân, và chia. Nó dựa chủ yếu vào công trình của Leibniz. Những chiếc máy tính cơ học, như máy cộng trừ cơ số 10, máy đếm, Monroe, Curta và Addo-X vẫn còn được sử dụng cho đến những năm 1970.

Leibniz cũng đã mô tả hệ thống số nhị phân,[10] một thành phần cốt lõi của mọi máy tính hiện đại. Tuy nhiên, cho đến những năm 1940, nhiều thiết kế sau đó (bao gồm những chiếc máy của Charles Babbage vào những năm 1800 và thậm chí ENIAC năm 1945) vẫn dựa trên hệ thập phân;[n] Máy đếm vòng của ENIAC đã vượt qua phép tính của các bánh xe số trong máy cộng cơ học.