Chu trình quản lý ngân sách nhà nước Việt Nam

Năm ngân sách của nước CHDCND Lào bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 của năm. Còn về chu trình NSNN được thể hiện ở ba nội dung chính: lập dự toán NSNN, tổ chức chấp hành dự toán NSNN và quyết toán NSNN. Phân cấp quản lý chu trình NSNN thực chất là việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc lập, chấp hành, quyết toán NSNN.

Đối với việc lập dự toán NSNN

Theo Luật NSNN Lào năm 2015 đã quy định nguyên tắc, phương pháp cũng như quy trình lập thể hiện quyền hạn, trách nhiệm các cấp chính quyền. Cụ thể việc lập dự toán năm ngân sách, thực hiện như sau:

Phải lập trên cơ sở chiến lược tài chính trung hạn, dài hạn mà Chính phủ đã quy định theo phê chuẩn của Quốc hội;

Phải phù hợp với tăng trưởng kinh tế vĩ mô và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ nhằm ổn định tài chính;

Phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ;

Phải bắt đầu từ cấp cơ sở lên theo chỉ thị, chỉ tiêu chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính;

Việc lập dự toán thu ngân sách năm phải căn cứ vào khả năng khai thác nguồn thu từ các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tính theo luật định.

– Lập dự toán thu ngân sách năm thực hiện như sau:

Phải đảm bảo tính công bằng và thống nhất được phân bổ theo định mức chi ngân sách mà Chính phủ đã thông qua từng thời kỳ;

Phải căn cứ vào khả năng nguồn thu nhằm duy trì mức bội chi ngân sách ở mức hợp lý và bảo đảm ổn định về kinh tế – tài chính.

– Trong thời gian lập dự toán ngành tài chính phải thực hiện như sau:

Thảo luận với các tổ chức nhà nước và các tổ chức khác có liên quan đến Tỉnh và Huyện để nghiên cứu, quy định khả năng thu – chi ngân sách;

Kiến nghị các phương pháp để bảo đảm cân đối ngân sách chung trong lúc thảo luận nếu có ý kiến khác nhau cơ quan tài chính phải báo cáo Tỉnh trưởng, Đô trưởng có sự chỉ đạo và quyết định theo thẩm quyền.

Bộ Tài chính tổng hợp dự toán thu – chi ngân sách của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước và các tổ chức khác có liên quan ở Tỉnh và Huyện, kể cả dự toán cân đối NSNN báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt gồm có kết luận về tình hình thực hiện thiếu hụt ngân sách nhà nước từng năm đã qua, Báo cáo thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước của năm, Để xuất chính sách tài chính, chính sách tài khóa và kế hoạch ngân sách nhà nước trung hạn và năm tới, Bảng dự toán kế hoạch ngân sách nhà nước của các tổ chức công và các tổ chức khác của trung ương và địa phương, Báo cáo thực hiện nợ công, nợ cố định, nợ đã qua hạn, chi phí và lãi phải trả và dự báo nợ công trung hạn, Danh sách các chương trình và dự án thường xuyên của nhà nước, dự án đầu tư của nhà nước loại 1, các dự án đầu tư quốc gia, Các chương trình, dự án hỗ trợ ngân sách nhà nước với mục tiêu cụ thể của trung ương và địa phương. Theo quy định thì trình tự lập dự toán NSNN của tỉnh được tiến hành như sau:

Tháng 3 Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành hướng dẫn xây dựng ngân sách nhà nước hàng năm và thông báo dự toán ngân sách cho trung ương và địa phương.

Các cơ quan, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội trực thuộc Tỉnh và Huyện phải lập dự toán ngân sách của mình gửi cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp dự toán NSNN hoàn chỉnh trước ngày 30 tháng 6 hàng năm trình chính phủ thông qua Quốc hội mà Quốc hội thảo luận và quyết định dự toán NSNN gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

Ÿ Tổng dự toán thu, chi của NSNN.

Ÿ Mức bội chi của NSNN.

Ÿ Kế hoạch thanh toán nợ.

Ÿ Các dự án đầu tư có quy mô lớn.

Ÿ Kế hoạch thu chi của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Trung ương và tỉnh, thành phố.

Bộ tài chính nghiên cứu, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước toàn đất nước để gửi cho chính phủ xem xét trong tháng 7.

