Cm có nghĩa là gì trong may mặc năm 2024

Ngoài sách giáo trình học tiếng Anh chuyên ngành tại các trường đào tạo ngành may, học viên có thể tham khảo một số đầu sách học tiếng Anh chuyên ngành may sau:

  • English for the fashion industry
  • Oxford English for Careers: Engineering 1: Student's Book
  • The Fashion Dictionary Hardcover
  • Garment and Textile Dictionary: Conway, George

Các ứng dụng học tiếng Anh chuyên ngành may

Một số ứng dụng học anh văn chuyên ngành may mặc hỗ trợ học viên trong quá trình học gồm:

  • Vogue Runway
  • Duolingo
  • Quizlet

Các trang web học tiếng Anh chuyên ngành may

Các trang web học tiếng Anh chuyên ngành may:

  • FIBRE2FASHION: https://www.fibre2fashion.com/news/apparel-news
  • Vogue: https://www.vogue.com/fashion
  • The guardian: https://www.theguardian.com/fashion
  • Business of Fashion: https://www.businessoffashion.com/news/
  • The New York Times: https://www.nytimes.com/international/section/fashion
  • Haper’s Bazaar: https://www.harpersbazaar.com/

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh sử dụng từ vựng chuyên ngành may

  • Come over here and have a look at this dress. (Hãy đến đây và xem qua chiếc váy này.)
  • It looks like it will fit you. (Có vẻ như nó sẽ vừa với bạn.)
  • If you need a different size, please just ask. (Nếu bạn cần cỡ khác, xin vui lòng yêu cầu.)
  • You look very pretty in it. (Bạn mặc nó trông rất đẹp.)
  • It really suits you. (Nó thực sự hợp với bạn.)
  • I want to look my best! (Tôi muốn trông đẹp nhất có thể!)
  • The label says it is 20% off. (Mác ghi được giảm giá 20%.)
  • I would wear a suit to Ha's wedding. (Tôi sẽ mặc một bộ vest đến đám cưới của Hà.)
  • I’m thinking about what outfit I should wear to the wedding ceremony. (Tôi đang suy nghĩ về bộ trang phục mà tôi nên mặc trong lễ cưới.)
  • Try these on to see if they fit you. (Hãy thử những thứ này để xem chúng có phù hợp với bạn không.)
  • I hope that you have many jeans in stock. (Tôi hy vọng rằng bạn có nhiều quần jean trong kho.)
  • Is there anything else I can assist you with? (Tôi có thể giúp gì khác cho bạn không?)
  • It’s next to the shoe department. (Nó nằm bên cạnh khoang bán giày.)
  • The length of the garment varied considerably. (Chiều dài của quần áo thay đổi đáng kể)
  • Miss Lien is the best seamstress in Hanoi! (Cô Liên là thợ may giỏi nhất ở Hà Nội)
  • I want to knit a baby jacket. (Tôi muốn đan một chiếc áo khoác trẻ em)

Bài tập

Bài 1: Chọn từ vựng khớp với mô tả nhất:

1. An animal skin made smooth and flexible by removing the hair and then tanning

  1. silk
  1. raincoat
  1. leather

2. The attire worn in a play or at a fancy dress ball

  1. boot
  1. collar
  1. costume

3. Headdress that protects the head from bad weather; has shaped crown and usually a brim

  1. cloth
  1. hat
  1. belt

4. A garment worn on the upper half of the body

  1. shirt
  1. wool
  1. swimsuit

Bài 2: Dịch nghĩa các từ sau:

  1. wool: __________________________
  2. upcycle: __________________________
  3. tone on tone: __________________________
  4. sourcing: __________________________
  5. sample: __________________________
  6. pattern: __________________________
  7. minimalist: __________________________
  8. slim fit: __________________________

Đáp án

Bài 1:

1. C

2. C

3. B

4. A

Bài 2:

  1. wool: len
  2. upcycle: tái chế thành quần áo từ chất liệu bỏ đi hoặc cũ
  3. tone on tone: phối đồ đồng màu
  4. sourcing: tìm nguồn cung ứng
  5. sample: mẫu thử
  6. pattern: họa tiết
  7. minimalist: tối giản
  8. slim fit: may ôm vừa vặn

Tham khảo thêm:

  • Tiếng Anh chuyên ngành Marketing
  • Tiếng Anh chuyên ngành Y
  • Tiếng Anh chuyên ngành Xây dựng

Tổng kết

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ với người học tổng hợp các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành may. Cùng với danh sách từ vựng là tổng hợp các nguồn tài liệu quý giá, giúp người học có thể chủ động tự đào sâu vào kiến thức chuyên ngành này bằng tiếng Anh. Với nguồn tài liệu cô đọng này, tác giả bài viết hy vọng sẽ giúp người học nắm chắc kiến thức và có thể áp dụng trơn tru từ vựng tiếng anh ngành may.

Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp đang có xu hướng phát triển, đặc biệt đối với các nước xuất siêu ở Châu Á do dân số thế giới đang không ngừng tăng và nhu cầu về may mặc cũng ngày càng cao hơn.

Hiện nay trong ngành dệt may đang tồn tại 4 phương thức sản xuất bao gồm CMT, OEM/FOB, ODM và OBM nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng đặt may.

1. Phương thức sản xuất CMT

a. Phương thức sản xuất ngành dệt may CMT là gì?

Đây là một phương thức sản xuất ngành dệt may tốn ít chi phí, cũng như chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 phương thức sản xuất may mặc hiện nay. CMT là từ việt tắt của Cut-Make-Trim:

  • Cut: Là quy trình cắt vải theo khuôn đã được rập từ phía của khách hàng.
  • Make: Giai đoạn may và ráp vải đã cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Trim: Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm bằng cách loại bỏ phần chỉ thừa trên sản phẩm đã được may. Tiếp đến sẽ dán nhãn để mọi người có thể nhận ra được đo là sản phẩm của thương hiệu người đặt may. Tiến hành đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.
  • Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may CMT Đối với khách hàng Đối với nhà sản xuất– Kiểm soát được chất lượng vải: Vải là do bên khách hàng cung cấp, vậy nên chất lượng sản phẩm sẽ có thể được đảm bảo nhờ vào nguồn vải đã được chọn lọc trước.

– Kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Khi sử dụng nguồn vải chất lượng, sản phẩm tạo ra sẽ đúng với yêu cầu, cũng như được thực hiện theo đúng mẫu đã thiết kế trước đó, tăng sự tin cậy và hiệu quả kinh doanh của khách hàng sau này

– Kiểm soát được chi phí: Chi phí mà bạn bỏ ra cho phương thức sản xuất ngành dệt may CMT, chỉ là chi phí may và hoàn thiện sản phẩm. Còn những nguyên liệu đã có dự trù kinh phí từ trước, hạn chế được các vấn đề phát sinh về nguyên liệu.

– Không phải tốn quá nhiều vốn vận hành: Các xưởng may khi nhận đơn hàng, không cần phải chi tiền để mua các nguyên vật liệu, giúp giảm đi chi phí nhân công cho công việc này. Thay vào đó, nhà máy sản xuất chỉ cần gia công là có thể tạo ra được sản phẩm để giao cho khách hàng.

– Tiết kiệm được chi phí quản lý: Khi các khâu công việc càng nhiều, bắt buộc cần có sự quản lý chặt chẽ hơn gây tốn chi phí quản lý, tạo thêm một khoản tiền ra trong danh sách chi phí sản xuất. Vậy nên khi tất cả đã có sẵn, thì khâu quản lý cũng được bỏ bớt, cũng như giảm đi được một khoản chi phí đáng kể.

– Không phải chịu về chất lượng đầu vào: Nếu sản phẩm được tạo ra có chất lượng vải như thế nào, thì đây là trách nhiệm của khách hàng đặt may.

Cm có nghĩa là gì trong may mặc năm 2024

Chi tiết và giải thích về quy trình hoạt động của CMT

2. Phương thức sản xuất FOB

  1. FOB trong dệt may là gì?

FOB trong ngành dệt cũng là được hiểu theo cụm từ Free On Board. Tuy nhiên trong ngành dệt, FOB lại bao gồm nhiều khâu và giai đoạn hơn. Các nhà máy sẽ tiến hành chọn chất liệu, thu mua nguyên liệu, hoàn thiện sản phẩm. FOB dệt may được hiểu là mua đứt – bán đoạn. Các doanh nghiệp sẽ là người chủ động làm mọi việc: Từ khâu mua nguyên liệu cho đến khi làm ra được sản phẩm cuối cùng.

Đối với các phương thức sản xuất khác, thì FOB sẽ chủ động mua nguyên vật liệu. Điều này giúp doanh nghiệp thu lại được nguồn lợi nhuận khi mua được nguyên liệu đầu vào giá rẻ. Vậy nên, FOB cần được một doanh nghiệp chuyên nghiệp đảm nhận. Vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể quản lý, và thực hiện tốt toàn bộ các công việc này một cách hoàn mỹ, chất lượng.

b. Đơn hàng FOB và cách thức hoạt động

Đối với đơn hàng FOB, người đặt hàng sẽ cung cấp mẫu mã cũng như những ý tưởng cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, trong đơn hàng sẽ chỉ rõ chất liệu và các loại phụ kiện cần thiết cho việc may sản phẩm. Sau đó công ty thực hiện đơn FOB sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm đúng nguyên liệu, mà bên khách hàng đã yêu cầu.

Nơi có nguyên vật liệu hợp lý nhất đối với cả hai bên đơn, thì đây sẽ là nơi được chọn để cung cấp nguyên liệu. Khi đã có đủ nguyên vật liệu, công ty sẽ tiến hành cắt và may hoàn thiện sản phẩm. Đóng gói cẩn thận với số lượng bên khách hàng đã yêu cầu. Và nhiệm vụ chính của FOB là phải chuyển hàng hóa đến bến tàu. Nhưng chi phí hay công việc phát sinh sau đó, sẽ do bên khách hàng chịu trách nhiệm, quản lý.

c Lợi ích của FOB trong ngành dệt may

Đối với khách hàng Đối với nhà sản xuất– Tiết kiệm được thời gian: Để tìm được nguyên vật liệu, phụ kiện phù hợp với mẫu mã sẽ là một điều khó khăn. Nếu không là doanh nghiệp trong ngành may mặc, thì việc tìm được nguồn vải thích hợp sẽ không dễ dàng. Bỏ qua giai đoạn này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, khi mà khách hàng có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này hơn các nhà máy chuyên sản xuất, gia công sản phẩm.

– Nhận được các sản phẩm đúng với chất liệu đã yêu cầu: Khi các sản phẩm đã được chuyển đến tay khách hàng, thì khách hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp đền bù hợp đồng, nếu như nguyên liệu không đúng như trong đơn hàng đã đặt.

– Có lợi nhuận cao hơn: Khi tìm được nguồn nguyên liệu giá rẻ, thì doanh nghiệp sẽ thu lại được phần lợi nhuận dôi ra từ phần thu nhập này.

– Tăng khả năng quản lý doanh nghiệp: Khi có nhiều công việc hơn, cũng như quá trình sản xuất sản phẩm được đẩy lên cao, bắt buộc phải tổ chức mô hình quản lý hiệu quả và chất lượng cao hơn.

– Không tốn các chi phí liên quan đến vận chuyển vì toàn bộ chi phí sau khi đơn hàng On Board phía khác hàng sẽ chi trả.

3. Phương thức sản xuất OEM

OEM trong ngành dệt may là gì?

OEM là một trong 4 phương thức sản xuất được áp dụng cho ngành dệt may hiện nay. Với phương thức này, các nhà máy sẽ là người thu mua nguyên vật phụ liệu theo đúng yêu cầu của khách hàng. Sau đó tiến hành cắt vải và may sản phẩm. Các sản phẩm trước khi đến tay người đặt may sẽ được gắn mác để quảng bá được hình ảnh, cũng như thương hiệu của người đặt may. Những sản phẩm dệt may nếu như thực hiện theo mô hình OEM sẽ có một số đặc điểm như sau:

  • Sản phẩm tạo ra đạt đúng về mẫu mã. Chất lượng vải cũng như sản phẩm phải hoàn thiện theo như các mục đã cam kết trong hợp đồng.
  • Một số những yêu cầu khác về hình ảnh, hay sử dụng máy móc công nghệ cần phải được tuân thủ theo sự thỏa thuận của hai bên.
  • Bảo mật về công nghệ của sản phẩm.

4. Phương thức kết hợp OEM/FOB

a. OEM/FOB trong ngành dệt may là gì?

Qua sự tìm hiểu từ 2 phương thức sản xuất OEM và FOB, ta có thể hiểu được rằng OEM/FOB trong ngành dệt may, chính là phương thức sản xuất được kết hợp từ hai hình thức này. Và với phương thức này, khách hàng là người đặt may sẽ tạo ra đơn hàng cho doanh nghiệp dựa trên mẫu mã có sẵn. Sau đó nhà sản xuất có nhiệm vụ tìm mua các nguyên vật liệu, thực hiện việc cắt và may để hoàn thiện sản phẩm.

Bước cuối cùng để hoàn thành được phương thưc sản xuất này, chính là đưa hàng ra bến cảng để chuyển lại cho khách đã đặt hàng.

b. Phân loại của đơn hàng OEM/FOB

– OEM/FOB chỉ định: OEM/FOB chỉ định là đơn hàng mà khách chỉ định nơi cung cấp nguyên vật liệu, hoặc các loại máy móc để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Từ đó doanh nghiệp hay xưởng may phải mua vật liệu tại nơi cung cấp này. Vậy nên người được đặt may sẽ phải mua tất cả các máy móc, phụ kiện và các nguyên vật liệu tại nơi mà khách hàng sẽ chỉ định.

– OEM/FOB tự quyết: Ngược lại với hình thức trên thì OEM/FOB tự quyết, nhà sản xuất sẽ tự mình tìm mua những nơi bán nguyên vật liệu phù hợp nhất. Không có sự can thiệp của khách hàng, cũng như khách hàng sẽ không quan tâm đến nơi mà nguyên vật liệu hay máy móc được nhập. Tất cả sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên cần phải lựa chọn đúng những yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đã đưa ra.

c. Ưu điểm của OEM/FOB trong ngành dệt may.

Ưu điểm của OEM/FOB chia đều cho 2 phía doanh nghiệp sản xuất, và khách hàng như sau:

Đối với khách hàng Đối với nhà sản xuấtTốn ít chi phí vốn khi đặt hàng: Khách hàng đặt may không phải bỏ ra số vốn để nhập nguyên vật liệu để sản xuất. Các xưởng may thông thường sẽ có những nơi nhập hàng giá rẻ hơn so với khách hàng. Vì tại các xưởng, luôn nhận được một mức giá tốt so với những nơi bán lẻ bên ngoài. Và đôi khi khách hàng cũng sẽ thương lượng với doanh nghiệp, để nhận được mức giá hợp lý hơn.

Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp: Để mua được nguyên vật liệu cần phải có người đủ chuyên môn, để tránh mua phải những nguyên vật liệu kém chất lượng. Vậy nên cần phải có một đội ngũ có kinh nghiệm, để nhập nguyên liệu được tốt nhất. Nếu như giai đoạn này được hủy bỏ, thì khách hàng sẽ giảm đi được khoản chi phí để chi cho đội ngũ này.

Lợi nhuận cao hơn: So với đơn hàng CMT, thì đơn hàng OEM/FOB mang lại lợi nhuận cao hơn. Vì chủ động được trong việc nhập hàng hóa, nên doanh nghiệp sẽ tìm được nguồn hàng có giá rẻ nhất để sản xuất.

Linh hoạt hơn trong công việc: Khi thực hiện nhiều khâu sản xuất, nhân viên cũng như quản lý sẽ có kinh nghiệm càng nhiều. Điều này giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, và đáp ứng được nhiều yêu cầu hơn từ khách hàng. Không những thế, doanh nghiệp còn có thể linh động hơn khi tự quyết các vấn đề về nguyên vật liệu, giúp tăng hiệu quả và chất lượng của công việc.

5. Phương thức sản xuất ODM

a. Phương thức sản xuất ngành dệt may ODM là gì?

ODM (Original Design Manufacturing): Được dịch là sản xuất thiết kế ban đầu. Khác với OEM, hay CMT thì ODM là phương thức sản xuất ngành dệt may bao gồm cả khâu thiết kế. Như vậy, nhà sản xuất sẽ có trách nhiệm về việc đưa ra mẫu thiết kế, chuẩn bị nguyên vật liệu và tiến hành gia công sản phẩm. Sau đó phải đóng gói và chuyển hàng cho đối tác.

b. Ưu điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may ODM

Đa dạng về mẫu mã: Vì mẫu thiết kế là việc của nhà sản xuất, vậy nên người đặt may sẽ đa dạng hóa hơn về mẫu mã của sản phẩm.

Giảm chi phí & thời gian: Việc áp dụng phương thức sản xuất ODM sẽ giúp người đặt hàng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Họ không phải bỏ thời gian ra nghiên cứu, và tạo mẫu thiết kế cho sản phẩm của mình.

c. Nhược điểm của phương thức sản xuất ngành dệt may ODM

Ngoài hai ưu điểm trên, thì theo phương thức này các mặt hàng tạo ra sẽ không có tính độc quyền. Vì có thể mẫu thiết kế được sử dụng chung cho nhiều khách hàng khác nhau. Điều này làm cho giá cả của sản phẩm bán ra bị canh tranh rất nhiều, thu lại được lợi nhuận thấp hơn.

Cm có nghĩa là gì trong may mặc năm 2024

6. Phương thức sản xuất OBM

a. Phương thức sản xuất ngành dệt may OBM là gì?

Theo phương thức này, từ khâu xây dựng thương hiệu cho đến tạo mẫu thiết kế, tìm nguyên liệu đầu vào, gia công sản phẩm và chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng đều được thực hiện bởi nhà máy sản xuất. OBM được viết tắt từ Original Brand Manufacturer, tạm dịch là nhà sản xuất thương hiệu gốc.

