Chữa sâu răng hàm giá bao nhiêu tại Hà Nội

Trám răng sâu là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả. Phương pháp này giúp thay thế các mô răng bị sâu, bảo vệ răng và khôi phục hình dáng ban đầu của răng, bảo tồn chức năng nhai. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn hãy đọc ngay những thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Có nên hàn trám răng sâu không?

Hàn trám răng sâu là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất khi chữa sâu răng.

Tuy nhiên hàn răng sâu chỉ phù hợp trong với răng sâu nhẹ, sâu lỗ nhỏ. Còn răng sâu nặng, thân răng bị tổn hại quá nhiều thì không nên trám răng sâu.

Bởi khi miếng trám có diện tích quá lớn thì sự liên kết giữa các phân tử trong miếng trám với bề mặt răng thật sẽ không chắc chắn. Chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị bong bật, gãy vỡ hoặc sứt mẻ.

2. Trám răng sâu có những cách nào?

2.1 Hàn răng sâu bằng amalgam

Hàn răng sâu bằng amalgam là kỹ thuật đã có từ cách đây rất lâu và được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sự nguy hiểm của Thủy ngân có trong Amalgam với sức khỏe.

Vậy nên, các nhà khoa học vẫn tích cực khuyến cáo không nên sử dụng loại vật liệu này. Và tại Nha Khoa Paris, chúng tôi cam kết không sử dụng vật liệu Amalgam để hàn răng sâu cho khách hàng.

Ngoài ra, do Amalgam có màu của kim loại nên khi trám lên răng sẽ rất mất thẩm mỹ. Do đó, kể cả có hại hay không thì chúng tôi tin chắc sẽ rất ít khách hàng lựa chọn vật liệu này để trám răng sâu

2.2 Trám răng sâu bằng composite

Composite là loại vật liệu trám răng sâu rất phổ biến được nhiều nha khoa sử dụng. Composite là một loại vật liệu tổng hợp có màu sắc trắng ngà khá giống với men răng.

Tuy rằng độ bền của composite không tốt như Amalgam nhưng nếu cân bằng với lợi ích về sức khỏe thì Composite vẫn là lựa chọn tối ưu hơn.

Do vậy, Composite chỉ phù hợp để trám răng sâu nhẹ, hàn lại răng sâu lỗ nhỏ hoặc trám kẽ răng sâu. Với những diện tích nhỏ như vậy thì độ bền cũng như tính thẩm mỹ của vết trám mới được đảm bảo tốt nhất.

2.3 Hàn răng sâu lỗ to, sâu nặng bằng Inlay – Onlay

Inlay – Onlay là phương pháp tối ưu nhất để trám răng sâu lỗ to, hàn răng sâu nặng.

Với thành phần cấu tạo là men sứ giống với mão răng giả nên độ bền của loại vật liệu hàn răng này cũng rất cao. Ngoài ra tính thẩm mỹ cũng vượt trội gấp nhiều lần so với Composite.

Điểm đáng tiền nhất khi trám răng sâu nặng bằng sứ Inlay-Onlay chính là không phải mài răng. Bởi với răng sâu lỗ to, nếu không thể trám thì bắt buộc sẽ phải bọc lại răng.

3. Trám răng sâu có đau không?

Thực chất hàn trám răng sâu sẽ không hề đau nhức hay khó chịu gì. Bởi các bác sĩ chỉ bơm vật liệu hàn răng vào lỗ hổng rồi làm đông cứng lại. Không xâm lấn, không phẫu thuật nên sẽ không có đau đớn.

Tuy nhiên với răng sâu, thông thường bác sĩ sẽ cần thực hiện điều trị mô sâu hoặc điều trị tủy. Đây mới là bước gây cảm giác đau nhức và khó chịu nhiều nhất.

Với trường hợp răng sâu nặng, bác sĩ cần nạo vét nhiều hoặc phải chữa tủy thì cảm giác đau nhức sẽ nhiều hơn.

