Chụp các lớp não bao nhiêu tiền?

Chụp cắt lớp não hay còn gọi là chụp CT scan sọ não là phương pháp dùng tia X để chụp hình ảnh đầu và mặt, kết quả chụp sẽ cung cấp thông tin về mắt, xương mặt, khoang chứa khí trong xương gần mũi (xoang), tai trong. Chụp CT sọ não là phương pháp được dùng để đánh giá các bệnh lý có triệu chứng thường gặp là đau đầu.

Trong khi chụp, người bệnh sẽ nằm trên một bàn chụp được gắn với máy chụp CT scan. Bệnh nhân được yêu cầu đặt đầu vào trong máy chụp và các tia X được chiếu xuyên qua đầu. Với máy chụp CT, mỗi góc chụp sẽ cho ra hình ảnh một lát cắt nhỏ ở vùng đầu và mặt. Để chụp được nhiều góc, mỗi phần của máy chụp sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau.

Với một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc cản quang vào trong tĩnh mạch tay hoặc cột sống. Thuốc cản quang giúp việc chụp CT scan các cấu trúc và cơ quan cần chụp dễ dàng hơn trên ảnh. Bên cạnh đó, thuốc cản quang còn được sử dụng để kiểm tra sự lưu thông của máu và các khối u, vùng thần kinh có bị viêm nhiễm hoặc tổn thương hay không.

5.1. Trước khi chụp CT scan sọ não

  • Người bệnh tháo bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại có trên người để không gây nhiễu khi chụp (kẹp tóc, áo nịt ngực có gọng bằng kim loại, trang sức, kính, đồng hồ đeo tay, máy trợ thính, răng giả);
  • Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu có mắc một trong các bệnh sau: hen suyễn, tĩnh mạch, đái tháo đường, thận, dị ứng thuốc;
  • Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Người bệnh hoặc người nhà ký cam kết nếu cần tiêm thuốc cản quang khi chụp CT scan;
  • Người bệnh cần nhịn ăn trước khi tiêm thuốc cản quang trong 4 - 6 giờ nếu cần và vẫn có thể uống nước (với lượng vừa phải) trước khi chụp 2 giờ;
  • Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ trẻ bình tĩnh và nằm yên tại vị trí chụp.

5.2. Trong khi chụp CT scan sọ não

  • Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp trong phòng chụp, người bệnh có thể được yêu cầu nằm theo một số tư thế đặc biệt để phục vụ cho việc chẩn đoán;
  • Thời gian chụp trung bình từ 3 - 5 phút, một số trường hợp cần kéo dài hơn (15, 30 hoặc 45 phút) thì nhân viên y tế sẽ giải thích thêm trong khi chụp;
  • Người bệnh cần nằm yên trong khi chụp CT scan;
  • Nếu người bệnh có tiêm thuốc cản quang thì thường sẽ có cảm giác nóng rát dọc theo tay, hoặc nóng ở mặt khi bơm thuốc cản quang, vì vậy người bệnh được khuyên cố gắng giữ nguyên cơ thể để có hình ảnh tốt nhất.

5.3. Sau khi chụp CT scan sọ não

  • Nếu người bệnh không tiêm thuốc cản quang thì có thể hoạt động bình thường sau khi chụp, có thể ăn uống nếu không làm thêm xét nghiệm nào khác (tùy loại xét nghiệm);
  • Nếu người bệnh có tiêm thuốc cản quang thì cần uống nhiều nước để làm tăng quá trình đào thải thuốc cản quang ra khỏi cơ thể;
  • Nếu sau khi chụp CT scan người bệnh thấy có bất thường như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, ngứa ngáy, đỏ da, mệt, sốt, khó thở,... cần thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
  • Sau khi chụp, kết quả sẽ được trả trong vòng 30 - 60 phút. Một số trường hợp sẽ trả kết quả lâu hơn nếu cần hội chẩn;
  • Kết quả chụp CT scan sọ não bình thường là: Kích thước, hình dáng và vị trí của não, mạch máu, xương não và mặt bình thường; không xuất hiện vật ngoại vi hoặc sự phát triển di căn nào; không bị chảy máu não hoặc tích tụ chất lỏng trong não;
  • Kết quả chụp CT scan sọ não bất thường là: Xuất hiện sự phát triển di căn các khối u, chảy máu ở trong hoặc quanh não; có vật lạ trong não; xương não hoặc mặt bị gãy, biến dạng, không bình thường; các dây thần kinh dẫn tới não hoặc từ não đi ra bị tổn thương; có dịch lỏng tích tụ trong não, chảy máu trong hay quanh não; phình mạch máu não; xuất hiện khu vực quanh não bị sưng, phù hoặc có những thay đổi dẫn tới đột quỵ; thành xoang dày, xoang bị lấp đầy dịch lỏng.

Chụp cắt lớp não là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện các bệnh lý có khối u, khối máu tụ dập não, chảy máu não, thiếu máu não, phù não,... trong chuyên khoa thần kinh sọ não.

Bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào đều có nguy cơ bị đột quỵ. Do đó, mỗi người đặc biệt người có yếu tố nguy cơ nên thực hiện chụp CT tầm soát đột quỵ não giúp chủ động bảo vệ sức khỏe và tính mạng, hạn chế nguy cơ tử vong.

chụp ct chẩn đoán đột quỵ

Chụp CT tầm soát đột quỵ não (hay còn gọi là chụp CTscan não tầm soát đột quỵ) là một phương tiện cơ bản và tương đối hiệu quả giúp phát hiện một vài dấu hiệu gợi ý nguy cơ đột quỵ, từ đó đưa ra những biện pháp dự phòng và điều trị hợp lý giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Đây có thể là một trong các bước cơ bản giúp bảo vệ bản thân, những người thân yêu của bạn dự phòng và giảm nguy cơ đột quỵ – một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

Tầm soát đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng máu cung cấp cho não bị gián đoạn, tắc nghẽn hoặc suy giảm đột ngột, từ đó khiến các tế bào não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên bị tổn thương một cách nhanh chóng. Đột quỵ gồm: xuất huyết não và nhồi máu não.

Đột quỵ có thể gây ra nhiều triệu chứng tùy theo vị trí tổn thương như dị cảm, yếu liệt tay chân, giảm trí nhớ, mất ngôn ngữ, thị lực giảm,… Thậm chí, những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Không những vậy còn có thể để lại nhiều di chứng nặng nề sau đó.

ct đột quỵ nãoĐột quỵ não để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm

Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì…là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Ngoài ra, tuổi tác và tiền sử gia đình cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tuy vậy, mỗi người đặc biệt trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ đều có thể chủ động dự phòng đột quỵ bằng cách thực hiện các tầm soát đột quỵ, từ đó có những giải pháp dự phòng hiệu quả.

Trong các gói tầm soát đột quỵ, CTscan não là một phương tiện cơ bản, ngoài ra còn có thể làm thêm các xét nghiệm khác như công thức máu, đông máu, siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh – đốt sống… để có thể đưa ra đánh giá tổng quan và chính xác hơn.

Chụp CT tầm soát đột quỵ não từ sớm

Chụp CT (cắt lớp vi tính) là một kỹ thuật hiện đại trong y khoa, dùng tia X quét toàn bộ hay một vùng cơ thể nhất định theo lát cắt ngang và xoắn ốc, từ đó tái tạo, cho ra những hình ảnh cơ thể hai chiều (2D) hoặc 3 chiều (3D).

Thông qua chụp CTscan não, Bác sĩ Chẩn đoán Hình ảnh có thể xác định được một số các bất thường ở phần xương sọ, xoang và nhu mô não. Thêm vào đó, với CTscan mạch máu não có thể phát hiện các bất thường mạch máu não. Vì vậy, chụp CTscan có vai trò cơ bản trong việc tầm soát, chẩn đoán một số bệnh lý của não.

kỹ thuật chụp ct tầm soát đột quỵ nãoChụp CT có vai trò cơ bản trong việc phát hiện một số bất thường ở não