Với phương thức sản xuất ngành dệt may OBM, các công ty không tham gia vào quá trình gia công, hay sản xuất hàng hóa. Mà chỉ nhập quần áo và trang phục sau đó phát triển thương hiệu của mình lên.

b. Ưu điểm phương thức sản xuất ngành dệt may OBM

Đối với khách hàng Đối với nhà sản xuấtTập trung mạnh hơn vào việc phát triển thương hiệu. Khi đã đặt xưởng gia công toàn bộ khâu sản xuất sản phẩm, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian nhiều hơn. Thay vào đó, khách đặt hàng sẽ tập trung phát triển, quáng bá thương hiệu nhằm giúp cho sản phẩm được đẩy ra thị trường nhanh hơn. Thu được khoản doanh thu lớn hơn. Bao trọn gói nhiều khâu sản xuất sẽ đưa ra được mức giá hợp lý nhất trong hợp đồng. Đây là điều kiện giúp xưởng may tăng thêm uy tín, cũng như giúp xưởng có điều kiện tăng kinh nghiệm trong các khâu sản xuất và quản lý nhân sự.

Cm có nghĩa là gì trong may mặc năm 2024

Tổng quan các phương thức

______________________

Hiện nay, Nam Dương với mô hình quản lý hiệu quả và chất lượng, đang áp dụng hai phương thức FOB và OEM trong sản xuất, cung cấp cho đối tác. Với phương thức FOB, Nam Dương chủ yếu hợp tác với các đối tác là bệnh viện, cơ sở y tế trong nước giúp tiết kiệm thời gian hơn cho khách hàng. Với các đối tác nước ngoài lớn như Medline, USM healthcare, Topta,.. Nam Dương sử dụng OEM, cung cấp thành phẩm hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu về mẫu mã, chất liệu, đảm bảo tính bảo mật của sản phẩm, tạo độ uy tín cao.

Là một trong những đơn vị tiên phong trong dệt may trang phục bảo hộ y tế tất cả sản phẩm của của Nam Dương PPE đều được Bộ Y Tế cấp phép, đạt các tiêu chuẩn quốc tế như FDA, CE và đặc biệt là ISO… Nam Dương PPE tập trung tối đa vào cải thiện chất lượng trang thiết bị bảo hộ, trang thiết bị phục vụ trong y tế như: Áo Choàng Phẫu Thuật, Áo Choàng Cách Ly, Bộ Quần Áo Phòng Dịch, Săng mổ phẫu thuật, Bao chân, mũ, khẩu trang,.,.. Quá trình sản xuất tại Nam Dương PPE được tối ưu, vận hành theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hóa theo tiêu chuẩn quốc tế với quy trình rõ ràng từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm.

Nam Dương PPE đã và đang từng bước thực hiện mục tiêu trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối các trang phục và thiết bị bảo hộ y tế đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam, đồng thời hướng tới vươn ra thị trường quốc tế.

CM là viết tắt của từ gì trong may mặc?

Đặt may gia công CMT và CMPT CMT là viết tắt của 3 từ: Cutting (Cắt vải từ vải cuộn theo rập thiết kế) – Making (May, khâu vải thành sản phẩm hoàn chỉnh) – Trimming (Cắt sạch chỉ thừa khỏi quần áo, hoàn thiện sản phẩm và đóng gói theo yêu cầu).

Cmpt là gì?

CMPT là viết tắt của: CUTTING – MAKING – PACKING – THREAD. – CUTTING: Tức là cắt vải từ cuộn vải dựa vào bản thiết kế của khách hàng. – MAKING: May, khâu vải đã được cắt để tạo thành một sản phẩm nội y hoàn chỉnh. – PACKING: Đóng gói phụ liệu, thùng.

Cmt trong doanh nghiệp là gì?

CMT là từ việt tắt của Cut-Make-Trim: Cut: Là quy trình cắt vải theo khuôn đã được rập từ phía của khách hàng. Make: Giai đoạn may và ráp vải đã cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trim: Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm bằng cách loại bỏ phần chỉ thừa trên sản phẩm đã được may.

Phương thức sản xuất CMT là gì?

CMT – nghĩa là Cut – Make – Trim, là phương thức gia công và xuất khẩu đơn giản nhất. Có đến 70% doanh nghiệp may Việt Nam đang hoạt động với phương thức này. Với phương thức CMT, doanh nghiệp chỉ thực hiện việc duy nhất đó là gia công và điều thực sự cần thiết đó là năng lực sản xuất của doanh nghiệp.