Có nên cúng gà trống thiến

Điều kiện lựa gà trống cúng ngày Tết

Đầu tiên để hiểu vì sao người ta chọn gà trống thiến vào mâm cỗ cúng ngày Tết thì có lẽ chúng ta cần hiểu thêm vì sao phong tục Việt Nam chọn gà trống để cúng đêm giao thừa.

Theo tín ngưỡng người Việt, hình tượng con gà đã không còn xa lạ gì. Gà gắn với đời sống sinh hoạt, văn hóa cộng đồng, từ ẩm thực cho đến các hoạt động tâm linh.

Các chuyên gia nghiên cứu tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống cho biết gà là biểu tượng của mặt trời,báo hiệu của một ngày mới, sự mới mẻ bắt đầu.

Theo phong tục người Việt, cúng đêm giao thừa là cúng 12 vị thần thời gian để kết thúc một năm và bắt đầu một năm mới nên người ta chọn gà trống để cúng nhưng phải là gà trống choai, không khuyết tật, mào đỏ, mỏ vàng, chân vàng và quan trọng nhất là vẫn còn tinh khiết chưa đạp mái thế nên người ta thường chọn mua gà trống thiến để đảm bảo rằng gà trống này còn tinh khiết.

Sự cầu kỳ trong việc lựa chọn gà cúng lễ cũng thể hiện ước vọng của người Việt, mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng hơn năm cũ.

Gà trống thiến là gì

Gà trống thiến hay còn gọi là gà sống thiến là những con gà trống đã bị triệt sản loại bỏ cặp tinh hoàn và không thể sinh sản được nữa. Gà trống thường được người chăn nuôi thiến khi ới bắt đầu tập gáy (gà trống choai). Có hai kiểu thiến gà là thiến móc và thiến sườn. Thiến móc là cách thiến mà các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trước đây thường hay áp dụng. Cách thiến này cần chọc thủng màng bụng hoặc vị trí gần phao câu sau đó dùng ngón tay tìm vị trí tinh hoàn của gà và móc ra. Cách này cũng dễ làm nhưng khiến gà mất máu nhiều và tỉ lệ sống thường chỉ ở mức 70%. Thiến sườn phức tạp hơn một chút cần dùng dao mổ ở vị trí sườn của gà sau đó dùng chỉ và que xiên để lấy tinh hoàn của gà ra. Phương pháp thiến sườn tốn công hơn nhưng gà mất máu ít hơn và tỉ lệ sống cao hơn hẳn

Có nên cúng gà trống thiến
Có nên cúng gà trống thiến
Gà trống thiến

Đã từ rất lâu, trên mâm cỗ cúng của người Việt thường có đĩa xôi gấc đỏ tươi để cầu may mắn, vận may cho cả năm. Ngoài ra, lễ vật tươm tất thì không thể thiếu được một con gà trống hoa luộc khéo, da căng vàng ruộm, miệng ngậm bông hồng đỏ để cầu phúc cho cả năm an lành.

  • Mách bạn kinh nghiệm chọn dưa hấu đỏ bày bàn thờ mang đến tài lộc cho năm mới
  • Đào chuông độc lạ, hút khách Tết Nhâm Dần 2022 - Một sự lựa chọn thú vị mời gọi may mắn vào nhà

Tại sao gà trống thiến được chọn để cúng trong đêm Giao thừa mà không phải là gà trống thường? Đây có lẽ là câu hỏi không ít người quan tâm. Trên thực tế, việc chọn gà trống thiến không chỉ là câu chuyện văn hoá mà còn chứa đựng và ý nghĩa tâm linh, là lễ vật để cầu mong một năm bình an và may mắn.

Thịt gà trống thiến có ngon không?

Gà trống so với gà mái đa phần có trọng lượng lớn hơn nhưng so về chất lượng thì thịt của chúng không ngon bằng gà mái và ăn rất dai. Vì vậy mà muốn có được những con gà trống vừa tốt về mọi mặt thì người ta thường thiến những con gà trống thông thường khi bắt đầu đến giai đoạn trưởng thành. Sau khi thiến kích thước của chúng cũng to hơn gấp 3 đến 4 lần so với lúc bình thường. Vì những con gà trống thiến này sẽ bớt đi sự hung hăng và nhanh tăng cân hơn mà thịt của chúng sẽ ngọt mềm không còn dai như trước, da dày giòn màu vàng óng rất bắt mắt.

Thiến gà trống là phương pháp phổ biến nhất hiện nay tại các trang trại chăn nuôi cũng như một số hộ gia đình nuôi đơn lẻ. Cách thiến này vừa đơn giản lại dễ làm, sau khi thiến gà lại đem lại hiệu quả về mặt kinh tế nên nếu không để sử dụng vì mục đích duy trì nòi giống người ta đều thực hiện thiến gà trống.

Có hai cách thiến gà được áp dụng thường xuyên đó là thiến móc và thiến sườn, thiến sườn làm tăng khả năng sóng sót của gà hơn nên được áp dụng nhiều hơn mặc dù khâu thực hiện khá phức tạp.

Có nên cúng gà trống thiến
Phong tục cúng gà đêm giao thừa

>>>Xem thêm

  • Con công và những điều thú vị về nó
  • Các giống Chim Trĩ quý hiếm ở Việt Nam

TTO - Trong mâm cúng đêm giao thừa của nhiều người Việt thường có đĩa xôi và một con gà trống luộc chín, miệng ngậm bông hồng đỏ. Đây là phong tục có từ ngàn đời bắt nguồn từ những quan niệm sâu xa liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp.

  • Ngày ông Công ông Táo, 'gà ngậm hoa hồng' đắt khách khu phố cổ Hà Nội
  • Có một cái Tết không được ăn gỏi gà xé trộn lá vạn thọ của má
  • Cá lóc nướng trui, gà luộc xé phay: Món dân dã mà đậm đà hương vị Tết
Có nên cúng gà trống thiến

Gà là con vật linh thiêng trong tín ngưỡng của người Việt. Cho dù linh vật của năm đó là loài khác nhưng con gà vẫn luôn được ưu tiên có mặt trong mâm cơm cúng hầu hết nghi lễ của năm, đặc biệt là lễ cúng giao thừa - Ảnh: CCO

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai - Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - người Việt Nam thường ưu tiên gà trống hơn gà mái trong mâm cúng giao thừa.

Đây là phong tục có từ ngàn đời, được bắt nguồn từ những quan niệm sâu xa liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp của người Việt.

Gà trống mang ý nghĩa về sự khởi đầu

Trong văn hóa nông nghiệp, mặt trời là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là biểu hiện cho một ngày mới bắt đầu, ánh sáng chan hòa, mưa nắng thuận hòa giúp cho cây cối phát triển, mùa màng bội thu.

Gà trống thường cất tiếng gáy bắt đầu ngày mới, khi những tia nắng mai vừa ló rạng. Trên đầu gà trống có mào lớn, đỏ tươi, được coi như biểu tượng của mặt trời rực rỡ.

Điều này khiến gà trống được coi trọng, trở thành con vật linh thiêng, tinh khiết, quý hơn hẳn những loài động vật khác và luôn được chọn để thực hiện các nghi lễ hiến tế hoặc nghi thức tôn giáo nào đó.

Lễ cúng giao thừa rất được coi trọng. Tùy theo phong tục, mỗi vùng miền lại có một cách sắp lễ cúng khác nhau, nhưng luôn có đĩa xôi và gà trống luộc dâng lên tổ tiên nhằm cầu xin một sự khởi đầu mới với những điều tốt lành, suôn sẻ sẽ đến trong cả năm.

Có nên cúng gà trống thiến

Tiếng gáy của gà trống được coi là điềm lành, báo hiệu sự chuyển vần của mặt trời, luân phiên ngày và đêm - Ảnh: Discover Magazine

Ảnh hưởng từ quan niệm trọng nam khinh nữ

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, trong văn hóa người Việt xưa, nam giới được coi trọng nhiều hơn nữ giới. Con gà trống được ví đại diện cho những đức tính của người quân tử.

Dáng đi oai phong cùng màu sắc sặc sỡ của gà trống được ví với ngũ đức: đức thần dân (mào), đức quân nhân (cựa), đức dũng cảm (tính chiến đấu), tốt bụng (luôn nhường thức ăn cho gà mái), đáng tin cậy (tiếng gáy luôn chính xác khi bình minh đến).

Không chỉ thế, tiếng gáy của gà trống được coi là điềm lành, báo hiệu sự chuyển vần của mặt trời, luân phiên ngày và đêm. Trong khi đó, gà mái ngoài việc đẻ trứng và nuôi con thì không có gì để coi trọng. Tiếng gáy của gà mái cũng bị coi là điềm dữ cho gia chủ.

Gà trống cũng được coi là biểu tượng đảm bảo cho sự sinh sôi. Trong một đàn có nhiều gà mái nhưng thường chỉ cần 1 - 2 gà trống, như vậy đã đủ đảm bảo cho chuồng nhốt của gia chủ luôn có trứng và gà con mới.

Nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống xem chân gà trống cúng đêm giao thừa để đoán định tương lai cả năm đó.

Ngoài ra, gà trống được ưu tiên trong mâm lễ cúng hơn là gà mái cũng nhờ yếu tố thẩm mỹ. Người Việt coi trọng lễ cúng và thường sắp lễ "mâm cao cỗ đầy". Kích thước gà trống thường lớn hơn gà mái, khi đặt lên mâm lễ kèm bông hoa hồng đỏ cũng góp phần tăng tính thẩm mỹ hơn.

Không phải gà trống nào cũng được chọn để dâng cúng. Người xưa thường chọn gà trống choai, không bị dị tật, có tiếng gáy dõng dạc nhưng chưa hề đạp mái, không chỉ biểu hiện cho sự khỏe mạnh mà còn là sự tinh khiết.

Cùng với sự phát triển của xã hội, những quan niệm xưa cùng nhiều tín ngưỡng đang dần mai một, việc lựa chọn gà để dâng cúng cũng không còn quá cầu kỳ như xưa nữa.

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, việc chọn gà trống để sắp lễ cúng là phong tục, tín ngưỡng và niềm tin văn hóa mà không hề là quy tắc nào.

Do đó, chúng ta không nên quá đặt nặng tư tưởng về mâm cúng cầu kỳ, cũng không nên lo lắng hay bi quan khi chọn nhầm gà mái.

Trên tất cả, đó là phong tục cần phải lưu truyền, thể hiện thành ý nhớ về tổ tiên, nhớ về cội nguồn, mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình nhân dịp năm mới.

Có nên cúng gà trống thiến
Ngày ông Công ông Táo, 'gà ngậm hoa hồng' đắt khách khu phố cổ Hà Nội

TTO - Ngày 23 tháng chạp, do bận công việc cuối năm, nhiều người tìm đến chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để mua gà về cúng ông Công ông Táo.

Gà trống thiến là gì?

Gà trống thiến (hay còn được gọi vui là gà "thái giám") là những con gà trống đã bị triệt sản, loại bỏ tinh hoàn và không thể sinh sản được nữa. Gà trống được thiết khi mới bắt đầu tập gáy (gọi là gà trống choai).

Hiện nay có 2 kiểu thiến gà là thiến móc và thiến sườn. Thiến móc là cách thiến mà các hộ chăn nuôi nhỏ thường áp dụng. Cách thiến này sẽ chần chọc thủng màng bụng hoặc vị trí gần phao câu của gà, sau đó dùng ngón tay tìm vị trí tinh hoàn và móc ra. Cách thiến này dễ làm nhưng khiến gà mất nhiều máu, tỉ lệ sống chỉ khoảng 70%.

Có nên cúng gà trống thiến

Kiểu thiến sườn thì phức tạp hơn một chút, cần dùng dao mổ ở vị trí sườn gà sau đó dùng chỉ và que xiên để lấy t6inh hoàn ra. Phương pháp này tốn công nhưng mất máu ít hơn, tỉ lệ sống cao hơn.

Theo một số người chăn nuôi, gà trốnglớn hơn gà mái nhưng thịt dai và không ngon. Vì thế những người chăn nuôi đã vỗ béo gà trống bằng cách thiến nó khi mới chập chững biết gáy. Như vậy, gà trống sẽ bớt hung hăng hơn, bớt hiếu động và dễ tăng cân.

Từ đó, gà trống thiến có hình dạng to gấp 3 đến 4 lần gà bình thường, thịt gà mềm, ngọt, không nhão như gà tây, có nhiều mỡ, da dày và giòn, sau khi luộc gà ngả màu vàng óng rất là đẹp.

Gà trống thiến là gì

Gà trống thiến là loại gà trống ngay từ khi còn nhỏ đã được người chăn nuôi loại bỏ tinh hoàn và không có khả năng sinh sản nữa. Những con gà đã bị loại bỏ tinh hoàn sẽ không còn năng động như những con gà trống bình thường và thường béo tốt hơn.

Thiến gà trống để làm gì

Việc thiến gà trống không phải vì người chăn nuôi thích thì làm mà đều có mục đích rất rõ ràng. Có 2 mục đích mà người chăn nuôi thiến gà trống đó là giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao và dùng những con gà trống đó để làm gà cúng.

Về mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn thì nguyên nhân vì gà trống thiến thường ăn uống tốt hơn, tăng cân nhanh hơn so với gà trống thông thường. Nhiều người cũng đánh giá thịt gà trống thiến mềm chứ không dai, da ăn giòn hơnso với gà trống thông thường. Vì thế nên hiện nay đã có khá nhiều hộ chăn nuôi áp dụng mô hình nuôi gà trống thiến mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Về mục đích dùng gà trống thiến làm gà cúng thì phải bắt nguồn từ truyền thống nông nghiệpcủa người Việt. Theo nhiều truyền thuyết kể lại thì việc cúng thần linh đầu nămcần phải dùng gà trống tơ chưa từng giao phối để dâng lên thể hiện sự tinh khiết, khỏe mạnh giúp gọi mặt trời mang lại mưa thuận gió hòa cho cả năm. Do đó, những con gà cúng cần phải là gà trống choai chưa thành thục. Ngoài gà trống choai thông thường thì gà trống thiến cũng là một loại gà phù hợp để cúng giao thừa. Người nuôi gà thường thiến gà trống để đảm bảo những con gà này chắc chắn đủ điều kiện làm lễ cúng trong những dịp đặc biệt chứ không phảiđể nuôi gà trống thiến vỗ béo.

Có nên cúng gà trống thiến