Khi dự toán được Quốc hội phê chuẩn sau 15 ngày Chính phủ ban hành Nghị định tổ chức thực hiện dự toán. Bộ Tài chính ra thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao chỉ tiêu thu, chi cho các cơ quan, các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội trực thuộc tỉnh và Huyện. Các cơ quan, các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trực thuộc Tỉnh và Huyện giao chỉ tiêu thu, chi cho các đơn vị trực thuộc của mình, đồng thời cũng thông báo cho cơ quan tài chính và kho bạc trực thuộc để thường xuyên quản lý theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện dự toán thu – chi, đồng thời gửi tỉnh trưởng, đô trưởng để trình hội đồng nhân dân cấp mình xem xét, sau đó gửi cho Bộ tài chính tổng hợp trước ngày 30 tháng 11 để báo cáo chính phủ

Trong quá trình thực hiện dự toán nếu xen thấy do điều kiện khách quan sau 6 tháng thực hiện mà không thực hiện được thì có thể điều chỉnh dự toán. Việc xây dựng kế hoạch điều chỉnh dự toán cũng được thực hiện theo quy trình lập dự toán và Chính phủ có trách nhiệm trình Quốc hội quyết định.

Như vậy, có thể nói việc lập dự toán, giao dự toán là công việc chiếm khoảng thời gian khá dài, chiếm hơn 1/2 năm NSNN và diễn ra cũng khá phức tạp. Tình hình đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đối với vấn đề chấp hành NSNN

(1) Chấp hành dự toán NSNN thực chất là quá trình tổ chức thực hiện dự toán thu, chi NSNN. Việc tổ chức chấp hành dự toán NSNN được thực hiện bằng nhiều biện pháp kinh tế xã hội như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất. lưu thông, phân phối… Xét ở góc độ phân cấp quản lý NSNN, việc chấp hành dự toán thu chi NSNN là việc phân định, quyền hạn, trách nhiệm giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi của NSNN. Đối với vấn đề chấp hành NSNN xét ở góc độ phân cấp quản lý NSNN, Luật NSNN năm 2015 quy định:

Cơ quan thu NSNN bao gồm:

(1) Ngành thuế;

(2) Ngành hải quan;

(3) Các cơ quan được Chính phủ cho phép chương trình được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

(4) Các quỹ tài chính và đơn vị hành chính sự nghiệp được Chính phủ cho phép thành lập và được Bộ trưởng tài chính ủy quyền thực hiện nhiệm vụ thu.

Cơ quan NSNN có trách nhiệm sau:

(1) Lập kế hoạch thu, thu thập thông tin số liệu thống kê đầy đủ, tính toán chính xác và đảm bảo tính công bằng, minh bạch và công khai, việc lập kế hoạch NSNN phải căn cứ vào kết quả và xử lý được nhược điểm trong tổ chức dự toán NS những năm qua tạo sự linh hoạt về tài chính, ngân sách đúng theo pháp luật; việc xây dựng dự toán thu trong năm ngân sách phải tính chi tiết, đầy đủ, rõ rang và kịp thời mà căn cứ vào các nguồn thu đã có và nguồn thu ổn định là chính trên cơ sở phát triển nền kinh tees quốc dân; chú trong nguồn thu chưa thu được đầy dủ còn nợ đọng thuế trong thời gian qua gồm cả nguồn thu phát sinh mới và các nguồn thu khác chưa được khai thác. Nghiên cứu lập kế hoạch thu viện trợ nước ngoài đuộc rõ rang và đầy đủ theo hợp đồng và thỏa thuận và đảm bảo mọi khoản thu tập trung vào NSNN; còn về lập dự toán chi NS hàng năm phải tính chi tiết theo nhu cầu cần thiết thực tế, hiệu quả, đúng mục đích và theo mục lục ngân sách NN, đúng theo pháp luật trêm cơ sở khả năng thu NS, chi phải phù hợp với chiến lược, chính sách ưu đãi của ngành và địa phương đặc biệt là phải tiết kiểm chống lãng phi;

(2) Tuyên truyền, hướng dẫn về văn bản pháp luật của ngành tài chính cho các đối tượng có nghĩa vụ nộp ngân sách, tăng cường bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ, chất lượng công việc mà phải tang các buổi tuyên truyền hướng dẫn phổ biến cho người dân; tân tình chỉ hướng, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho dân; thành lập bộ phân tuyên truyền hỗ trợ người dân;

(3) Tổ chức, quản lý khoản thu thuế, hải quan, công sản, phí, lệ phí khác và các khoản thu khác đúng quy định của pháp luật, đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch. Phải phân loại rõ khoản thu nhu: thu thuế, thu từ tài nguyên thiên nhiên khoáng sản, phí, lệ phí, thuế đất, thu sự nghiệp, thu các quỹ và thu từ nhà máy thủy điển; đối với hải quan, các khoản hải quản thu là khoản thu trung ương 100% theo luật quy định nhưng phải tách rõ thu các cơ quan Hải quan TW và địa phương  thu; thu công sản phải tách rõ cho thấy khoản thu như thu tài nguyên, thu tô nhượng đất, thu khoáng sản, thu tiền thuê đất và tài sản cố định của Nhà nước, phí khai thác tài nguyên, thu từ tịch thu và các khoản thu khác;  các khoản thu từ quản lý và phát triển doanh nghiệp quốc doanh gồm cả bảo hiểm phải tách rõ các khoản thu như thu phân chia lợi nhuận trong ngành năng lượng, khoáng sản, doanh nghiệp quốc doanh và thu từ dự án nhà máy thủy định khác. Và các khoản thu viện trợ nước ngoài.

(4) khi phát hiện các tổ chức, cá nhân, pháp nhân nộp ngân sách chậm không xác đáng các đơn vị thu phải thông báo, nhắc nhở, xử phạt và quy trách nhiệm tội theo trường hợp vi phạm theo pháp luật quy định một khách nhiêm túc;

Trong thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình phải nằm dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan thanh tra nội bộ, cơ quan thanh tra bên ngoài và ban chuyên trách do cơ quan có thẩm quyền thành lập.

Về vấn đề quyết toán NSNN

Xét ở góc độ phân cấp quản lý NSNN, Luật NSNN năm 2015 của Lào quy định:

Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghĩa vụ và thụ hưởng các khoản của NSNN có trách nhiệm lập quyết toán thu, chi NSNN ở đơn vị mình theo đúng nội dung và thời gian quy định, bảo đảm phản ảnh đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi đã phát sinh trong năm. Trong quá trình lập quyết toán các cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm kết hợp với kho bạc để thẩm tra, đối chiếu số liệu thu, chi đã phát sinh trong năm ngân sách. Cụ thể theo Luật năm 2015 trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình lập, trình, phê duyệt quyết toán được thực hiện như sau:

Cơ quan thu được quy định tại Điều 60 của luật này và các tổ chức khác liên quan phải khóa sổ kế toán và quyết toán các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật;

Còn đối với các doanh nghiệp phải khóa sổ kế toán và quyết toán hoạt động kinh doanh trong năm theo quy định của luật kế toán.

Kho bạc quốc gia làm nhiệm vụ nhận chứng từ của cơ quan có quyền ra lệnh nộp khoản thu và quyết toán được thực hiện như sau:

Cơ quan thu được quy định tại Điều 60 của luật này và các tổ chức khác liên quan phải khóa sổ kế toán và quyết toán các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật;

Còn đối với các doanh nghiệp phải khóa sổ kế toán và quyết toán hoạt động kinh doanh trong năm theo quy định của luật kế toán.

Kho bạc quốc gia làm nhiệm vụ nhận chứng từ của cơ quan có quyền ra lệnh nộp khoản thu không quá ngày 31 tháng 12 và thủ tục xin thanh toán ngân sách của người có quyền ra lệnh chi chậm nhất ngày 20 tháng 12.

Thời gian tổng hợp khoản thu – chi phải thực hiện theo quy định sau:

– Tổng hợp các khoản thu thực tế trong năm ngân sách đến ngày 31 tháng 12.

– Tổng hợp các hoản chi cấp phát ngân sách trước, chứng từ rút tiền, lệnh chi đang dở dang đến ngày 31 tháng 12 và thực hiện thanh toán khoản chi ngân sách năm trong vòng 90 ngày đến ngày 31 tháng 3.

– Khoản thu, chi NSNN năm nào phải mở tài khoản theo dõi và quyết toán năm đó.