Tuy nhiên với các trường hợp này, bác sĩ thường sẽ cho khách hàng sử dụng thuốc tê. Khi đó bạn sẽ không có bất kỳ cảm giác gì, chỉ nghe tiếng lạch cạch của dụng cụ chữa sâu răng mà thôi.

Sau khi về nhà, khi hết tác dụng của thuốc tê thì cùng lắm bạn chỉ thấy hơi ê ẩm một chút. Đó chỉ là tác dụng phụ của thuốc tê gây ra.

Còn khi bác sĩ làm đúng quy trình, chữa mô sâu cẩn thận thì chắc chắn bạn sẽ không thấy bất cứ cảm giác đau nhức nào sau khi về nhà.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

4. Quy trình hàn răng sâu như thế nào?

Hàn sâu răng là kỹ thuật nha khoa có quy trình khá đơn giản. Trước đây, việc trám răng sâu thường diễn ra khá lâu, có khi phải mất tới vài tuần để thực hiện.

Lý do là bởi trước đây, để chữa răng sâu bác sĩ thường đặt thuốc diệt tủy. Do đó mà cần thời gian để tủy được lấy ra hết.

Tại Nha Khoa Paris, với công nghệ trám răng sâu Laser Tech, bạn sẽ chỉ tốn 1 buổi hẹn để hoàn tất dịch vụ hàn răng sâu.

Cụ thể Quy trình hàn trám răng sâu tại Nha Khoa Paris thực hiện như sau:

Thăm khám và tư vấn:

Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng sâu và tư vấn cho bạn cách điều trị, các vật liệu hàn phù hợp với điều kiện kinh tế mà vẫn mang lại hiệu quả.

Gây tê, vệ sinh khoang miệng:

Bước này nhằm loại bỏ tạm thời hoàn toàn các yếu tố bất lợi hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập trong quá trình hàn răng sâu.

Nạo bỏ vết sâu, hàn răng:

Bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ, điều trị chiếc răng sâu. Sau đó, tiến hành bít vật liệu trám răng vào lỗ sâu và chiếu laser để vật liệu đông lại trong khoảng 5 phút.

Việc này giúp cho miếng trám của bạn thêm chắc chắn hơn so với cách để miếng trám khô tự nhiên.

Chỉnh sửa vết hàn, kiểm tra khớp cắn:

Sau khi trám, bác sĩ sẽ mài phẳng bề mặt vết trám để khách hàng không bị cộm  khi ăn nhai. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện trám răng gián tiếp bằng phương pháp Inlay – Onlay sẽ cần có bước lấy dấu hàm.

Mục đích để tiến hành thiết kế 1 miếng sứ phù hợp với lỗ sâu, cuối cùng là gắn miếng trám lên răng.

Bạn có thể tham khảo thêm video bên dưới đây về quá trình trám răng sâu tại nha khoa Paris:

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

5. Hàn răng sâu có bền không? Dùng được bao lâu?

Độ bền của kỹ thuật trám răng sâu phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu dùng để phục hình và cách chăm sóc răng miệng sau khi hàn.

Với vật liệu Amalgam:

Độ bền khi hàn răng sâu với vật liệu này sẽ rất cao, trung bình dao động khoảng 10 – 15 năm nếu chăm sóc răng miệng tốt. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ khi sử dụng loại vật liệu này.

Với vật liệu Composite:

Độ bền sẽ thấp hơn, chỉ dao động khoảng từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên, với nhiểu ưu điểm mà composite vẫn là vật liệu trám răng sâu rất phổ biến.

Với sứ Inlay – Onlay:

Tuy là vật liệu tương đối cao cấp nhưng độ bền khi trám răng sâu bằng sứ Inlay-Onlay chỉ dao động từ 8 – 10 năm. Do đó bạn có thể cân nhắc chuyển sang bọc răng sứ để giữ độ bền lâu hơn.