2. Chụp CT tầm soát đột quỵ não là gì?

Chụp CTscan não có thể thấy một số tổn thương do nhồi máu hoặc xuất huyết não. Chụp CTscan mạch máu não có thể thấy các bất thường như phình dị dạng mạch máu não, huyết khối tĩnh mạch nội sọ,… Ngoài ra, với chụp CT tầm soát đột quỵ não cũng có thể thấy các bất thường khác của não như u não. Nhờ đó bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp giảm nguy cơ đột quỵ.(1)

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Hầu hết mọi người có nhu cầu đều có thể chụp CT tầm soát đột quỵ não. Tuy nhiên những đối tượng có yếu tố nguy cơ nên chụp CTscan não để tầm soát cơ bản ban đầu. Có thể đến các cơ sở y tế để thăm khám, đăng ký gói dịch vụ tầm soát đột quỵ và thực hiện chụp CT tầm soát đột quỵ não.

Đa số thì không có chống chỉ định tuyệt đối với CTscan não nói riêng và chụp CTscan nói chung, tuy nhiên với CTscan mạch máu não vì có tiêm thuốc cản quang nên có một số chống chỉ định sẽ được khảo sát trước chụp. Một số chống chỉ định bao gồm: người bị suy thận độ III, người bị đa u tủy, tiền sử dị ứng thuốc, tiền sử hen phế quản, cơ địa dị ứng, cường giáp, suy gan, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị mất nước nặng, dị ứng với thuốc cản quang chứa Iod…

Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định và trao đổi với người bệnh khi cần. Do đó, khi được chỉ định chụp CT tầm soát đột quỵ não, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ các vấn đề hay thắc mắc mình đang quan tâm.(2)

đối tượng ct tầm soát đột quỵ nãoPhụ nữ mang thai không được chụp CT tầm soát đột quỵ não

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật chụp CT tầm soát đột quỵ não

1. Ưu điểm

  • Chụp CT tầm soát đột quỵ não cho kết quả nhanh.
  • Chụp CT phù hợp với hầu hết mọi đối tượng người bệnh.
  • CTscan não cung cấp một số thông tin cơ bản ban đầu, từ đó gợi ý các cận lâm sàng cần làm tiếp theo, đồng thời cũng có thể đưa ra một số gợi ý cơ bản trong dự phòng đột quỵ.

2. Nhược điểm

  • Có thể bị dị ứng với thuốc cản quang khi chụp CTscan não có tiêm thuốc cản quang.
  • Chụp CT não liên tục làm tăng nguy cơ nhiễm xạ.(3)

Quy trình chụp CT tầm soát đột quỵ não

1. Trước khi chụp

Trước khi chụp CT tầm soát đột quỵ não, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu:

  • Có tiền căn dị ứng (với thuốc đối quang, với thức ăn, thời tiết, lông động vật hoặc bất kỳ loại dị ứng nào khác).
  • Đang điều trị các bệnh lý: Tăng áp phổi, hen suyễn không kiểm soát, suy thận độ 4, suy tim, cường giáp, Basedow,…
  • Đã chụp CT có tiêm thuốc đối quang trong vòng 24 giờ.
  • Đang trong tình trạng mất nước như tiêu chảy hoặc nôn ói nhiều.
  • Đang mang thai hay nghi ngờ có thai.

Khi chụp CTscan mạch máu não vì có tiêm thuốc cản quang không nên ăn thức ăn đặc trước khi chụp ít nhất 2 giờ, có thể ăn thức ăn loãng (ví dụ: cháo, nước yến, sữa…) trước khi chụp ít nhất 1 giờ. Có thể uống nước lọc, nước trái cây có đường trong thời gian chờ chụp, không để bị khát.(4)

2. Trong khi chụp

Trước khi chụp CT tầm soát đột quỵ não, kỹ thuật viên trong phòng chụp sẽ hướng dẫn bạn thay trang phục phù hợp, tháo các trang sức đang đeo trên người. Sau đó, Kỹ thuật viên sẽ nói về quy trình chụp và tư thế nằm sao cho đúng.

Quá trình chụp CTscan não thường diễn ra rất nhanh, không gây đau hay khó chịu. Do đó, nên cố gắng nằm yên và làm theo hướng dẫn của Kỹ thuật viên để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Kỹ thuật viên sẽ ở trong phòng kính và quan sát toàn bộ quá trình chụp. Nếu có vấn đề bất thường, người bệnh nên giơ tay ra hiệu để thông báo ngay với kỹ thuật viên trong phòng chụp.

Kỹ thuật chụp CT tầm soát đột quỵ não có thể cần tiêm thuốc cản quang để khảo sát hình ảnh của các mạch máu bên trong não rõ ràng hơn. Từ đó, bác sĩ có thể xác định mạch máu nào bị tắc hay hẹp nặng để có những tư vấn phù hợp.

quy trình ct tầm soát đột quỵ nãoQuy trình chụp CT tầm soát đột quỵ não diễn ra nhanh chóng và an toàn

3. Sau khi chụp

Chụp CT tầm soát đột quỵ não là một kỹ thuật đơn giản nên sau khi chụp không cần lưu viện theo dõi. Bạn có thể về nhà và sinh hoạt như bình thường. Bạn có thể gặp các tác dụng phụ như sưng, đau ở vị trí tiêm thuốc hay khó chịu, buồn nôn,… do thuốc cản quang. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường hết sau 24 giờ kể từ khi chụp và kéo dài không quá 2-3 ngày.

Kết quả chụp có thể được thông báo trong ngày hoặc sau 1 ngày kể từ khi chụp. Bác sĩ lâm sàng sẽ dựa trên kết quả chụp để tư vấn với bạn cách điều trị nếu có vấn đề bất thường, nguy cơ đột quỵ. Nếu không, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh nhất nhằm hạn chế khả năng đột quỵ trong tương lai.

Các thắc mắc thường gặp khi chụp CT tầm soát đột quỵ não

1. Chụp CTscan não có thể tầm soát đột quỵ không?

Chụp CTscan não hiện là kỹ thuật cơ bản có thể sử dụng để chẩn đoán và tầm soát đột quỵ ban đầu. Tùy thuộc vào kết quả có thể gợi ý khảo sát thêm các cận lâm sàng cần thiết khác.

chi phí chụp ct tầm soát đột quỵ nãoChụp CT được ứng dụng trong tầm soát và chẩn đoán đột quỵ não

2. Bác sĩ có thể cho biết trước đây bạn có bị đột quỵ qua CT không?

Thông qua chụp CT não, bác sĩ sẽ phát hiện được các bất thường nhu mô não. Nếu trước đây bạn từng có đột quỵ thì cũng có thể thấy được những bất thường này trên phim CTscan não. Vì vậy kỹ thuật chụp CT được đánh giá là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ bản trong tầm soát đột quỵ.

3. Chụp CT tầm soát đột quỵ não chi phí bao nhiêu?

Tùy theo cơ sở y tế cũng như hệ thống chụp cắt lát vi tính mà chi phí chụp CTscan não có sự khác nhau. Thông thường, chi phí cho một lần chụp CTscan não không cản quang sẽ dao động khoảng 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ, với CTscan não có tiêm thuốc cản quang thì chi phí dao động khoảng từ 2.200.000 – 4.000.000 VNĐ . Nếu bạn thực hiện chụp CTscan não ở các cơ sở y tế lớn, máy móc hiện đại thì chi phí này có thể cao hơn. Tuy nhiên, máy móc tân tiến sẽ giúp quy trình chụp diễn ra nhanh hơn.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang sở hữu hệ thống máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive Dual Source Dual Energy hiện đại bậc nhất thế giới. Đây là hệ thống chụp cắt lớp vi tính cao cấp với công nghệ 2 đầu bóng và tái tạo 768 lát cắt với công nghệ độc quyền được bảo hộ của Siemens – Đức. “Siêu cỗ máy” này có chức năng thu hình với độ phân giải không gian hiển thị rõ mọi cấu trúc giải phẫu, tầm soát được đột quỵ và nhiều bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh cơ – xương – khớp,…

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Chụp CT tầm soát đột quỵ não ngày càng trở nên quen thuộc và được nhiều người lựa chọn thực hiện. Trong bối cảnh các ca đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, mỗi người đặc biệt là các đối tượng có yếu tố nguy cơ nên chụp CTscan não nói riêng và tầm soát đột quỵ nói chung để dự phòng tốt nguy cơ đột quỵ!