(1) Trong vòng 20 ngày kể từ ngày khóa sổ kế toán ngân sách trong năm, kho bạc quốc gia phải quyết toán tổng hợp thu – chi đã thực hiện trong thời gian qua, tổng dư tồn quỹ, nợ phải thu theo phiếu thu, nợ phải trả theo phiếu sau đó báo cáo Bộ Tài chính;

(2) Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo từ kho bạc quốc gia Bộ Tài chính phải báo cáo tình hình tổ chức thực hiện ngân sách ban đầu cho Chính phủ.

Quyết toán NSNN thực hiện như sau:

Theo Luật NSNN sửa đổi năm 2015 đã quyết định quyết toán NSNN quy định ngày 31 tháng 3 kho bạc quốc gia Trung ương và địa phương phải quyết toán thu, chi ngân sách với sự phối hợp các đơn vị ngân sách các cấp để báo cáo cấp trên của mình. Số quyết toán ngân sách của đơn vị NSNN phải được so sánh và được kho bạc khẳng định mình đã dùng dịch vụ và bảo đảm được các điều kiện sau:

– Khoản thu nộp không đúng chế độ phải hoàn trả cho người nộp trong năm ngân sách;

– Khoản chi không đúng chế độ phải hoàn lại đầy đủ cho NSNN.

Quy định ngày quyết toán NSNN được thực hiện như sau:

(1) Người ra lệnh phải kiểm tra, xem xét sự hợp lý của báo cáo quyết toán NSNN và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất không quá ngày 30 tháng 3;

(2) Bộ Tài chính phải tổng hợp quyết toán NSNN trong năm trình Chính phủ xem xét phê duyệt thông qua sau khi được kiểm tra và khẳng định của cơ quan kiểm toán nhà nước trước ngày 30 tháng 6;

(3) Chính phủ nghiên cứu và phê duyệt dự thảo quyết toán việc tổ chức thực hiện NSNN năm để trình Quốc hội trước ngày mở phiên họp 15 ngày.

Phê duyệt bản quyết toán NSNN được thực hiện như sau:

(1) Quốc hội phê chuẩn quyết toán việc tổ chức thực hiện NSNN năm vừa qua của từng cơ quan nhà nước và các tổ chức khác có liên quan ở Trung ương;

(2) Hội đồng nhân dân phế chuẩn quyết toán việc tổ chức thực hiện NSNN năm của địa phương

Qua việc xem xét số thu, chi, nguồn cân đối và tài khoản nợ khác nếu phát hiện việc tổ chức thực hiện không đúng theo dự toán ngân sách năm được phê chuẩn, Quốc hội có quyền kiểm tra lại trách nhiệm của chính phủ, người ra lệnh chính, người ra lệnh và đơn vị ngân sách các cấp.

* Cơ chế trợ cấp giữa NS Tỉnh và NS Huyện

Trường hợp thu Huyện không đáp ứng đủ nhu cầu chi mà Quốc hội đã phê chuẩn, thì ngân sách Tỉnh sẽ trợ cấp cho ngân sách Huyện để đảm bảo nhu cầu chi trong năm.

Ngoài khoản trợ cấp đã nêu, ngân sách Tỉnh còn có nhiệm vụ trợ cấp cho ngân sách Huyện trong các trường hợp sau:

– Để thực hiện chương trình, dự án đầu tư đã quy định tại kế hoạch năm mà Tỉnh giao thêm.

– Nhằm khắc phục vấn đề khẩn cấp, cấp bách mà không nằm trong dự toán ngân sách Huyện theo quyết định của tỉnh.

Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích thu ngân sách sau:

– Trường hợp phần thu Huyện vượt kế hoạch, phần vượt kế hoạch đó giao cho Huyện quản lý và sử dụng toàn bộ để phát triển Huyện mình;

– Nếu phần thu của Tỉnh thực hiện ở Huyện và các khoản phân bổ giữa Tỉnh và Huyện vượt kế hoạch tỉnh là người quyết định phân chia theo tỷ lệ hợp lý.

Sau tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm được tiến hành hơn 06 tháng nhưng khoản thu vẫn không đạt kế hoạch, Sở tài chính phải chủ động nghiên cứu tìm nguồn vốn trình tỉnh trưởng để sở Tài chính tìm nguồn cân đối hoặc cắt giảm chi tiêu của cơ quan nhà nước và các tổ chức khác khác ở Tỉnh bằng khoản không thu được nhằm đảm bảo mức cân đối ngân sách năm trình hội đồng nhân dân.