Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử Đại học Điện Lực

Tên tiếng Việt: Khoa Cơ khí và Động lực

Tên tiếng Anh: Mechanical and Power Engineering Faculty

Địa chỉ:  Phòng M304, Đại học Điện lực , 235 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Điện thoại: 02422185580

Email:

Logo của Khoa:

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử Đại học Điện Lực

I. Giới thiệu chung

            Tiến thân của Khoa Cơ khí và Động lục là Khoa Công nghệ Cơ khí được thành lập vào ngày 15/7/2006. Ban đầu, Khoa đào tạo 02 mã ngành hệ Đại học và Cao đẳng là Công nghệ kỹ thuật Cơ khí và Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử. Năm 2012, Khoa bổ sung thêm mã ngành Công nghệ kỹ thuật Công trình xây dựng. Sau 12 năm thành lập và phát triển, Khoa Công nghệ Cơ khí tách thành 2 Khoa là Khoa Xây dựng và Khoa Cơ khí và Động lực vào ngày 1/2/2018. Khoa Cơ khí và Động lực hiện nay đào tạo các mã ngành hệ đại học bao gồm: ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí gồm 03 chuyên ngành: Cơ khí chế tạo máy, Công nghệ chế tạo thiết bị Điện, Cơ khí Ô Tô. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có 1 chuyên ngành Cơ điện tử. Đồng thời, Khoa cũng đào tạo hệ Cao học ngành Kỹ thuậtt Cơ khí. Ngòai ra, Khoa tham gia đào tạo các lớp ngắn hạn, liên kết, nâng bậc cho các đơn vị khác.

Đội ngũ cán bộ và giảng viên của Khoa gồm 19 người, trong đó có 2 Phó giáo sự; 9 Tiến sỹ, 2 Nghiên cứu sinh còn lại là Thạc sỹ. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Khoa có 30 cán bộ là đội ngũ các chuyên gia, thỉnh giảng trong và ngoài nước.

Cơ sở vật chất của Khoa có 05 phòng thí nghiệm chuyên ngành, 01 xưởng thực hành, 30 công ty liên kết phục vụ thực tập cho sinh viên. Hàng năm, 100% sinh viên tốt nghiệp tại khoa có ngày việc làm sau khi ra trường. Các sinh viên không chỉ làm cho các công ty trong nước mà còn làm tại các nước Nhatạ bản, Hàn quốc, Đức .v.v.

Mục tiêu chung của Khoa là phấn đấu trở thành “Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực Cơ khí Điện lực, CN Ô TÔ và Cơ điện tử; là nơi sáng tạo tri thức mới và đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp, với cơ cấu đào tạo đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn Quốc tế; là địa chỉ đầu tư, hợp tác và chuyển giao công nghệ hấp dẫn, tin cậy đối với các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước”.

II. Các ngành đào tạo

1. Hệ đại học.

TT

Ngành/Chuyên ngành

Kiến thức

Kỹ năng

Cơ hội việc làm

I

Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (mã số 7520101)

Thời lượng: 145 tín chỉ

Trang bị các kiến thức về thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị, hệ thống cơ khí, thiết bị Điện, ôtô và máy công nghiệp.

I.1

Chuyên ngành Cơ khí ÔTÔ

Chuyên ngành Cơ khí ÔTÔ là một chuyên ngành của ngành CN KTCK trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Thiết kế, chế tạo ÔTÔ, ÔTÔ Điện xe máy, máy động lực
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ÔTÔ, ÔTÔ Điện, Xe máy, máy động lực
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất ÔTÔ, ÔTÔ Điện , xe máy, máy động lực

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành ÔTÔ, sinh viên có thể làm được các công việc:

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các loại ÔTÔ, ÔTÔ Điện xe máy, máy động lực
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa ÔTÔ, ÔTÔ Điện xe máy, máy động lực.
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai ÔTÔ, ÔTÔ Điện xe máy, máy động lực

Kỹ sư  Cơ khí ÔTÔ tại:

  • Các tập đoàn, công ty ÔTÔ như: Trường Hải, Toyota, Honda, Ford, Vinfast, Huyndai, BMW.v.v.
  •  Tổng công ty Vận tải, Hàng không, Đường sắt, Đường thủy .v.v.
  • Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than khoáng sản, hóa chất Việt Nam
  • Tự thành lập các cơ sở kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng Ôtô
  • Trường Đại học, viện nghiên cứu.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

I.2

Chuyên ngành

Cơ khí chế tạo máy

Chuyên ngành CKCTM là một chuyên ngành của ngành CN KTCK trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Thiết kế, chế tạo hệ thống cơ khí
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất cơ khí
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ khí

Sau khi tốt nghiệp CN CKCTM, sinh viên có thể làm được các công việc:

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các hệ thống cơ khí
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cơ khí
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai hệ thống cơ khí và các khu vực phát triển ngành cơ khí.

Kỹ sư cơ khí chế tạo máy tại:

  • Các tập đoàn, công ty cơ khí, cơ điện, thi công, tư vấn thiết kế, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống cơ khí.
  • Các công ty sản xuất thiết bị cơ khí, điện, điện tử như Hanwa, Doosan, Samsung, Huyndai, Siemens, Honda, Toyota.
  • Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than khóang sản, hóa chất Việt Nam
  • Các nhà máy sữa, giấy, xi măng, đường, các cơ sở sản xuất phụ trợ.
  • Nhà máy điện
  • Tự thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí
  • Trường Đại học, viện nghiên cứu.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

I.3

Chuyên ngành Công nghệ chế tạo thiết bị Điện

Chuyên ngành CNCTTBĐ là một chuyên ngành của ngành CN KTCK trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Thiết kế, chế tạo các thiết bị điện, hệ thống kỹ thuật
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị Điện
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất cơ điện

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành CNCTTBĐ, sinh viên có thể làm được các công việc:

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các thiết bị Điện, các hệ thống kỹ thuật công trình
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa Thiết bị Điện
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai thiết bị Điện và hệ thống kỹ thuật công trình

Kỹ sư  Công nghệ chế tạo thiết bị Điện tại:

  • Các tập đoàn, công ty thiết bị Điện, thi công, tư vấn thiết kế, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị Điện: ABB,  LG, Cơ khí điện lực, Siemens, Điện quang, LIOA .v.v
  • Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than khoáng sản, hóa chất Việt Nam
  • Các nhà máy sữa, giấy, xi măng, đường, các cơ sở sản xuất phụ trợ.
  • Nhà máy điện
  • Tự thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị Điện
  • Trường Đại học, viện nghiên cứu.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

II

Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (mã số 7520103)

Thời lượng: 145 tín chỉ

Trang  bị các kiến thức về thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị, hệ thống Cơ điện tử

Ngành Cơ điện tử trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Thiết kế, chế tạo hệ thống Cơ điện tử
  • Quy hoạch và phát triển cơ sở sản xuất Cơ điện tử
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống Cơ điện tử

Sau khi tốt nghiệp ngành Cơ điện tử, sinh viên có thể làm được các công việc:

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các hệ thống Cơ điện tử, tự động hóa, điều khiển, Rô bốt, PLC.v.v
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống Cơ điện tử, tự động hóa, điều khiển, Rô bốt .v.v
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai hệ thống Cơ điện tử, tự động hóa, điều khiển, Rô bốt .v.v

Kỹ sư  Cơ điện tử tại:

  • Các tập đoàn, công ty thiết bị tự động hóa, điều khiển, cơ điện, dây chuyền công nghệ: Rô bốt, PLC
  • Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Than khoáng sản, hóa chất Việt Nam
  • Các nhà máy sữa, giấy, xi măng, đường, các cơ sở sản xuất phụ trợ.
  • Nhà máy điện, dây chuyền sản xuất ÔTÔ .v.v.
  • Tự thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tự động hóa, điều khiển, cơ điện tử
  • Trường Đại học, viện nghiên cứu.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

2. Hệ cao học

TT

Ngành/Chuyên ngành

Kiến thức

Kỹ năng

Cơ hội việc làm

Ngành kỹ thuật cơ khí (mã số 8520103)

Thời lượng: 60 tín chỉ

Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí giúp cho học viên nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực cơ khí, cơ điện tử

Kỹ thuật cơ khí

+ Trang bị kiến thức cơ sở nâng cao: Cập nhật kiến thức chuyên sâu, nắm bắt các kiến thức công nghệ mới về ngành Kỹ thuật Cơ khí

+ Có tư duy nghiên cứu độc lập sáng tạo làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành nghiên cứu;

+ Có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh;

+ Nâng cao kỹ năng thực hành, khả năng nghiên cứu: Vận dụng được các kiến thức công nghệ mới và áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất cơ khí, công nghiệp. Khả năng làm việc trong một môi trường tập thể đa ngành, đáp ứng đòi hỏi của các đề án công nghiệp với sự tham gia của chuyên gia đến từ nhiều ngành khác nhau.

+ Nâng cao kỹ năng nghiên cứu, phát triển và tổng hợp hệ thống:

+ Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ.

+Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau;

+ Vận hành, thiết kế hệ thống cơ khí cho các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất giấy, dệt, các dây chuyền xử lý nước thải…, Trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bạn có thể thiết kế hệ thống cơ khí phục vụ khác nhau

+ Giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo về lĩnh vực cơ khí

+ Nghiên cứu viên hoặc một số các vị trí quản lý trong các viện nghiên cứu.

+ Tiếp tục làm nghiên cứu sinh về một mảng nghiên cứu cụ thể để đạt học vị tiến sĩ trong lĩnh vực cơ khí