Có nên học tiếng Pháp ở Việt Nam

Học tiếng Pháp và thành thạo tiếng Pháp là điều không dễ dàng. Bạn phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Tuy nhiên, bạn vẫn băn khoăn liệu những gì mình bỏ ra có xứng đáng về những lợi ích mà tiếng pháp mang lại trong tương lai. Hãy cùng tìm câu trả lời nhé.

Ngày nay đứng trước xu hướng ngoại nhập của thế giới, phát triển kinh tế là chặn đường lớn mà mỗi quốc gia hướng đến, trong đó mảng giáo dục được phát triển và đầu tư hợp lí. Ngành tiếng Pháp ngày nay vẫn được các bạn lựa chọn như một cơ hội để đi du học. Tuy nhiên về mảng này đang ngày càng có nguy cơ sa sút vì thiếu đi một lượng lớn người học.

Từng là ngành học thu hút nhiều người tuy nhiên khối ngành Pháp ngữ ở TP.HCM hiện đang đối mặt với không ít khó khăn. Thực tế này cũng diễn ra ở nhiều trường đại học hiện có đào tạo tiếng Pháp.

>> Xem thêm: Tự học tiếng Pháp qua mạng

Có nên học tiếng Pháp ở Việt Nam

Học tiếng Pháp nhiều khó khăn
 

Học tiếng Pháp ít người theo học Có một thực tế là số lượng bạn trẻ yêu thích tiếng Pháp ngày một giảm dù cơ hội học bổng khối ngành này khá nhiều.

Theo một thống kê gần đây của phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (TP.HCM), số lượng hồ sơ đăng ký vào khoa ngữ văn Pháp của trường giảm từ 230 (năm 2007) xuống 152 (năm 2011) dẫu trường có tạo điều kiện tuyển sinh cả hai khối D1 lẫn D3. Một cán bộ khoa cho biết buổi hội thảo du học Pháp vừa được tổ chức vào tháng 11 tại trường cũng có rất ít người tham dự.

Tương tự, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM những năm gần đây cũng phải liên tục gọi thêm nguyện vọng 2 để tuyển đủ chỉ tiêu. Một số trường khác trong thành phố như ĐH Nông lâm, ĐH Hùng Vương, ĐH Ngoại ngữ tin học,... hoặc phải đóng cửa ngành hoặc đào tạo theo kiểu còn người học còn dạy.

Long Nguyên, một cựu HS Trường Minh Khai, cho biết: “Cá nhân tôi cho rằng tiếng Pháp rất khó học trong khi nhu cầu xã hội về khối ngành này ngày một ít đi, nên nếu không chọn hướng đi du học thì đa số người học đều quyết định dừng càng sớm càng tốt”.


Nhiều người băn khoăn có nên học tiếng Pháp nữa không
 

Việc giảng dạy ở khối ngành này cũng được nhiều người trong nghề đánh giá là chưa tốt, đầu tư chưa đúng chất lượng và bài bản. Thầy Trần Chánh Nguyên (phó trưởng khoa Pháp, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: “Có một thực tế là sinh viên tốt nghiệp cử nhân sư phạm ngành tiếng Pháp ra trường rất ít người theo nghề, dù khoa chúng tôi luôn nhận được nhiều ưu đãi từ phía chính phủ Pháp”. Ông cho rằng đây là hệ quả của việc cơ chế không cho tuyển cán bộ giảng dạy trong một thời gian dài. “Giáo viên không đủ về số lượng trong khi sinh viên lại không muốn theo nghề, nên giải pháp của các trường chỉ còn là tuyển giáo viên ở các tỉnh đến đội ngũ cho biết. Tương tự, khoa ngữ văn Pháp Trường. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu trước hụt sau”, một giáo viên cấp III khi đề cập đến đội ngũ cho biết. Tương tự, khoa ngữ văn Pháp Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM hiện chỉ có khoảng 15 giảng viên biên chế, trong đó chỉ có năm người đang theo học tại Pháp nên số giảng viên còn lại phải gồng gánh từ 250-360 tiết/ học kỳ (gấp đôi số tiết/năm theo quy định của ĐHQG TP.HCM). 

Ngành có sự trang bị nhiều kỹ năng cho sinh viên

Trong một hội thảo về giảng dạy tiếng Pháp ở các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương được tổ chức ở Huế vào năm 2010, các nhà giáo dục đã khảo sát và đã chỉ ra rằng hiện chỉ có khoảng 20% lượng sinh viên tốt nghiệp hệ Pháp ngữ còn sử dụng ngôn ngữ này khi làm việc. Tuy nhiên, theo một thăm dò cá nhân của thầy Nguyễn Hoàng Trung thì con số này thực chất chỉ khoảng 10%.

Hầu hết doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài ở Việt Nam đều ưu ái ứng viên giỏi tiếng Anh. “Ngay cả công ty Pháp cũng vậy. Cá nhân tôi từng nhiều lần đích thân đến để gặp các công ty Pháp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng thì được biết họ chỉ tuyển nhân viên biết tiếng Anh”, thầy Trung nói.


Cơ hội nhận được học bổng của chính phủ Pháp
 

Minh Ngọc, tốt nghiệp khoa Pháp ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM, chia sẻ: “Nếu như sinh viên các khối ngành ngoại ngữ Anh, Nhật, Hàn,... tốt nghiệp có việc làm ngay, thì tôi và nhiều bạn cùng khóa vẫn phải chấp nhận vài tháng thất nghiệp trước khi được nhận vào công ty có mức lương chỉ vừa đủ sống và hoàn toàn không sử dụng tiếng Pháp”.

>> Xem thêm: 10 lỗi học tiếng Pháp cần tránh

Nắm bắt được thực tế đó, hầu hết các trường đều cho biết sẽ sớm thay đổi chương trình học chuyện về hướng thực tế hơn. Thầy Trung cho biết thời gian tới khoa dự kiến bổ sung và thay đổi linh động một số học phần để ngoài tiếng Pháp, sinh viên còn biết thêm nhiều kỹ năng hơn nữa trước khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trường cũng đề cao việc mở rộng hơn nữa mối quan hệ với nhà tuyển dụng để có thể thường xuyên cập nhật nhu cầu từ xã hội. Tuy vậy, thầy Trung cho rằng điều quan trọng nhất vẫn nằm ở ý thức người học. “Sinh viên chỉ nên coi tiếng Pháp nói riêng và ngoại ngữ nói chung như một công cụ hỗ trợ công việc. Nếu họ không tự bổ sung những kỹ năng khác thì chuyện kiếm việc chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, thầy đúc kết.

Thầy Nguyên lại cho rằng nhu cầu dạy và học tiếng Pháp còn tồn tại ở Việt Nam được bao lâu còn phụ thuộc phần lớn các chính sách của Nhà nước, bởi: “Chỉ khi Nhà nước xác định chúng ta có các chính sách đa ngôn ngữ phù hợp với định hướng phát triển chính trị, ngoại giao và kinh tế thì từ đó mới có những hỗ trợ cần thiết cũng như hướng dẫn rõ ràng cho đường đi của khối ngành này”.

Học tiếng Pháp có nhiều cơ hội học bổng đi Pháp


 


 Học tiếng Pháp có nên không
 

Đó là khẳng định từ ông Alexis Lý, cán bộ chuyên trách CampusFrance (nguồn thông tin của du học chính thức của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam).

Theo ông Alexis Lý, hiện có rất nhiều chương trình học bổng của chính phủ Pháp như: chương trình học bổng chất lượng cao của Đại sứ quán Pháp tại VN, học bổng của Chính phủ Pháp Eiffel, học bổng từ AUF (Trung tâm ĐH khối Pháp ngữ) bên cạnh các học bổng của Chính phủ VN, học bổng của các trường,...

Thông tin về các chương trình học bổng từ Pháp có thể tìm thấy ở link:www.vietnam.campusfrance.org. Đối với học bổng mà Đại sứ quán Pháp dành cho các sinh viên mong muốn học thạc sĩ hoặc tiến sĩ, các cá nhân quan tâm có thể xem thêm thông tin trên trang web: www.ambafrance-vn.org. Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này bạn đã quyết tâm học tiếng Pháp rồi đúng không. Chúc các bạn học tiếng Pháp thành công.

Tags: học tiếng pháp có dễ xin việc không, cơ hội việc làm cho sinh viên tiếng pháp, học tiếng pháp thất nghiệp, nên học tiếng trung hay tiếng pháp, học tiếng pháp có khó không, học tiếng pháp làm nghề gì, có nên học song song tiếng anh và tiếng pháp, học tiếng trung có tương lai không

Bạn đang phân vân liệu tiếng Pháp có nên là ngôn ngữ thứ 3? 10 lý do dưới đây sẽ cũng cố thêm cho quyết định của bạn

Bạn đang phải đắn đo suy nghĩ rằng mình có nên lựa chọn cho mình một ngôn ngữ nước ngoài nào đó để theo học, bạn đang phân vân liệu nên chọn tiếng gì, hay bạn đang muốn học tiếng Pháp nhưng lại lo lắng rằng liệu học tiếng Pháp có khó hay không? Hay bạn nghĩ học tiếng Pháp có nên hay không?

Phải học tiếng Pháp vì

Là một công dân toàn cầu, nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần tiếng Anh thôi đã đủ để giao tiếp thì hoàn toàn sai lầm. Khi tiếng Anh đã trở nên quá phổ biến, giá trị của những tầm bằng IELTS, TOEFL hay TOEIC sẽ không còn như trước. Lúc này, một ngoại ngữ thứ 2 sẽ giúp cho bạn trở nên nổi bật giữa đám đông, dễ dàng thu hút được các nhà tuyển dụng hàng đầu. Nói cách khác, học tiếng Pháp sẽ mở rộng cho bạn một chân trời mới.

2) Tiếng Pháp phổ biến thứ 2 trên thế giới.

Là ngôn ngữ chính thức của 29 quốc gia, ngôn ngữ chính trong truyền thông quốc tế, được sử dụng rộng rãi thứ 3 trên internet (sau tiếng Anh và Đức), với hơn 220 triệu người nói loại ngôn ngữ này trên toàn thế giới, tiếng Pháp xếp hạng nhì (thua tiếng Anh) trong 4 ngôn ngữ phổ biến nhất toàn cầu, vượt xa Tây Ban Nha và Trung Quốc. Thông thạo ngoại ngữ này rõ ràng nâng tầm bạn lên một cấp bậc mới, làm việc và du lịch năm châu mà không sợ gặp trở ngại về rào cản ngôn ngữ.

3) Tiếng Pháp dẫn lối vào thế giới văn hóa độc nhất vô nhị.

Có nên học tiếng Pháp ở Việt Nam

Học tiếng Pháp để giúp bạn nhận biết văn hóa Pháp

>>Xem thêm: http://tiengphap.edu.vn/details/sai-lam-khien-nguoi-lon-tuoi-ngai-hoc-tieng-phap.html

Nếu bạn tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra rằng: mỗi bài học về nước Pháp là một cuộc hành trình đến với văn hóa của thời trang, ẩm thực, kiến trúc và sự lãng mạn. Thủ đô Paris được biết đến là Kinh đô của thời trang, với những công trình nổi tiếng trên thế giới như tháp Effiel và phong cách quy hoạch đô thị tráng lệ chắc chắn sẽ làm bạn mê mệt với nền văn hóa nước này. Bên cạnh đó, những bài thơ hay âm nhạc Pháp cũng mang một tâm hồn vô cùng lãng mạn và giàu cảm xúc có 1 - 0 - 2 sẽ sớm làm bạn ngất ngây với ngôn ngữ này.

