Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước vôi nhì

Sử dụng Biolactomen Plus kết hợp với nước vôi nhì như thế nào? ❤️ Theo các chuyên gia, bác sĩ, nước vôi nhì sẽ giúp diệt các vi khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài. Còn men vi sinh Biolactomen Plus sẽ bổ sung các lợi khuẩn có hoạt tính mạnh, giúp ức chế các vi sinh vật có hại, tăng cường vi khuẩn có lợi, thúc đẩy tiêu hóa khỏe, nên người lớn và trẻ nhỏ sẽ tiêu hóa nhanh thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng tốt.

➡️ Thành phần của men tiêu hóa Biolactomen Plus hoàn toàn khác biệt với các loại men tiêu hóa khác trên thị trường do được lên men tự nhiên từ các loại vi sinh vật sống vì vậy hoàn toàn không gây hại cho hệ tiêu hóa, kể cả với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Đây là loại men cực kỳ chất lượng do Viện hàn lâm Khoa học công nghệ dày công nghiên cứu, và chỉ sản xuất với số lượng rất nhỏ để đảm bảo chất lượng men luôn tốt nhất.

✔️Uống như thế nào thì hiệu quả:

- Với trẻ nhỏ hoặc người lớn bị đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài: Uống 3 hộp Biolactomen Plus + 1 lọ vôi nhì.

Liều dùng tham khảo của nước vôi nhì (cần theo chỉ định của bác sỹ):

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 3 lần/ngày, mỗi lần uống 2 – 3ml. 
- Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi: 3 lần/ngày, mỗi lần uống 5ml. 
- Trẻ từ 2 tuổi đến 6 tuổi: 4 lần/ngày, mỗi lần uống 5ml.
- Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: 4 lần/ngày, mỗi lần uống 7ml.
- Trẻ lớn trên 12 tuổi và người lớn: 4 – 5 lần/ngày, mỗi lần uống 10ml. 
Uống trong 5 – 7 ngày, có thể pha với sữa hoặc đường để uống.

- Với người bị táo bón: Uống 3 - 5 hộp Biolactomen Plus (không cần uống nước vôi nhì). 

Liều dùng men vi sinh Biolactomen Plus:
- Trẻ em: 2 lọ/ngày, chia 2 lần.
- Người lớn: 4 lọ/ngày, chia 2 lần. 
Hòa men với nước đun sôi để nguội hoặc sữa. Uống vào buổi sáng và chiều trước bữa ăn khoảng 10 - 20 phút hoặc uống ngay khi bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm hoặc thức ăn lạ.

🎈 Thông tin thêm:

- Nước vôi nhì do Bệnh viện Nhi Trung ương sản xuất.

- Men vi sinh Biolactomen Plus là sản phẩm Bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu (được sự hỗ trợ công nghệ của Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

***Giao hàng trên toàn quốc: Gọi hotline: 033 669 3300 hoặc truy cập vào website: https://biolactomen.vn  

11/05/2016

Sau kỳ nghỉ lễ, bé Dương (3 tuổi, Thanh Hóa) đột ngột xuất hiện đi ngoài phân lỏng 3-4 lần/ngày. Thấy bệnh của bé kéo dài mấy ngày, lại nghe hàng xóm mách, bà nội cháu mua lá hồng xiêm rồi sắc cho Dương uống. Uống nước sắc được 2 ngày, số lần tiêu chảy của bé chẳng những không giảm, mà còn tăng lên nhiều lần, phải vào viện cấp cứu.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước vôi nhì

Mùa hè với khí hậu nóng, ẩm  là thời kỳ cao điểm các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Nhiều gia đình khi thấy con đi ngoài kéo dài, lo lắng sợ con sút cân, mất sức thường tìm các giải pháp nhằm cầm tiêu chảy cho con. Các biện pháp gia đình các bé thường sử dụng là nước sắc hoặc, nước lọc từ các loại lá ổi, hồng xiêm giã nhỏ khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn kéo dài và nặng thêm.

Cùng chung tâm lý muốn con nhanh khỏi bệnh, nhưng câu chuyện của  anh Vinh ( Vĩnh Phúc) lại xoay quanh việc lạm dụng kháng sinh. Con trai anh Vinh là  bé Duy, 4 tuổi, sau mấy ngày đi mẫu giáo thì bị nôn, sốt và tiêu chảy. Nghĩ con mới đi học chưa quen đồ ăn nên  anh Vinh mua thuốc kháng sinh tự điều trị cho con tại nhà. 3 ngày trôi qua mà sức khỏe bé không cải thiện, thậm chí con còn đi ngoài dữ dội hơn kèm theo đó là mệt lả người. Anh Vinh đưa con đến viện thì được các bác sĩ kết luận con anh mắc tiêu chảy do rotavirut. Kháng sinh cũng không có tác dụng trong trường hợp này.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà-Trưởng khoa Tiêu hóa-Bệnh viện Nhi Trung ương, đây chỉ là 2 trong số các sai lầm thường gặp của các gia đình trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Những sai lầm thường gặp này bắt nguồn từ tâm lý nóng vội muốn con khỏi bệnh nhanh của người lớn nhưng cũng là nguyên nhân khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ càng trở nên trầm trọng. Sử dụng các thuốc hoặc các biện pháp cầm tiêu chảy sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn. Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa, làm tiêu chảy kéo dài, khiến trẻ hấp thu càng kém  và lâu bình phục.

Tiêu chảy là một bệnh rất phổ biến ở trẻ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách như thay đổi thức ăn cho trẻ đột ngột, cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hóa, ăn quá nhiều… hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi…. Cũng theo bác sĩ Hà, không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần mang trẻ tới bệnh viện. Với những bé mất nước ở mức độ nhẹ (trẻ tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều, khóc có nhiều nước mắt, miệng lưỡi trẻ ướt, cháu đi tiểu nhiều) gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài. Phòng suy dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách tích cực cho trẻ ăn chế độ ăn như khi trẻ bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ. Kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu năng lượng, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng để chống đỡ với nhiễm trùng trong cơ thể cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy kéo dài khiến các bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển. Các gia đình chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận tràng, hạn chế đồ uống có ga và thức ăn quá ngọt…

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước vôi nhì

Trẻ bị tiêu chảy cần hạn chế các thực phẩm giàu đường

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo, các gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay khi con có một trong những biểu hiện sau:

– Đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục).

– Nôn tái diễn, nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được

–  Bệnh trẻ nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn.

– Trẻ rất khát nước

– Ăn uống kém hoặc bỏ bú.

– Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà.

Lê Mai