Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC được thành lập từ tháng 4 năm 1999. Bộ môn có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Đào tạo kỹ sư từ năm 2004, thạc sĩ từ năm 2010 và tiến sĩ từ 2016.
Các hướng nghiên cứu chính - Sản xuất và tinh sạch protein/enzyme tái tổ hợp - Biểu hiện các gen mã hóa kháng nguyên tiểu đơn vị ở cây trồng và vi khuẩn - Điều hòa biểu hiện gen trong các chu trình chuyển hóa thứ cấp ở tế bào thực vật

- Nhân giống in vitro thực vật

- Đa dạng di truyền - Vi sinh vật môi trường

Homepage: http://biotech.hueuni.edu.vn/

Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế
  • Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế
  • Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế
  • Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế
Remind me later

Mục tiêu đào tạo: Kỹ sư Công nghệ sinh học được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về : - Nghiên cứu, thiết kế ra các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học - Thiết kế thiết bị, dây chuyền sản xuất các sản phẩm sinh học - Tổ chức và quản lý sản xuất trên các dây chuyền của ngành Công nghệ sinh học. Các kỹ sư Công nghệ sinh học cần có đủ kiến chức lý thuyết (về công nghệ thiết kế, tổ chức quản lý) đồng thời phải có khả năng vận dụng kiến thức, biết thực hành để tổ chức và chỉ đạo sản xuất tại các cơ sở cho có hiệu quả. Sau khi ra trường, kỹ sư có thể đảm nhiệm công tác quản ý tại các xí nghiệp, dây chuyền có sử dụng các quá trình Công nghệ sinh học và có thể tham gia nghiên cứu kết hợp với các trường Đại học, Viện hoặc Trung tâm chuyên ngành.

Đối tượng tuyển sinh: theo quy định của Bộ GD&ĐT.


- Xác suất thống kê - Hoá học hữu cơ - Mô học - Sinh học phát triển - Hóa học phân tích - Khoa học môi trường - Thống kê sinh học - Giải phẩu người - Kỹ thuật hiển vi - Hóa sinh học - Vi sinh vật học - Sinh học phân tử - Di truyền học - Sinh lý học thực vật - Sinh lý học động vật - Lý sinh học

Từ Khóa:

Công nghệ Sinh học, Công nghệ vi sinh vật, Công nghệ gen, Sinh học phân tử

Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế

Trường Đại học Khoa học Huế - Đại học Huế (gọi tắt là trường Đại học Khoa học Huế ), tiền thân là trường Đại học Tổng hợp Huế, được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27-10-1976 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở sát nhập Đại học Khoa học và Đại học Văn khoa của Viện Đại học Huế trước đây (Viện ĐH Huế thành lập năm 1957). Năm 1994, theo Nghị định số 30/CP của Chính phủ về việc thành lập Đại học Huế, trường Đại học Tổng hợp trở thành trường thành viên của Đại học Huế và được đổi tên thành trường Đại học Khoa học. Sứ mạng của Trường Đại học Khoa học Huế được xác định như sau: "Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội-nhân văn, kỹ thuật và công nghệ; là nơi cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trực tiếp là các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên".

Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế
 

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ

Đoàn kết, Sáng tạo, Phát triển và Hội nhập

Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế

             —♦—

Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế

Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế được thành lập theo Quyết định số 808/QĐ-ĐHH ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Giám đốc Đại học Huế, được tái cấu trúc theo Quyết định số 808/QĐ-ĐHH ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Giám đốc Đại học Huế.

Ngày 14 tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 523/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế với mục tiêu phát triển Viện thành một trung tâm công nghệ sinh học cấp quốc gia tại miền Trung có khả năng giải quyết các nhiệm vụ cơ bản và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên cơ sở đó, ngày 16 tháng 7 năm 2018, Giám đốc Đại học Huế đã ký Quyết định số 939/QĐ-ĐHH tổ chức lại Viện Công nghệ sinh học thành đơn vị thành viên của Đại học Huế, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực; ngày 25 tháng 10 năm 2021 Hội đồng Đại học Huế đã ban hành Nghị quyết số 71/NQ-HĐĐH về việc sáp nhập Viện Tài nguyên và Môi trường vào Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Cơ cấu tổ chức của Viện gồm 02 Phòng chức năng, 06 Phòng thí nghiệm, 01 Viện thành viên, 01 Bộ môn và 02 Trung tâm. Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Viện có 01 Phó Giáo sư, 10 Tiến sĩ, 26 Thạc sĩ (02 nghiên cứu sinh), 17 Cử nhân và Kỹ sư, 05 khác và hơn 150 cán bộ bán cơ hữu có chuyên môn cao về sinh học, công nghệ sinh học, tài nguyên môi trường, Nông-Lâm-Ngư nghiệp đang công tác tại các đơn vị trong Đại học Huế cùng nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Viện tập trung nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong công nghệ sinh học cho Nông Nghiệp, Y Dược và bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường, phát triển các công nghệ nền, công nghệ gen để tạo ra các sản phẩm khoa học có giá trị cho sự sống, cho sự phát triển kinh tế – xã hội; ươm tạo và chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu theo nhu cầu xã hội ở miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Ngoài ra, Viện được Đại học Huế cho phép đào tạo bậc tiến sĩ ngành Sinh học và đào tạo thí điểm trình độ Tiến sĩ ngành Nông nghiệp hữu cơ. Nghiên cứu sinh trong quá trình học tập sẽ nhận được học bổng và ưu tiên sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ của Viện.

Trong 5 năm qua, đội ngũ cán bộ Viện đã công bố hơn 184 bài báo khoa học, trong đó có hơn 57 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín; chủ trì và thực hiện 05 đề tài độc lập cấp Quốc gia, 01 dự án sản xuất cấp Quốc gia, 01 đề tài cấp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 02 Chương trình KHCN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 đề tài Nafosted, 12 đề tài cấp Bộ, 05 đề tài cấp tỉnh, 16 đề tài cấp Đại học Huế, 07 dự án hợp tác quốc tế. 04 nhóm nghiên cứu của Viện được công nhận nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Huế. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ Viện đã đăng ký 02 giải pháp hữu ích; 02 nhãn hiệu hàng hóa và chuyển giao 10 quy trình công nghệ, thương mại hóa nhiều sản phẩm khoa học, giải quyết nhiều vấn đề bức thiết mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi thú y và môi trường.

Ban lãnh đạo Viện:
PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải – Viện trưởng
TS. Nguyễn Đức Huy – Phó Viện trưởng