Còn bao nhiêu ngày nữa 2k6 thi đại học

Vì vậy Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh trong cách ra đề thi. Những câu hỏi liên quan đến đề thi đang được thí sinh (TS) quan tâm nhất hiện nay đã được Tuổi Trẻ trao đổi với tiến sĩ Nguyễn An Ninh - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT). Ông Ninh cho biết:

- Đến ngày 31-3 tới, Bộ GD-ĐT sẽ công bố các môn thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2006. Các môn thi tốt nghiệp của HS học theo chương trình phân ban và HS học theo chương trình không phân ban là như nhau. Tuy nhiên, mỗi môn sẽ có đề thi riêng cho HS chương trình THPT phân ban. Hai ban khoa học tự nhiên và khoa học xã hội & nhân văn thi chung một đề.

Đối với tuyển sinh ĐH, CĐ, HS cả hai chương trình thi chung một đề. Trong đề thi gồm hai phần: phần câu hỏi bắt buộc đối với tất cả TS và phần câu hỏi tự chọn theo nội dung từng chương trình phân ban và không phân ban. Trong phần tự chọn dành cho chương trình THPT phân ban, đề thi khối A và B ra theo chương trình ban khoa học tự nhiên, khối C và D ra theo chương trình ban khoa học xã hội và nhân văn.

* Nhưng đối với đề thi tuyển sinh ĐH, hiện nay rất nhiều TS băn khoăn, thắc mắc: chỉ riêng chương trình phân ban thí điểm đã có hai bộ sách giáo khoa (SGK) khác nhau, cộng thêm bộ SGK THPT hiện hành, vậy đề thi sẽ được xây dựng trên nguyên tắc “bám sát chương trình, SGK phổ thông” là bám theo SGK nào?

- Như tôi đã nói, mấy bộ SGK đi nữa, bộ sách nào cũng phải căn cứ trên yêu cầu của chương trình THPT. Đề thi được ra trong phạm vi của chương trình, SGK với các yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hành của TS, học theo chương trình, SGK nào cũng phải đáp ứng những yêu cầu này.

Có những bộ sách khác nhau sẽ vất vả hơn cho ban đề thi vì phải cân nhắc, xem xét đầy đủ, kỹ lưỡng khi xây dựng đề thi trong giai đoạn quá độ còn tồn tại song song hai chương trình, nhiều bộ SGK. Bộ GD-ĐT có chủ trương năm nay sẽ huy động nhiều hơn giáo viên giỏi ở bậc THPT tham gia biên soạn và phản biện đề thi để đề thi sát với chương trình, SGK phổ thông.

Còn bao nhiêu ngày nữa 2k6 thi đại học
Phóng toBắt đầu lác đác TS đến nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại Sở GD-ĐT TP.HCM sáng 15-3. Điểm thu nhận hồ sơ dành cho TS tự do này còn diễn ra đến hết ngày 10-4 - Ảnh: Như Hùng* Thưa ông, TS học theo chương trình, SGK khác nhau có thể có cách làm bài khác nhau, khi chấm thi sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Nếu khác với đáp án có được tính điểm?

- TS cứ yên tâm, học theo SGK nào thì làm bài theo sách đó. Kiến thức là như nhau, chỉ có cách thể hiện khác nhau. Cùng một câu hỏi nhưng phương pháp giải ở các SGK khác nhau, TS có thể dùng bất cứ cách giải nào để ra đáp số, miễn là cách giải đó có dạy trong chương trình THPT.

Hướng dẫn chấm thi sẽ được xây dựng theo hướng có nhiều phương án thể hiện phù hợp với những bộ SGK khác nhau. Đồng thời bộ cũng sẽ có hướng dẫn chi tiết cho các hội đồng chấm và có giám sát, giải quyết kịp thời những thắc mắc nảy sinh trong quá trình chấm.

* Trong trường hợp TS sử dụng kiến thức hoặc phương pháp ở bậc học cao hơn để làm bài, kết quả đúng có được tính điểm không?

- TS cần bám sát theo kiến thức của chương trình phổ thông. Việc sử dụng kiến thức cao hơn, ví dụ như của bậc ĐH, để làm bài không được khuyến khích. Có thể chấm như thế nào còn tùy thuộc cán bộ chấm thi trong từng tình huống cụ thể.

Nhưng nguyên tắc chung là không khuyến khích, TS làm bài như vậy có thể bị thiệt thòi nếu người chấm thi không công nhận. Mặt bằng chung để đánh giá, cho điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là chuẩn kiến thức cơ bản của bậc phổ thông.

* Thưa ông, đề thi trắc nghiệm (TN) môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH đã có quyết định chính thức về thời gian thi và số lượng câu hỏi?

- Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, TS sẽ làm bài thi trong 60 phút với đề thi gồm 50 câu TN. Đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, thời gian thi sẽ là 90 phút. Số lượng câu hỏi đang được dự kiến từ 90-100 câu.

* Hiện vẫn tồn tại song song hai chương trình ngoại ngữ ba năm và bảy năm, đề thi TN môn ngoại ngữ sẽ được ra như thế nào để đảm bảo quyền lợi của TS học theo cả hai chương trình?

- Điều này chỉ xảy ra đối với tiếng Anh và tiếng Pháp, nhưng đây cũng là hai ngoại ngữ có đông TS dự thi nhất. Vì vậy chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ. Đối với đề thi tốt nghiệp THPT sẽ có đề thi riêng cho HS học theo chương trình tiếng Anh, tiếng Pháp ba năm và bảy năm.

Cách làm này đã được áp dụng từ nhiều năm, đối với việc ra đề theo phương pháp TN thực hiện như vậy cũng không có gì khó khăn. Trong kỳ thi thử TN toàn quốc vừa qua, bộ cũng đã ra đề thi riêng và thấy rất phù hợp. Vì thi tốt nghiệp THPT theo địa bàn nên có thể sắp xếp TS học cùng một chương trình thi với nhau.

Nhưng đối với kỳ thi tuyển sinh vào ĐH sẽ chỉ có một đề thi chung vì các hội đồng thi không thể phân loại được TS nào học theo chương trình ba năm, TS nào theo chương trình bảy năm để phát đề. Mặt khác, về nguyên tắc, đây là kỳ thi tuyển chọn vào đào tạo ở một bậc học cao hơn, TS phải cùng một điểm xuất phát và phải đạt được yêu cầu thì mới được tuyển chọn nên thi bằng đề chung là công bằng, đánh giá chính xác.

Đối với môn ngoại ngữ, mục tiêu quan trọng nhất là kiểm tra được kỹ năng (trong đề thi tuyển sinh ĐH kiểm tra hai kỹ năng đọc và viết), phân loại TS đáp ứng yêu cầu tuyển chọn. Vì vậy hoàn toàn có thể xây dựng được đề thi TN môn tiếng Anh, tiếng Pháp thỏa mãn cả chương trình ba năm và bảy năm.