4) Để du lịch PhápTheo bình chọn của trang Condé Nast Traveler 2016, Pháp đứng thứ 5 trong top 20 quốc gia được du khách yêu thích nhất. Kết quả này cũng không có gì ngạc nhiên với một quốc gia thu hút hơn 75 triệu du khách mỗi năm. Đến với Pháp, ngoài cái văn hóa lãng mạn và kiến trúc độc đáo, bạn còn chứng kiến các mặt hàng thời trang xa xĩ nhất hành tinh: Louis Vuitton, Chanel, Hermes,... và thưởng thức các món ăn khó cưỡng đậm chất Pháp: Macaron, gà hầm của Provence,... Thế học tiếng Pháp có đáng không nào?

5) Để du học Pháp

Học tiếng Pháp còn giúp bạn tiến gần hơn với các cơ hội du học tại các trường đại học danh giá hàng đầu quốc gia này như: Đại học Pierre và Marie Curie, École Normale Supérieure,... Nếu như bạn đang thắc mắc: nhưng nhỡ nền giáo dục của quốc gia này thấp kém nên việc leo hạng cũng dễ thôi thì bạn nên biết Pháp là top 5 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất theo đánh giá của U.S.News 2016. Hơn nữa, Chính phủ Pháp thường hỗ trợ học bổng cho sinh viên tại các khóa sau đại học.


 

Có nên học tiếng Pháp ở Việt Nam

Học tiếng Pháp có nên hay không

6) Tiếng Pháp rất thú vịMột trở ngại lớn cho người học tiếng Pháp là sợ ngôn ngữ này khô cứng, khó học. Thật ra, có cơ hội tiếp xúc tiếng Pháp tại cấp 3, tôi cảm thấy nó không những dễ học mà còn vui. Có thể tiếng Pháp rất gắt gao về ngữ pháp, nhưng chữ viết ra sao thì đọc vậy, không giống tiếng Anh. Ngoài ra, cách phát âm lại nghe khá vui tai, có đôi chút du dương làm tôi khá thích thú. Kết quả là lần đầu học vẫn 9.0/10 đấy thôi, các bạn đừng ngại nhé!

7) Phá vở thế độc quyền của tiếng Anh

Ngày nay, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thống trị toàn cầu. Từ công việc kinh doanh, đến chính trị, kể cả văn hóa hay các hoạt động giải trí cũng đòi hỏi tiếng Anh. “Tại sao không phải là thứ tiếng khác?” Câu hỏi này thuong xuyen xuất hiện khi bạn là một người phá cách và không muốn bị gò bó. Thế thì còn chần chờ gì mà không cho tiếng Pháp một cơ hội nhỉ?

Không học tiếng Pháp vì

1) Tiếng Pháp sẽ làm rối loạn vốn kiến thức về tiếng Anh mà bạn có

Điều này hợp lý bởi vì tiếng Pháp có nhiều từ ngữ viết (gần) giống tiếng Anh nhưng lại đọc khác. Kết quả, nó sẽ khiến cho các bạn bị xáo trộn về kiến thức giữa anh văn và pháp văn. Bất chợt gặp một từ nào đó, bạn có thể không biết phát âm thế nào hoặc nói nữa Anh nữa Pháp.

>>Xem Thêm:

http://http://tiengphap.edu.vn/

2) Suy nghĩ: chỉ cần giỏi anh văn là đủNếu bạn cho rằng tiếng Anh đã quá thông dụng thì chỉ cần thật giỏi tiếng Anh là được, như vậy đã đủ để giao tiếp với mọi người. Bạn cần dành thời gian cho những việc quan trọng hơn là ngồi đấy học ngọai ngữ mới.

3) Có nhiều lựa chọn cho ngôn ngữ thứ 3

Hàn, Nhật, Trung là những ngôn ngữ không còn xa lạ với với chúng ta. Hơn nữa, các thước phim Hàn, anime Nhật Bản, hay văn hóa Trung Quốc lại dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết. Do đó, tiếp thu các ngoại ngữ này sẽ dễ dàng hơn so với học tiếng Pháp.