Chu trình lắng nghe là gì

Chúng ta cần xác định rõ sự khác nhau giữa nghe và lắng nghe là khác nhau và nhân viên CTXH cần phân biệt nghe và lắng nghe.Vậy đâu là những yếu tố quan trọng của kỹ năng lắng nghe?

  • Nghe là thụ động, là trạng thái tự động mang tính vật lý, chúng ta có thể nghe bất kỳ một âm thanh nào hoặc bất cứ ngôn từ nào theo đúng nghĩa đen
  • Lắng nghe là chủ tâm, chủ động., sừ dụng trí óc và ngôn ngử cơ thể, có sự phân tích âm thanh, tiếng động, thông tin để có thể sàng lọc những thông tin quan trọng và giữ lại hoặc loại bỏ những thông tin không cần thiết để cố gắng hiểu thông điệp mà người nosi muốn gởi tới và đây chính là quá trình chủ động
  • Lắng nghe đòi hỏi tập trung, tìm kiếm tích cực ý nghĩa của đối tượng nói. Trong giao tiếp chúng ta phải cố gắng tạo ra trạng thái lắng nghe để đón nhận và hiểu đúng, để giao tiếp cởi mở, để chọn lọc thông tin.
  • Lắng nghe chính là nghe bằng tai, mắt và bằng tâm vì nghe bằng tai để chúng ta có sự sàn lọc các thông tin, nghe bằng mắt để quan sát về mặt cảm xúc và kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể để hiểu điều mà người bệnh/thân nhân đang mong muốn được chia sẻ và lắng nghe bằng tâm đó chính là thấu hiểu.

Ví dụ như gia đình tôi nghe nói nếu lấy tủy sống để kiểm tra nguyên nhân người bệnh bị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não…) thì có khả năng người bệnh có những di chứng về mặt thể chất

Nghe ở đây chính thông tin về việc lấy tủy sống để kiểm tra nguyên nhân bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương

Còn lắng nghe chính là thân nhân đang lo lắng nếu như lấy tủy để kiểm tra thì có khả năng người bệnh có những di chứng về sau hoặc họ đang phân vân về việc có nên để bác sĩ lấy tủy sống để kiểm tra hay không?

  • Vì thế, chúng ta phải hiểu lắng nghe là sự sàn lọc thông tin và hiểu đúng vấn đề, mong đợi của người bệnh/thân nhân và họ đến với nhân viên CTXH vì có nhu cầu được nghe và được thấu hiểu. Điều đó giúp họ chia sẻ những suy nghĩ của mình, qua quá trình lắng nghe chúng ta sẽ hiểu được mục đích của mà họ cần nhân viên CTXH, thấu cảm với bối cảnh, câu chuyện của họ và

2. Những yếu tố quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe kết nối mọi người, giúp mọi người có thể biết lẫn nhau, chấp nhận những quan điểm khác nhau, phá vỡ những rào cản về khuôn khổ, có cái nhìn sâu sắc về một cá thể riêng biệt về những quan điểm, suy nghĩ và có những trải nghiệm khác nhau. Yếu tố quan trọng của kỹ năng lắng nghe bao gồm sự chủ động nhấn mạnh vào giá trị của các mối quan hệ. Tham vấn trong công tác xã hội thì đôi khi lắng nghe là tất cả những gì người

Nhu cầu của một người chỉ cần được lắng nghe. Lắng nghe giúp người bệnh/thân nhân xử lý tổn thất và xác nhận những gì mà họ đang cô đơn, bối rối, hoặc sợ hãi. Nó cho phép mọi người biết rằng họ là có giá trị, rằng họ có vấn đề.

