Chùa Đồng cao bao nhiêu mét?

Giá vé cáp treo Yên Tử khứ hồi toàn tuyến là 350.000đ/ 1 người. Mua riêng vé một chiều là 200.000đ/ 1 người/ 1 tuyến. Với người già trên 70 tuổi, thương binh và trẻ em dưới 1m2 sẽ được miễn phí vé cáp treo Yên Tử.

Lịch trình tham khảo Cáp treo Yến tử:

Quý khách đi cáp treo lên chùa Hoa Yên, dâng hương lễ phật, chiêm bái Chùa Một Mái,..

Tiếp tục đi cáp treo tuyến hai để lên đỉnh Vân Tượng ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chiêm bái tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tượng An Kỳ Sinh và dâng hương lễ phật tại Chùa Đồng.

Cáp treo đưa Quý khách xuống dưới chân núi, lên xe điện di chuyển ra bãi đỗ xe trung tâm

Những địa điểm nên thăm quan khi đến Yên Tử

Nói đến Yên Tử, chắc hẳn khách du lịch sẽ nghĩ ngay đến các địa điểm như chùa Đồng, suối Giải Oan, chùa Giải Oan, chùa một mái,… Vậy đến khu du lịch Chùa Yên Tử có những gì? Hãy cùng Cuồng du lịch tìm hiểu tiếp nào.

Chùa Trình/đền Trình: Để lên được đỉnh núi chùa Yên Tử, hành khách có thể ghé thăm chùa Trình vừa để hành hương, làm lễ vừa để nghỉ chân sau những giờ di chuyển mệt nhọc trên ô tô.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Cũng giống như trường đại học, đây là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Du khách cũng có thể ghé thăm nơi nây một chút rồi tiếp tục cuộc hành trình lên suối Giải Oan.

Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây tương truyền rằng những cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình nhưng không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn. Tại đây, có cây cầu dài khoảng 10m, tuy không được trang trí cầu kỳ nhưng vẫn toát lên nét cổ kính. Chùa Giải Oan còn có tên gọi khác nữa là chùa Hạ, đây là một trong 3 ngôi chùa chính trên núi Yên Tử. Chùa có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung. Trước sân chùa Giải Oan sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Tháp Huệ Quang: Nơi đây cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.

Chùa Hoa Yên: Chùa Hoa Yên còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Phù Vân hay chùa Trung (vì nó nằm ở vị trí trung tâm của núi Yên Tử). Nó nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử. Đây là ngôi chùa lớn nhất khu di tích Yên Tử và là ngôi chùa trung tâm trong khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.

An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Nơi đây có bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

Chùa Đồng: Nằm ở độ cao 1.068m, chùa Đồng được coi là ngôi chùa cao nhất Việt Nam. Ngôi chùa này được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Ngôi chùa này như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.ngôi chùa cao nhất đỉnh núi. Khi đứng trên đỉnh núi, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng. Thật tuyệt vời phải không các bạn

Chùa Đồng Yên Tử tọa lạc ở nơi cao nhất trên dãy Yên Tử, là ngôi chùa đồng lớn nhất Châu Á với nhiều kỷ lục ấn tượng. Hành hương lên chùa Đồng Yên Tử để thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh núi non và cầu nguyện cho một năm mới vạn sự an lành Chùa Đồng không những mang ý nghĩa quan trọng về mặt kiến trúc mà còn sở hữu giá trị tâm linh đặc sắc.

Ngôi chùa còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, cùng với đó là cội nguồn tâm linh của các Phật tử.

Chùa Đồng cao bao nhiêu mét?

Giới thiệu chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng nằm ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử. Đây là ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á. Chùa còn được dân gian ví như một "kỳ quan mới” tại danh thắng Yên Tử.  

Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh Yên Sơn có độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Xưa kia, người dân coi đỉnh Yên Sơn là núi thiêng, nơi có thể cầu mưa, hô phong hoán vũ. Địa hình trên đỉnh Yên Sơn khá hiểm trở.

Phía Tây Bắc bao của đỉnh núi là vách đá đứng sừng sững sâu 200m. Đây chính là ranh giới giữa tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh.

Chùa Đồng nằm trên độ cao lý tưởng kết hợp với vị trí hội tụ linh khí của núi Yên Tử nên ở đây luôn có mây vờn gió cuộn. Chùa Đồng đã được ghi nhận kỷ lục là ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.

Để tiến tới một kỷ lục lớn hơn là "ngôi chùa nằm trên đỉnh núi làm bằng đồng lớn nhất châu Á" thì rất nhiều thợ đã phải ròng rã làm những công đoạn rất vất vả trong lịch sử của ngành xây dựng.

