Có thai bao lâu thì nên đi khám

Nếu đang xem bài viết này thì MarryBaby xin chúc mừng bạn đã được làm mẹ. Ngoài việc tận hưởng niềm vui thì bạn nên để ý để biết khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy nhé!

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Trễ kinh bao lâu thì đi khám thai hoặc chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm? Trước đó có phải chuẩn bị gì hay không? Quy trình khám gồm những bước nào hẳn là những thắc mắc chẳng biết hỏi ai của những người vừa hay tin mình có em bé.

Có thai bao lâu thì nên đi khám

Để giải tỏa nỗi lo và giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất, MarryBaby chia sẻ đến bạn những thông tin sau đây:

Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy và câu trả lời dành cho bạn

Câu trả lời cho thắc mắc khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy chính là ngay khi kết quả thử thai bằng que dương tính (tức là 2 vạch), kèm theo các dấu hiệu khác như trễ kinh 3 tuần, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, bạn hãy lập tức đến bệnh viện đăng ký khám thai nhé.

Thường thì cuộc hẹn khám thai đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng thứ 2, tức là từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Trường hợp nếu cảm thấy lo lắng vì việc mang thai diễn tiến xấu (mẹ đang mắc bệnh mãn tính hoặc đã có tiền sử sảy thai trước đó), bạn hãy liên hệ ngay với bệnh viện để biết bạn có thể đến sớm hơn hay không.

Lần khám thai này sẽ kéo dài khá lâu bởi đây là buổi kiểm tra sức khỏe toàn diện nhất. Bác sĩ không những thu thập thông tin về tình trạng hiện tại, tiền sử bệnh của người mẹ mà còn đặt những câu hỏi cũng như đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho bạn.

Mẹ nên chuẩn bị những gì trước buổi thăm khám?

Có thai bao lâu thì nên đi khám

Khi đã biết rõ lịch khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, lúc này mẹ cần có sự chuẩn bị trước để buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ.

Sau khi biết nên đi khám thai lần đầu khi nào, việc cần làm trước hết là lên danh mục những thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể như:

  • Tiền sử y tế của bản thân bạn: Bạn đã tiêm ngừa những loại vắc xin nào? Đã từng trải qua cuộc đại phẫu nào chưa? Hiện có đang bị dị ứng với chất gì không?
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn: Bạn có bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay các rối loạn sức khỏe tinh thần nào khác hay không?
  • Các thông tin về phụ khoa bao gồm: Lần cuối có kinh nguyệt là khi nào, chi tiết về chu kỳ kinh nguyệt, có đang gặp vấn đề về hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hay rối loạn tâm thần kinh nguyệt (PMDD) không? Tiền sử phết tế bào cổ tử cung bất thường hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm hay chưa? Vấn đề này đặc biệt lưu ý với người hay di chuyển ra nước ngoài hoặc làm việc trong bệnh viện.
  • Tên các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng bao gồm cả các loại thảo dược.
  • Tiền sử bệnh của gia đình bạn và chồng.
  • Những thắc mắc mà bạn muốn hỏi bác sĩ.

Biết được khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, vậy tiếp theo mẹ bầu sẽ phải trải qua những gì?

Ngoài các câu hỏi khi nào nên đi khám thai lần đầu hoặc khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết mình sẽ được kiểm tra những gì. MarryBaby xin trả lời đó là:

  • Chẩn đoán xem có đúng là bạn mang thai hay không vì sẽ có trường hợp mang thai giả hoặc mang thai ngoài tử cung khá nguy hiểm.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm: tim mạch, hô hấp, khoang bụng và cả bầu ngực của mẹ.
  • Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng làm chỉ số đối chiếu với những lần khám sau.
  • Một vài trường hợp mẹ sẽ được đo chiều dài cổ tử cung hoặc đánh giá kỹ hơn về vùng xương chậu.