Khi nhân viên CTXH lắng nghe một cách sâu sắc, điều này giúp tăng cường sự tin tưởng và mối quan hệ tốt với người được tham vấ và đồng thời giúp việc lập kế hoạch hỗ trợ tiếp theo tích cực hơn

3. Những kỹ thuật lắng nghe

Lắng nghe chủ động

Lắng nghe chủ động mục đích tập trung vào bạn đang lắng nghe ai đó để hiểu những gì người bệnh hay thân nhân đang nói. Trong quá trình lắng nghe, nếu có thể chúng ta lập lại những ngôn từ bằng cách diễn tả của mình về những điều mà người bệnh/ thân nhân chia sẻ để họ cảm thấy thoải mái. Điều này không phải là mình đồng ý với họ mà chủ yếu để hiểu những gì họ đang nói. Ngoài ra cần chú ý đến một số chi tiết kỹ thuật sau

  • Không chỉ nghe những gì được nói ra mà còn nghe cách thức nói: nghe nội dung, nắm bắt cảm xúc và ý nghĩa của những gì được nói rồi
  • Lắng nghe có hiệu quả trị liệu cho người được lắng nghe, họ có thể giải bày và nói được ra bằng lời khó khăn của mình.
  • Lắng nghe người bệnh, không chỉ lời nói mà còn hành vi của họ, đem lại cho họ một sự chia sẻ có lợi cho việc tham vấn.
  • Chủ động tham gia

Nhân viên CTXH khi lắng nghe những ngôn từ, cảm xúc và các quan điểm, vấn đề của người bệnh, thân nhân thì chủ động lắng nghe đòi hỏi nhiều hơn chứ không hẳn chỉ việc nghe những gì họ nói mà còn tập trung vào một số kỹ thuật sau:

  • Chú trọng thể hiện ngôn ngữ cơ thể, âm điệu, tốc độ và ngôn từ của mình khi đưa thông tin phản hồi cho người bệnh, thân nhân. Duy trì tương tác ánh mắt để thể hiện với người bệnh, thân nhân là mình đang quan tâm đến những điều họ đang chia sẻ.
  • Chú trọng vào ngôn ngữ cảm xúc để đáp ứng phù hợp với cảm xúc của họ. Đây là mức độ lắng nghe sâu hơn vào đời sống nội tâm của người nói. Tình cảm của người nói có thể là tức giận, bối rối, căng thẳng, ngượng ngùng, chán nản, vui vẻ, tự hào, cảm phục, bất mãn… Để lắng nghe được tình cảm của người nói, chúng ta thường lắng nghe âm lượng và cường độ giọng nói, những biểu hiện trên nét mặt, điệu bộ…, sự im lặng hơn là lắng nghe từ ngữ được nói ra. Vì vậy, việc quan sát rất cần để giúp chúng ta nghe tình cảm của người nói. Cảm xúc đôi khi có nhiều ý nghĩa hơn những gì được nói ra. Ví dụ, Người bệnh/ người nhà nói với bạn là họ có nhiều người thân và mối quan hệ tốt nhưng thực tế không có ai hỏi thăm, giúp đỡ họ khi đau ốm.
  • Biết cách chọn lọc thông tin và lý giải các thông điệp một cách rõ ràng
  • Chỉ sử dụng câu hỏi để xác định lại vấn đề khi chưa rõ.

Lắng nghe có phản hồi

  • Thuật lại những gì họ đã chia sẻ để đảm bảo rằng người bệnh/thân nhân hiểu những gì nhân viên CTXH đã nghe một cách or ràng
  • Ghi nhận lại những gì họ đã chia sẻ và có thể thảo luận về các tiến trình tiếp theo để giải quyết các vấn đề liên quan của họ

Những điều lưu ý khi lắng nghe

  • Luôn thể hiện được nhận thức của thói quen lắng nghe người bệnh mọi lúc mọi nơi và tiếp tục để kiểm tra xem họ có cảm thấy đang dược hỗ trợ một cách thích hợp nhất
  • Kìm chế những cảm giác tiêu cực như chán nghe, cho là không quan trọng để nghe…
  • Không phán xét tức thời những gì người khác đang nói
  • Không dừng cuộc đối thoại đột ngột khi suy nghĩ của họ đang được tuông ra bằng lời nói

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bạn luôn nghĩ rằng bạn là người biết lắng nghe, thế nhưng đó chỉ dừng lại là nghe thông thường. Kỹ năng lắng nghe không đơn thuần là nghe mà nó còn là sự thấu hiểu và học hỏi. Vậy thật sự kỹ năng lắng nghe là gì? Lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào? Cùng CET tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Nghe là một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh. Còn lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện.

Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo. Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng vào môi trường làm việc mà còn áp dụng vào đời sống gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Và kỹ năng lắng nghe cũng là điều cơ bản mà một doanh nghiệp, công ty đòi hỏi ở nhân viên của họ.

Chu trình lắng nghe là gì

Lắng nghe là quá trình chủ động, mong muốn thấu hiểu và
chia sẻ với người khác (Ảnh: Internet)

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Trong công việc

Dù là ngành nghề nào từ luật sư, tư vấn, bán hàng, nhân viên văn phòng… thì kỹ năng lắng nghe luôn luôn quan trọng. Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm; thấu hiểu tích cách, thói quen, sở thích, tâm tư tình cảm của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác mà còn giúp ta đưa ra được những ý tưởng để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đặc biệt, đối với các nhà lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp họ thấu hiểu nhân viên của mình, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả làm việc.

Trong cuộc sống

Kỹ năng lắng nghe giúp chúng ta xây dựng và phát triền mối quan hệ. Vì trong giao tiếp, ai cũng muốn được người khác lắng nghe, muốn có nơi để trút nỗi phiền muộn. Do đó, nếu bạn biết cách lắng nghe, khích lệ, ủng hộ đúng cách, thì cuộc giao tiếp sẽ thành công hơn. Từ đó, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên gắn bó và tin tưởng hơn.

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Tập trung lắng nghe

Tập trung lắng nghe những gì người khác nói chính là tôn trọng họ. Trong quá trình giao tiếp, sự lơ đễnh, thiếu tập trung vào câu chuyện sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người nói. Nếu bạn chỉ nghe ngẫu nhiên nhưng không tập trung, không hiểu người đối diện nói những gì nghĩa là bạn chưa đặt mình vào câu chuyện. Sự tập trung của bạn còn thể hiện qua cảm xúc, ánh mắt, thái độ, cử chỉ khi trò chuyện.

Khuyến khích người nói

Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình để bày tỏ quan điểm của mình với những gì họ nói như: Cười, gật đầu, tiếc nuối, hạnh phúc, lo lắng… Hoặc bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể là lắc lư, bắt tay, đặt tay lên vai, xích lại gần hơn…

Bên cạnh đó, bạn có thể biểu đạt bằng những câu như: “Thế à!”, “Ồ, tôi hiểu rồi!”, “Tiếp đến thế nào?”… Những biểu hiện của bạn sẽ là nguồn an ủi, khuyến khích người nói, tạo động lực cho cuộc rèo chuyện, giúp họ sẵn lòng chia sẻ và khiến mối quan hệ gắn bó hơn.

Chu trình lắng nghe là gì

Kỹ năng lắng nghe giúp ta thấu hiểu và yêu mến
những người xung quanh hơn (Ảnh: Internet)

Phản hồi người nói

Cứ mãi lắng nghe vẫn chưa đủ, bạn không thể chỉ lắng nghe trong suốt một câu chuyện dài mà bạn cần bày tỏ sự quan tâm bằng cách trả lời những câu nói của người đối diện. Hoặc bạn có thể đặt câu hỏi liên quan đến những nội dung đang nói để gợi mở câu chuyện, giúp cho họ chia sẻ nhiều hơn. Sự phản hồi của người nghe sẽ giúp cho cuộc trò chuyện thêm phần sinh động.

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng rằng bạn sẽ hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe là gì, tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong đời sống và cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe thành thạo. Hãy cố gắng rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng này ngay từ bây giờ bạn nhé!