Không chỉ đạt được giá trị về kiến trúc mà đây còn là một ngôi chùa linh thiêng hàng đầu non nước Yên Tử cũng như trên cả nước. Hàng năm, chùa Đồng Yên Tử đón hàng triệu lượt du khách thập phương tới hành hương, tế lễ.

Chùa Đồng cao bao nhiêu mét?

Lịch sử chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng còn có tên gọi là Thiên Trúc Tự mang đến đất nước của Phật Tổ Như Lai. Và với vị trí vô thượng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử.

Tương truyền rằng, trên đỉnh núi Yên Sơn – nơi đặt tràu Đồng trước kia – còn gọi là núi thiêng. Đây là nơi có thể cầu mưa, hô phong, hoán vũ trên đỉnh Yên Tử linh thiêng. Vì lý do đó, chùa Đồng Yên Tử chủ yếu thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhưng phần chuông và đồ thờ đều bằng đồng.

Về sau, những hiện vật này đã bị thất lạc. Chùa Đồng còn là nơi ngự vì của Phật tổ Việt Nam. Và nơi thờ vong Phật tổ Như Lai nước Thiên trúc tiền kiếp của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Đây là nơi tôn vinh ý nghĩa của chữ Đồng hiện hữu rõ nhất.

Ngôi chùa đồng ban đầu được xây dựng từ thời Hậu Lê, do Quý phi của vua công đức, đặt trên một tảng đá hình vuông, tọa lạc tại đỉnh Yên Tử. Chùa được các thợ tạo tác của hoàng cung làm hoàn toàn từ đồng lá, nhưng kích thước khá nhỏ.

Vào năm 1740, không may bão lớn đã làm bay mất mái chùa. Sau đó, do điều kiện khó khăn để sửa chữa, những phần còn lại cũng bị phá dỡ đi hết.

Mãi đến năm 1930, ngôi chùa đồng mới được xây dựng lại với cốt đồng, bên ngoài là bê tông ngay trên chính nền đá cũ do bà Bùi Thị Mỹ phục dựng.

Năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam cùng hội Phật tử hải ngoại đã xây dựng nên một ngôi chùa đồng khác cạnh chùa cũ mang hình dáng chữ Đinh, hình dáng đóa sen nở cách điệu. Vì có đến 2 chùa Đồng Yên Tử cạnh nhau nên đến năm 2006, Ban Quản lý chùa dưới sự chủ trì của Thượng Tọa Thích Thanh Quyết đã quy hoạch lại gộp thành một đặt ngay ở chính giữa 2 chùa cũ.

Từ năm 2007 đến nay, du lịch Yên Tử du khách đến đây chiêm bái sẽ chỉ thắp hương ở một ngôi chùa Đồng duy nhất. Chùa trải qua công đoạn xây dựng vất vả vì tọa lạc trên vị trí cao, địa hình di chuyển hiểm trở.

Mọi việc đập, khoan trên nền đá đều được thợ làm bằng tay, còn nguyên vật liệu thì vận chuyển dần theo đường bộ. Phần đúc đồng phải huy động đến 100 thợ lành nghề ở Ý Yên - Nam Định làm trong suốt 1 năm, sau đó dùng ròng rọc đưa lên vì quá nặng cho thấy sự khó khăn như thế nào.

Chùa Đồng cao bao nhiêu mét?

Đường lên chùa Đồng Yên Tử

Trước kia để có thể lên được chùa Đồng Yên Tử thì con đường duy nhất là leo lúi qua hàng nghìn bậc đá, băng qua đường núi suốt chiều dài 6km để đặt chân lên đỉnh Yên Sơn.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây thì Ban quản lý của khu danh thắng Yên Tử đã cho phép xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến cáp treo để du khách có thể thuận tiện hơn trong việc chinh phục ngôi chùa.

Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử, bạn có thể đi lên chùa Đồng bằng 2 cách là đi bộ quãng đường 6km hoặc đi cáp treo.

  • Đi bộ leo núi: Thời gian di chuyển sẽ mất khoảng 5 giờ. Từ QL 18 đi qua các ngôi chùa ngoài đến khu vực trung tâm Yên Tử. Sau đó, đi bộ với hành trình qua các điểm như: suối Giải Oan, Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Vân Tự và tượng Phật Trần Nhân Tông để đến chùa Đồng.
  • Đi bằng cáp treo: Hành trình này sẽ tốn ít sức lực hơn với 2 chặng, tổng cộng dài 2km bạn có thể mua vé khứ hồi cho cả 2 chặng. Giá vé cáp treo lên chùa Đồng là bao nhiêu? Giá vé cáp treo Yên Tử khứ hồi toàn tuyến là 350.000đ/ 1 người. Mua riêng vé một chiều là 200.000đ/ 1 người/ 1 tuyến.

Ngồi trong cabin cáp treo bạn có thể ngắm nhìn trọn vẹn đất trời, núi non Yên Tử từ trên cao.

Khi đến ga thì sẽ tiếp tục đi bộ một đoạn nữa để thưởng ngoạn non thiêng Yên Tử. Từ cáp treo nhìn xuống bạn sẽ rất ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng khu rừng cây Yên Tử, nơi có nhiều ngọn tùng cổ với tuổi đời đã 700 năm vươn mình trong một không gian rất rộng.

Ngoài ra còn có các cây măng mọc tua tủa có khi chạm luôn cả vào cáp treo. Tuy đã có cáp treo nhưng đoạn đường đi bộ để lên được chùa Đồng cũng khá dài, cheo leo với hàng nghìn bậc đá lởm chởm xuyên qua những khu rừng già.

Khi đất trời vào xuân, có những cơn mưa phùn lất phất thì bạn sẽ được trải nghiệm "vén sương tìm đường" để lên chùa.

Chùa Đồng cao bao nhiêu mét?

Kiến trúc chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng có thiết kế tựa như một đóa hoa sen khổng lồ. Trong đó, mỗi phiến đá là một cánh hoa sen đang nở rộ và trông tuyệt đẹp.

Ở khu vực phía Đông là triền đá dốc nghiêng. Còn phía Tây là vách núi thẳng đứng chỉ có thể vừa một bàn chân đi. Chùa được xây dựng có mặt quay về hướng Tây Nam với kiến trúc hình chữ nhật một gian hai mái.

Chùa có tổng diện tích gần 20m2 cùng chiều cao từ nền đến nóc là 3.35m. Ngoài ra, các họa tiết hoa văn trang trí trên chùa cũng rất độc đáo. Hầu hết đều mang dấu ấn của thời Trần. Kiến trúc chùa bao gồm: chùa, tượng Phật, chuông nặng hơn 70 tấn.

Vì chùa có vị trí trên đỉnh núi cheo leo cho nên kiến trúc chùa cũng được xây dựng sao cho thuận lợi với việc chịu đựng thời tiết ở Yên Tử.

Các hạng mục công trình khác như bậc đá lên xuống, lan can, sân hành lễ, lầu hóa vàng, nhà ghi công đức,… cũng được tôn tạo và mở rộng cho du khách tứ phương.  

Chùa Đồng cao bao nhiêu mét?

Tượng phật bên trong chùa Đồng Yên Tử

Tượng Phật trong chùa Đồng Yên Tử bao gồm: 1 pho tượng Phật Thích Ca cùng 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0.45m đến 0.87m và được đặt trên đài sen. Trong đó, 3 pho tượng Tổ lớn, đó là:

  • Tượng Thích Ca: trong trang phục áo cà sa với hình dạng tọa thiền cùng tư thế kiết già (thế liên hoa tọa).
  • Tượng Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông: mặc áo cà sa nhưng với tư thế tay úp lên hai đùi và ngồi “kiết già kiểu cát tường”. Kiểu này hay còn được gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm.
  • Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang): mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tây kết “định ấn”.

Toàn bộ 3 pho tượng Tổ đều ngự trên đài sen được đặt trên bệ và trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, sóng nước,… cực kỳ tinh tế và tỉ mỉ. Lưu ý là khi tham quan và chiêm ngưỡng những pho tượng Phật ở chùa Đồng Yên Tử này thì bạn nên tránh động chạm để không làm hư hại nhé!

Chùa Đồng cao bao nhiêu mét?

Những lưu ý khi lên chùa Đồng Yên Tử

Một vài lưu ý khi đi chùa cũng như đi thăm quan và lễ bái chùa Đồng Yên Tử:

  • Mặc trang phục nghiêm túc, kín đáo.
  • Nên mang theo áo khoác vì nhiệt độ trên đỉnh núi khá lạnh.
  • Khi gần tới địa điểm chùa Đồng Yên Tử sẽ không có những bậc thang. Bạn cần lưu ý cẩn thận khi bước đi.
  • Không xả rác, phá hoại cảnh quan môi trường.
  • Không đụng chạm hoặc làm hư tổn đến chùa Đồng.
  • Bạn nên nói nhẹ đi khẽ khi tham quan khu vực thanh tịnh này.
  • Hãy nhớ mang theo nước uống cùng với đồ ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng nếu cần.
  • Không nên mua những đồ vật không rõ nguồn gốc khi lên chùa Đồng Yên Tử.
  • Cẩn thận tiền bạc, tư trang khi đến chỗ đông người.

Trên đây là thông tin về chùa Đồng Yên Tử mà Sông Hồng Tourist đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về ngôi chùa thuộc danh thắng Yên Tử Quảng Ninh.