Không những thế, mẹ còn trải qua hàng loạt các xét nghiệm khi khám thai khác, điển hình là:

  • Xét nghiệm nhóm máu của mẹ và yếu tố Rh nhằm phòng tránh nguy cơ có thể xảy ra nếu phải truyền máu khi sinh nở.
  • Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định xem sản phụ có mắc tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường thai kỳ hay các bệnh lây qua đường tình dục (viêm gan B, giang mai, lậu, HIV…).
  • Phết tế bào cổ tử cung (PAP) hay phiến đồ âm đạo để sàng lọc những tế bào bất thường nhằm chẩn đoán mẹ có bị ung thư tử cung hay không.
  • Hướng dẫn mẹ cách tính ngày dự sinh theo kỳ kinh cuối.

Mẹ có được siêu âm thai trong lần khám thai đầu tiên hay không?

Có thai bao lâu thì nên đi khám

Đây cũng là băn khoăn của nhiều chị em bên cạnh việc khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy. Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Thực tế, hầu hết các bác sĩ đều có thể tiến hành siêu âm ngay tại buổi khám thai đầu tiên bởi đây là phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng có thể cho biết chính xác thời điểm mang thai.

Tuy nhiên, thai mấy tuần thì siêu âm thấy? Cũng có nhiều ý kiến cho rằng mẹ nên thực hiện việc siêu âm theo lịch siêu âm thai mà bác sĩ đưa ra. Lý do vì ở giai đoạn sớm, khi mà thai được 2–3 tuần tuổi, thai lúc này còn quá nhỏ nên không thể phát hiện được gì. Chưa kể là việc siêu âm vào thời điểm này cũng có thể gây một số ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, nếu thấy những biểu hiện sau thì đó nghĩa là đã đến thời điểm mẹ siêu âm thai được:

  • Ra máu (màu từ đỏ, hồng hoặc nâu) nhưng lượng máu thường ít hơn trong kỳ kinh nguyệt
  • Tiết dịch âm đạo
  • Đau vùng ngực
  • Buồn nôn đặc biệt vào buổi sáng
  • Tiểu tiện nhiều hơn bình thường
  • Cơ thể mệt mỏi

Những lưu ý quan trọng trong lần khám thai đầu tiên của bạn

Sau khi đã biết khám thai đầu tiên vào tuần thứ mấy, ngoài việc chuẩn bị theo những gợi ý từ MarryBaby, mẹ nên lưu tâm những vấn đề sau:

  • Nên uống nhiều nước trước khi vào buổi thăm khám để bác sĩ siêu âm quan sát thai dễ hơn
  • Xây dựng nếp sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ và từ bỏ những thói quen xấu khi chưa mang thai, chẳng hạn thức khuya, sử dụng đồ uống có cồn
  • Bổ sung thêm viên uống vitamin và khoáng chất nếu thấy cần thiết
  • Lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín để khám thai
  • Giữ lại kết quả của lần khám đầu để làm cơ sở cho những lần kiểm tra tiếp theo

Vừa rồi là những chia sẻ về vấn đề khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy, bao lâu thì siêu âm biết có thai. Mẹ nào đã có kinh nghiệm khám thai từ trước đừng ngần ngại chia sẻ ở ngay dưới phần bình luận để những bà mẹ mới có thể tham khảo nhé!

M.P

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Có thai bao lâu thì nên đi khám

8 tuần đầu nói riêng và 3 tháng đầu nói chung rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn này liên quan tới sự làm tổ, cũng như thích ứng với môi trường trong bụng mẹ của bé.

Vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa? Các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Trước khi muốn biết liệu thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu xem quá trình làm tổ của thai kỳ diệu như thế nào nhé!