6. Trám răng sâu giá bao nhiêu tiền?

Giá thành của dịch vụ khám, điều trị răng sâu cũng là vấn đề cần quan tâm của nhiều người. Tùy vào cơ sở nha khoa và vật liệu trám răng cũng như tình trạng sâu răng sẽ có các mức giá khác nhau.

6.1 Giá hàn răng sâu nhẹ, lỗ nhỏ

Tại nha khoa Paris chi phí trám răng sâu nhẹ lỗ nhỏ sẽ có giá dao động trong khoảng từ 200K – 700K/răng.

DỊCH VỤCHI PHÍĐƠN VỊ (VNĐ)
Trám răng sữaRăng200.000
Trám GIC (Glass Inomer Cement) (Trám Fuji)Răng250.000
Trám cổ răngRăng300.000
Trám răng thẩm mỹ LASER TECHRăng700.000

6.2 Chi phí trám sâu lỗ to, nặng

Khi điều trị răng sâu lỗ to, nặng, các bác sĩ sẽ yêu cầu lấy tủy để loại bỏ ổ viêm trong răng. Khi đó, chi phí trám răng có thể bằng với chi phí điều trị tủy hoặc tính riêng hai dịch vụ trám và điều trị tủy khác nhau.

Chi phí điều trị tủy răng dao động từ 500.000 đến 2.000.000 VNĐ tùy tình trạng sâu răng, tổn thương tủy khác nhau.

Ngoài ra, khi điều trị răng sâu lỗ to bằng phương pháp Inlay – Onlay sẽ giá khoảng 5.000.000 VNĐ/răng. Tùy vào số lượng răng của bạn mà chi phí điều trị răng sẽ có giá khác nhau.

Khi đó, tổng chi phí trám răng và chữa tủy sẽ dao động từ 700.000 đến 7.000.000 VNĐ.

7 Một số câu hỏi thường gặp khi hàn răng sâu

Bên cạnh những thắc mắc về hiệu quả điều trị, độ bền, tính thẩm mỹ cũng như giá thành khi thực hiện trám răng sâu, một số câu hỏi dưới đây cũng được nhiều người rất quan tâm.

7.1 Trám răng sâu có được bảo hiểm không?

Trám răng sâu thông thường sẽ được bảo hiểm y tế chi trả. Bởi đây là trường hợp bắt buộc phải điều trị do bệnh lý gây ra.

Bảo hiểm sẽ chỉ từ chối chi trả trong các trường hợp trám răng với mục đích thẩm mỹ hoặc các mục đích không nhằm để chữa trị bệnh lý hiện có.

Một số trường hợp khi hàn răng sẽ được chi trả bao gồm:

  • Điều trị sâu răng.
  • Trám lại răng bị vỡ, mẻ, sứt,.. do bệnh lý răng miệng gây ra
  • Hàn lại răng theo chỉ định của bác sĩ.

7.2 Hàn răng sâu có cần lấy tủy không?

Việc hàn răng sâu có cần lấy tủy không phụ thuộc vào tình trạng sâu răng của bạn.

Trám răng sâu không cần lấy tủy trong trường hợp: Răng mới chỉ bị tổn thương bên ngoài. Tủy răng chưa bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng nhưng bác sĩ chỉ định có thể giữ được.

Hàn răng sâu phải lấy tủy trong trường hợp: Tủy răng đã bị vi khuẩn tấn công sâu, tổn thương nặng và bác sĩ chỉ định không thể giữ lại

Vì vậy, nếu muốn có được hàm răng khỏe mạnh hay không thì bạn nên tới nha khoa để kiểm tra. Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần sẽ giúp bạn bảo vệ hàm răng của mình tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về trám răng sâu mà mọi người cần biết để theo dõi và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình.

Khi có triệu chứng sâu răng, bạn nên đến các cơ sở nha khoa Paris để được thăm khám tư vấn miễn phí về tình trạng răng miệng. Quá trình điều trị tại nha khoa chắc chắn sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt nhất.

Video liên quan

Chủ đề