Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông

Thời tiết giao mùa khi mùa lạnh về là khoảng thời gian thay đổi thời tiết  khá khắc nghiệt, dễ khiến cho các bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, ốm và có các bệnh liên quan đường hô hấp. Giữa ấm cho trẻ sơ sinh đúng cách là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều rất quan tâm vào mùa này. Vậy làm thế nào để giữ ấm cho trẻ sơ sinh đúng cách? Hãy cùng Home Care theo dõi qua bài viết này nhé.

Quy tắc giữ ấm 4 ẤM – 1 LẠNH

Trong quy tắc 4 ấm – 1 lạnh, 4 ấm gồm: tay ấm – lưng ấm – bụng ấm – bàn chân ấm. Khi mặc quần áo mùa lạnh cho con, ba mẹ cần kiểm tra bằng cách: bàn tay con đủ ấm mà không bị đổ thêm mồ hôi nghĩa là độ ấm đạt chuẩn.

Hãy giữ lưng ấm vừa đủ vì bé sơ sinh thường nằm và được bế nhiều, vùng lưng này rất dễ bị đổ mồ hôi nếu mặc quá nhiều quần áo – quá ấm. Khi đó, mồ hôi sẽ dễ ngấm ngược vào phổi gây viêm phổi hoặc cảm lạnh.

Quan trọng nhất ở phần này là bàn chân ấm bởi không chỉ trẻ em mà cả người lớn, vùng bàn chân có chứa nhiều mạch máu – nơi nhạy cảm lưu thông huyết trong cơ thể.

Đôi chân bị lạnh dễ khiến bé yêu gặp các bệnh về đường hô hấp. Bụng ấm rất quan trọng để bảo vệ phần dạ dày cho con, tránh bị đau bụng hoặc xấu hơn là các bệnh đường ruột, tiêu hóa khóa hoặc khó hấp thụ thức ăn, hay các bệnh như tiêu chảy.

Lưng ấm giúp giữ ấm phổi – chủ đạo của hệ hô hấp giúp con tránh bị sổ mũi hay ho, đau họng.

Còn lại, quy tắc “1 lạnh” chính là đầu của bé. Nhiều cha mẹ sai lầm khi ủ kín đầu của con, chỉ lộ mỗi mắt mũi miệng, nhất là khi con đang sốt vì nghĩ như vậy là cách ủ ấm tốt nhất cho con.

Tuy nhiên điều này không đúng, mùa đông mẹ vẫn nên giữ đầu con được thoáng mát và thoải mái, khi ra đường chỉ cần đội mũ vừa đủ tránh gió là được.

Không mặc quá 4 lớp quần áo giữ ấm

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông

Nhiều mẹ vẫn nghĩ chỉ cần mặc thật nhiều lớp áo là đã có thể bảo vệ con khỏi cái lạnh giá của mùa đông mà quên đi rằng, việc mặc đúng nguyên tắc mới thực sự có tác dụng giữ ấm cho bé. Không nên mặc quá 4 lớp áo cho con, bởi mặc quá nhiều trẻ sẽ khó cử động.

Nguyên tắc mặc ấm được đi theo trình tự như sau: bên trong cùng, mẹ nên mặc cho bé một lớp áo cotton ôm vừa vặn lấy cơ thể để hút mồ hôi và giữ cho nhiệt độ bé luôn ổn định, lớp kế tiếp là một chiếc áo len, nỉ, hoặc dạ dài tay che kín cổ, lớp ngoài cùng là một chiếc áo khoác có thể chắn được gió để bé thoải mái diện ra đường.

Ngoài ra các mẹ cũng nên chú ý:

  • Luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp. Đó là nhiệt độ thoải mái mà bé không cần được ủ ấm quá nhiều.
  • Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần một cửa số đang mở, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo lên gió lạnh.
  • Mặc cho bé một vài lớp áo để dễ dàng cởi bỏ những lớp áo bên ngoài khi không cần thiết.
  • Đội mũ cho bé để giữ cho đầu của bé ấm áp trong thời tiết lạnh. Lưu ý, không để tóc bé bị ướt khi đội mũ.
  • Tuy nhiên, không nên ủ ấm bé quá mức. Bé cần được giữ ấm nhưng không phải quá nóng.
  • Nên loại bỏ bớt quần áo cho bé khi nhiệt độ tăng lên.

Giữ ấm cho con khi ngủ

Khi ngủ, bố mẹ nên cho con mặc thoáng, có thể là một áo cotton bên trong và một áo len mỏng hay bộ body bên ngoài, đầu đội mũ (với bé sinh non, nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng, không cần thiết đội mũ cho con khi ngủ).

Đối với bé sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể.

Ngoài ra, muốn giữ ấm cho con thì ngoài vấn đề về thân nhiệt của trẻ, cha mẹ cần lưu ý đến nhiệt độ phòng. Nhiệt độ phòng thích hợp ở khoảng 28 độ C, tránh gió lùa nhưng tuyệt đối không được quá bí.

Giữ ấm cho con khi tắm

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông

Vào mùa đông bạn chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần. Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h.

Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé.

Nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp vào mùa đông, mẹ nên trang bị các thiết bị sưởi ấm như điều hòa, quạt sưởi để không khí ấm áp hơn.

Mẹ nhớ đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.

Nếu tắm cho con ở trong nhà tắm, mẹ nhớ đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ. Tránh để các khe có gió lùa. Nên có máy sưởi bật lên cho không khí ấm áp rồi hãy cho con cởi quần áo để tắm.

Nước tắm để khoảng 33-36 độ C là thích hợp. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường, tốt nhất nên làm ấm trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.

Khi tắm cho con, mẹ cần nhớ nguyên tắc, rửa mặt đầu tiên, sau đó tắm toàn thân và cuối cùng là gội đầu.

Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng, sau đó lau người cho bé.

Đặc biệt, khi tắm cho con, các mẹ mùa này nên nhỏ thêm vài giọt Tinh dầu tràm hoặc pha loãng Cốt gừng hạ thổ với nước tắm sẽ giúp giữ ấm, tránh gió giải cảm, lưu thông tuần hoàn máu dưới da rất tốt.

Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù ở bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé càng cần nhiều vitamin hơn.Bạn nên chọn những loại hoa quả có chứa hàm lượng lớn vitamin C như táo, cam, quýt, bưởi vì những loại hoa quả này sẽ giúp bé tránh cảm cúm, cảm lạnh.

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông

Nghiên cứu của các bác sĩ thuộc Đại học Y khoa Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, vitamin B2 và vitamin E có vai trò trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể trẻ nhỏ khi nhiệt độ xuống thấp.

Ngoài ra, vitamin E có thể loại bỏ gốc oxy tự do, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trẻ, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Vì vậy, các bác sĩ tại Đại học Y khoa Thượng Hải khuyên các bà mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa hai loại vitamin trên cho con vào những ngày rét đậm kéo dài.

Các loại thực phẩm mẹ nên cho con ăn là thịt nạc, súp lơ, trái cây họ cam quýt, khoai lang, rau màu xanh đậm, sữa chua.

Trong khi chế biến đồ ăn dặm cho con, nên cho đầy đủ gia vị (gừng, tỏi, hành…) cho bé vì chúng có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể bé trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.

Thêm vào đó, nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước uống cho bé vào mùa hè mà quên rằng, mùa đông bé cũng rất cần uống đủ nước, việc uống đủ nước sẽ khiến cơ thể bé dễ chịu và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Hi vọng rằng bài viết này sẽ mang cho các mẹ những chia sẻ hữu ích về cách giữ ấm cho con – đặc biệt là trẻ sơ sinh dúng cách, chuẩn khoa học giúp bé yêu có một mùa đông không lạnh, khỏe mạnh và năng động nhé!

Những chiếc mũ che thóp nhỏ xinh với đủ mọi màu sắc, kiểu dáng làm từ chất liệu khác nhau luôn “đốn gục” trái tim của mỗi bà mẹ có con nhỏ.

Tuy nhiên những chiếc mũ này ngoài đem lại vẻ bề ngoài thời trang thì có tác dụng gì cho bé không?

Khi nào thì bé cần đội mũ hay liệu có nên để đội mũ thóp mọi lúc mọi nơi?

Đội mũ cho bé sơ sinh như thế nào là đúng nhất?

…và còn nhiều câu hỏi khác nữa.

Hôm nay, hãy cùng CANIFA Blog đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đang khiến không ít bà mẹ…đứng ngồi không yên này nhé.

PHỤ KIỆN SƠ SINH CHO BÉ TRAI [MUA NGAY]

Không!

Tốt nhất là bạn nên hạn chế càng ít càng tốt, theo tiến sĩ Robert M. Jacobson, Giáo sư Nhi khoa tại bệnh viện Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota. “Tôi khuyên các bà mẹ không nên để trẻ sơ sinh ngủ với mũ khi ở nhà, trừ khi em bé của bạn có trọng lượng và chiều dài cơ thể nhỏ hơn so với tháng tuổi hoặc bạn sinh non bé.” 

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông
Khi đề cập đến quần áo, trang mạng Sleep.org đã chỉ ra rằng một chiếc mũ trùm lên mũ trùm lên mặt của em bé có thể gây ngạt thở hoặc khiến bé cảm thấy nóng bức và khó chịu, đặc biệt những chiếc mũ phụ kiện là điều không cần thiết cho bé dù chúng có đáng yêu cỡ nào đi chẳng nữa.

Hội chứng SIDS (Đột tử) luôn là một mối quan tâm hằng đầu của các bác sĩ và y tá khi họ chăm sóc trẻ sơ sinh cho đến khi chúng được một tuổi. Theo tiến sĩ David Meduna – Uỷ viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (FAAP), trẻ sơ sinh không nên đội mũ khi từ bệnh viện về nhà vì chúng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS ở trẻ. 

Không những vậy, đội mũ có thể làm ảnh hưởng đến sợi dây liên kết tình cảm giữa mẹ và bé.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sợi dây liên kết vô hình này được hình thành từ khi mẹ bắt đầu quá trình mang thai cho đến khi sinh bé xong. Sự liên kết này được thể hiện rõ nhất ở mùi hương, khi bé con nhà bạn mới chào đời, bạn sẽ tự cảm nhận được mùi hương đặc trưng của riêng bé, chúng rất kỳ lạ và thiêng liêng.

Thực chất, mùi hương này có một ý nghĩa sinh học đặc biệt, người mẹ và em bé mới được sinh ra đã được lập trình để nhận ra nhau dựa vào mùi trên cơ thể.

Việc đội mũ che kín đầu bé sẽ ngăn cản người mẹ tiếp xúc với mùi hương đặc biệt này và làm ảnh hưởng đến quá trình gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông

Vì vậy, việc đội mũ cho bé là không cần thiết, các mẹ hãy bỏ mũ ra khỏi đầu bé và để hai mẹ con quấn quýt trong mùi hương đầy tình cảm của nhau nhé.

Tham khảo thêm phụ kiện: giày sơ sinh bé trai | Giày sơ sinh bé gái

Đội mũ cho bé không hề khó chút nào, bạn chỉ cần nhẹ nhàng đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ bằng cách nói chuyện, chơi ú òa với bé..vv…và nhẹ nhàng đội chúng vào đầu bé mà thôi.

Tuy nhiên trước khi đội mũ cho bé, hãy xem xét kỹ lưỡng xem bé có thực sự cần một chiếc mũ để bảo vệ đầu của mình hay không nhé.

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông

Sản phẩm gợi ý tại CANIFA: Mũ sơ sinh bé trai / Mũ sơ sinh bé gái

Khi trẻ được sinh ra, chúng thoát ra khỏi môi trường ấm áp, ẩm ướt của tử cung và dễ dàng cảm thấy lạnh do chưa quen với môi trường bên ngoài, đó là lý do tại sao y tá ngay lập tức đội cho trẻ những chiếc mũ.

Nhưng sau khi trẻ sơ sinh rời khỏi bệnh viện, bé không cần phải đội mũ vào mọi lúc mọi nơi trừ khi đó là khoảng thời gian mùa thu hoặc mùa đông đến hoặc ngôi nhà của bạn có nhiệt độ thấp.

“Trẻ khỏe mạnh, đủ tháng không cần đội mũ khi về nhà,” Howard Reinstein – một bác sĩ nhi khoa ở Encino, California và cũng là phát ngôn viên của Viện Nhi khoa Mỹ cho biết.

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông

Mặc dù bạn cảm thấy bé con nhà mình trông cực kỳ đáng yêu khi đội một chiếc mũ, và cứ tiếp tục đội cho bé vì trông bé có vẻ cảm thấy thoải mái khi đội mũ.

Tuy nhiên cách tốt nhất là không đội cho bé, bạn hãy thử bỏ mũ của bé ra xem bé có phản ứng khác lạ nào hay không.

Nhiều bà mẹ luôn trang bị mũ cho bé con nhà mình 24/7 qua tất cả các mùa, kể cả mùa hè, vì họ đã được rỉ tai – từ mẹ, bà ngoại, những người họ hàng, bạn bè xung quanh rằng trẻ sơ sinh cần mũ quanh năm, trong nhà cũng như ra ngoài, để giữ cho nhiệt độ cơ thể không bị thoát ra ngoài thông qua đầu bé.

Thêm vào đó, trong khi ngành công nghiệp thời trang mũ trẻ em đang ngày càng phát triển mạnh mẽ này, việc các bà mẹ bị thu hút bởi những chiếc mũ đáng yêu cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi ngủ vào mùa đông

“Khi em bé được sinh ra, bé được đội mũ trên đầu để giữ ấm cơ thể, nhưng sau khi rời bệnh viện, nếu em bé khỏe mạnh, việc đội mũ là không cần thiết.” Theo Jennifer Burns, một y tá chăm sóc trẻ lâu năm cho biết.

Một chuyên gia ở Phoenix tại Trung tâm Bienetre đã chỉ ra rằng “Không chỉ có một cuộc tranh luận về việc có một chiếc mũ trên em bé mà có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Nhiều bác sĩ cho rằng việc bạn đặt em bé nằm bên cạnh mình đã cung cấp đủ nhiệt cho bé, một chiếc mũ đội đầu sẽ chỉ khiến bé sơ sinh nhà bạn cảm thấy nóng hơn mà thôi.“

“Nếu bạn giữ bé ở trong nhà, việc đội mũ cho bé được coi là việc không cần thiết.” Trích lời của Hannah Chow, MD, một bác sĩ nhi khoa tại Hệ thống Y tế Đại học Loyola, cô cũng nói thêm rằng nhiệt độ tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong nhà là từ 68 đến 72 độ F (tương đương 20 đến 22 độ C).

Nếu bạn đưa bé ra ngoài trời, bạn bắt buộc phải xem xét một vài yếu tố sau đây: Sự thoát nhiệt qua đầunhững tia cực tím có hại đến từ ánh nắng mặt trời

“Nếu nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 55 độ F (12 độ C), bạn cần trang bị cho bé một chiếc mũ để giữ ấm cho cơ thể bé. Nếu nhiệt độ lớn hơn 75 độ F (23 độ C), bạn cần đội mũ để bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời.” – Trích lời tiễn sĩ Chow. Nếu nhiệt độ ở giữa hai khoảng này, bé có thể ra ngoài mà không cần đến sự giúp đỡ của mũ.

Khi nghi ngờ, hãy suy xét thật cẩn thận. Theo bác sĩ Burns: “Nếu bạn cảm thấy lạnh, cơ thể bé cũng sẽ có cảm giác lạnh tương tự, đây chính là lúc bé nhà bạn cần đến sự giúp đỡ của một chiếc mũ. Ngoài ra, hãy để mắt đến bé xem bé có cảm thấy khó chịu hay gương mặt của bé có bị đỏ bừng lên hay không. Gương mặt ửng đỏ của bé là dấu hiệu cho thấy bé đang cảm thấy nóng trong người.”

Tóm lại: Đừng đội mũ cho bé nhà bạn mọi lúc mọi nơi mà không xem xét đến các yếu tố nhiệt độ, các mùa trong năm hay việc bé có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay không.

Nếu bạn đã xem xét những yếu tố trên một cách kĩ càng thì bạn có thể đưa ra sự lựa chọn có đội mũ cho bé hay không, đừng để bất cứ ai khiến bạn cảm thấy nghi ngờ về quyết định của mình nhé.

    • “Mách” bạn cách mua và đeo bao tay tốt cho trẻ sơ sinh
    • Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh khi đi ngủ: Tưởng khó hóa dễ…

Lời kết,

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã tìm được cho mình thật nhiều đáp án bổ ích để giải đáp cho những câu hỏi xoay quanh việc đội mũ cho trẻ sơ sinh.

Bằng những lời chỉ dẫn của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, mong bạn sẽ không còn cảm thấy loay hoay hay thắc mắc mỗi khi chăm sóc cho bé con nhà mình.

Chúc cho bạn và bé sẽ có những khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau.

Cám ơn bạn đã lắng nghe!