Sau khi trứng gặp được tinh trùng (quá trình này thường diễn ra tại vị trí 1/3 ngoài của ống dẫn trứng), trứng đã được thụ tinh (hợp tử) sẽ bắt đầu di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Quá trình di chuyển này nhờ vào nhiều yếu tố của vòi trứng để đưa hợp tử từ loa vòi trứng vào buồng tử cung. Lúc này thai nhi đang là 3 tuần tuổi.

Quá trình làm tổ sẽ bắt đầu diễn ra vào tuần thứ 4, khi thai nhi tới được buồng tử cung. Các tế bào là tiền thân của nhau thai sẽ tiến hành xâm nhập vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Quá trình này có thể khiến mẹ đau bụng căng tức nhẹ và ra ít máu, hay được gọi là máu báo thai. Vào khoảng giữa – cuối tuần 4, thai nhi đã chìm hoàn toàn vào lớp nội mạc tử cung, các tế bào tiền thân của nhau thai cũng tìm thấy các mạch máu nuôi ở tử cung mẹ. Dinh dưỡng cho thai nhi từ lúc này sẽ được máu mẹ cung cấp thông qua kết nối này.

Vào cuối tuần 4 – đầu tuần 5, thai nhi hoàn tất quá trình làm tổ tại tử cung. Lúc này có thể nhìn thấy thai nhi trên siêu âm bằng các thiết bị hiện đại.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Khám thai lần đầu vào tuần thứ mấy? Ai làm mẹ lần đầu nhất định phải rõ

Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Có thai bao lâu thì nên đi khám
Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc vậy thai 8 tuần đã bám chắc chưa hay cụ thể hơn là thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa? Thai 8 tuần đã hoàn thành tiến trình làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên, không chỉ riêng 8 tuần, các bác sĩ vẫn khuyến cáo các mẹ cần phải cẩn thận trong cả 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bởi đây là giai đoạn có nhiều biến động, cơ thể mẹ và bé có nhiều sự thay đổi để thích nghi. Chính vì vậy tỉ lệ sảy thai trong giai đoạn này là cao nhất trong các tam cá nguyệt của thai kỳ. Có tới 80% các trường hợp sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 2/3 trong số đó diễn ra trước 6 tuần, 1/3 còn lại xảy ra ở giai đoạn sau. Như vậy, điểm tích cực là thai nhi được 8 tuần tuổi, tỉ lệ sảy thai đã giảm xuống một nửa so với lúc trước thai 6 tuần tuổi.

Các mẹ không cần quá lo lắng về việc thai 8 tuần đã bám chắc hay chưa? Điều bà bầu cần quan tâm để giảm thiểu tối đa nguy cơ sảy thai là chú ý tới việc nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, có chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt là cần khám thai định kỳ.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Thai 8 tuần có phôi mà chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Dấu hiệu thai nhi 8 tuần tuổi đang khỏe mạnh

Để yên tâm rằng thai 8 tuần đã bám chắc chưa, đang phát triển và khỏe mạnh bình thường không, các mẹ nên khám thai đầy đủ. Ở tuần thứ 8 có thể quan sát thai nhi trên siêu âm với các đặc điểm:

  • Bé yêu đã có kích cỡ khoảng 15-20mm, cỡ một quả Việt Quất và nặng chỉ 1g.
  • Thai nhi 8 tuần tuổi đã có mí mắt tuy vẫn còn mờ và hầu như che mắt, nhưng cũng bắt đầu có chút màu sắc rồi.
  • Tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn buồng, và các van tim bắt đầu hình thành.
  • Tay của bé có thể co lại và đặt ở vị trí gần tim.
  • Thai nhi 8 tuần tuổi có dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng định hình rõ hơn.
  • Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình.
  • Khớp gối xuất hiện. Các chi của cơ thể đã hình thành đủ, nhưng cần trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.
  • Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé.
  • Đầu của bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành.
  • Nhau thai đã phát triển đầy đủ để đảm nhận chức năng quan trọng là sản sinh hormone. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân nhanh chóng.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc thai 8 tuần đã bám chắc vào tử cung chưa. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.