Cơ cấu tổ chức nhà trường đại học

Cơ cấu tổ chức nhà trường đại học

Cơ cấu tổ chức của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây...

Kiến thức của bạn:

     Cơ cấu tổ chức của nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

     Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

  • Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
  • Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
  • Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

     Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật Giáo dục.

2. Điều lệ nhà trường

     Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục và điều lệ nhà trường. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
  • Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;
  • Nhiệm vụ và quyền của người học;
  • Tổ chức và quản lý nhà trường;
  • Tài chính và tài sản của nhà trường;
  • Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

     Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.

Cơ cấu tổ chức nhà trường đại học

Tổ chức của nhà trường

3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường

a. Hội đồng trường

     Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

     Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:

  • Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;
  • Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
  • Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

     Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường.

b. Hiệu trưởng

     Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

     Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định.

c. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

     Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.

d. Tổ chức Đảng trong nhà trường

     Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

e. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường

     Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục.

4. Các hành vi bị cấm trong cơ sở giáo dục và tổ chức của nhà trường

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
  • Xuyên tạc nội dung giáo dục.
  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
  • Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
  • Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
  • Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Bài viết tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về tổ chức của nhà trường:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi như: trách nhiệm của nhà trường, chương trình học trong nhà trường… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi ủa Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Trước hết theo Luật Giáo dục đại học, “cơ sở giáo dục đại học” là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

- Trong đó, đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền và cả nước.

- Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Trước hết, cơ sở giáo dục đại học là một pháp nhân theo Điều 7 của Luật này nên đại học cũng có tư cách pháp nhân.

Đại học có tư cách pháp nhân nên mang những đặc điểm của pháp nhân như sau:

- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có tên gọi bằng tiếng Việt; tên gọi thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.

- Có cơ quan điều hành, cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình. Pháp nhân có toàn quyền sử dụng những tài sản này mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản này hoàn toàn tách biệt với tài sản của các thành viên.

- Có quyền nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật để nhân danh pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật. Nếu người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động.

Cơ sở giáo dục có “tư cách pháp nhân” nên cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

*Căn cứ vào Điều 15 của Luật Giáo dục đại học quy định về cơ cấu tổ chức của trường đại học như sau:

Cơ cấu tổ chức cụ thể của đại học, mối quan hệ, mức độ tự chủ của đơn vị thành viên và đơn vị thuộc, trực thuộc đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học. Nhưng nhìn chung, cơ cấu tổ chức của hầu hết các đại học đều bao gồm:

Cơ cấu tổ chức của đại học bao gồm:

- Hội đồng đại học.

- Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học.

- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có).

- Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác.

- Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.

*Ví dụ cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm:

- Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Ban Giám đốc: Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học.

- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác như Hội đồng chuyên môn, Tư vấn, Cố vấn,…

- Các trường đại học như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Ngoại ngữ; các viện nghiên cứu thành viên như Viện Công nghệ Thông tin, Viện Quốc tế Pháp ngữ,…

- Ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác ví dụ như Ban Đào tạo, Ban Khoa học – Công nghệ, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Thông tin Thư viện,…

- Khoa và trung tâm đào tạo: Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh,…

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh