Công nghiệp chế biến tiếng Anh là gì

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt mục tiêu đến năm 2025 nước ta sẽ là nước đang phát triển có công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (GNI bình quân đầu người đạt trên 4.045USD), tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Bên cạnh đó, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2018 đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt 30%; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành chế biến chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm; đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, trong giai đoạn chiến lược tới, từ 2021-2030, kinh tế Việt Nam nói chung và công nghiệp Việt Nam nói riêng đứng trước bối cảnh hoàn toàn mới và những thách thức chưa từng gặp phải. Đặc biệt là ngành chế biến chế tạo phải tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với giai đoạn trước để có thể đạt được mục tiêu về đóng góp trong GDP. Như vậy, từ những mục tiêu đặt ra có thể thấy công nghiệp chế biến chế tạo được xác định là một trong những yếu tố tạo động lực tăng trưởng của giai đoạn tới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế để có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tránh bẫy thu nhập trung bình, và đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Xét theo cấu trúc của toàn chuỗi giá trị, mọi hoạt động kinh tế đều có mối quan hệ khăng khít, và công nghiệp chế biến chế tạo là trọng tâm trong mối quan hệ giữa các ngành kinh tế. Các ngành dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào quy mô và trình độ phát triển của hoạt động sản xuất; dịch vụ bán buôn, bán lẻ (thường đóng góp từ 15-20% GDP) chính là hoạt động mua và bán hàng hóa do các ngành công nghiệp chế biến chế tạo sản xuất ra, và logistics, vận tải, kho bãi cũng không thể phát triển nếu không có hoạt động trao đổi hàng hoá tạo ra bởi các ngành sản xuất này.

Điều đáng lưu ý là, logistics, vận tải, kho bãi vừa là ngành dịch vụ đóng góp vào GDP, nhưng cũng là một cấu phần trong chi phí đầu vào của ngành chế biến chế tạo và thương mại hàng hoá. Nếu những ngành này hoạt động kém hiệu quả, sẽ làm tăng chi phí và giảm năng suất của các ngành chế biến, chế tạo. Tương tự với bất động sản, cũng là ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn (đóng góp khoảng 10% GDP), hành động mua và bán bất động sản, như căn hộ hay tòa nhà chính là sản phẩm được tạo nên từ các mặt hàng của ngành sản xuất (xi măng, sắt thép, đồ nội thất). Ngay cả y tế hay du lịch đều là hoạt động sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm của ngành sản xuất chế biến chế tạo, như thiết bị y tế, thuốc, dược phẩm trong y tế, và các sản phẩm tiêu dùng trong khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch.

Tài chính, một ngành dịch vụ mà nhiều người cho rằng không liên quan đến sản xuất, bởi hoạt động của ngành này là luân chuyển các nguồn lực dư thừa của khu vực phi tài chính trong nền kinh tế, nhưng đối tượng để phục vụ của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các ngành dịch vụ chuyên môn (như tư vấn, nghiên cứu triển khai, giáo dục đào tạo…) phần lớn lại là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, ngành công nghiệp chế biến chế tạo càng phát triển thì nhu cầu về vốn vay, bảo hiểm, về trình độ lao động, nghiên cứu càng lớn, và ngược lại.

Tóm lại, sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của khu vực sản xuất. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và dịch cúm Covid-19 xảy ra gần đây càng cho thấy rõ tầm quan trọng của nền sản xuất tự cường và chuỗi giá trị với sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất. Trung Quốc chưa làm chủ được các công nghệ nguồn nên dù có là công xưởng thế giới, nhưng khi bị cắt nguồn cung về công nghệ, và các nhà đầu tư rút khỏi thị trường, kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, do dịch chuyển công đoạn sản xuất ra ngoài lãnh thổ làm đứt gãy chuỗi giá trị trong nước, nên khi xảy ra đại dịch, các nước không thể chủ động đáp ứng nhu cầu các hàng hoá cơ bản do bị phụ thuộc quá lớn vào công đoạn sản xuất ở nước ngoài.

Đại dịch Covid-19 xảy ra đã làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu được hình thành từ trước đó. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và khan hiếm nguồn cung đặt ra yêu cầu phải hình thành được chuỗi cung ứng trong nước, với nguồn cung trong nước đủ sức chống chịu, thay thế một phần nguồn cung từ bên ngoài trong trường hợp xảy ra những cú sốc như đại dịch vừa qua, nhằm giảm thiểu rủi ro phụ thuộc quá mức vào nguồn cung từ bên ngoài. Mặt khác, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đặt ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi mới hình thành của các tập đoàn đa quốc gia.

Đây cũng là thời điểm để các quốc gia định hình lại hệ thống kinh tế của mình trong tương lai, để chúng không chỉ đạt được hiệu quả mà còn phải đảm bảo tính bền vững về môi trường và sự thịnh vượng chung. Rõ ràng là xác định mô hình tăng trưởng kinh tế không phải là việc lựa chọn giữa công nghiệp hay dịch vụ, mà phải xác định sản xuất là cốt lõi, và dịch vụ phục vụ sản xuất phải luôn đồng hành cùng sản xuất, phục vụ sản xuất, và tạo ra giá trị gia tăng cho các ngành sản xuất.

Nối tiếp chuỗi các bài học thuật ngữ tiếng Anh cho từng chuyên ngành, trong bài viết ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu một số thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Công nghiệp - Lạm phát dành cho các bạn tham khảo. Mời các bạn tham khảo những thuật ngữ Tiếng Anh cơ bản qua bài viết dưới đây nhé!

Công nghiệp chế biến tiếng Anh là gì
Thuật ngữ ngành công nghệp-lạm phát 

1. Industry (n) Công nghiệp, kỹ nghệ, ngành kinh doanh, nghề làm ăn

2. Aircraft industry (n) Kỹ nghệ chế tạo máy bay

3. Agricultural industry (n) Kỹ nghệ nông nghiệp

4. Basic industry (n) Kỹ nghệ cơ bản

5. Building industry (n) Kỹ nghệ kiến trúc

6. Chemical industry (n) Kỹ nghệ hóa chất

7. Electrical industry (n) Kỹ nghệ điện khí

8. Food industry (n) Kỹ nghệ chế biến thực phẩm

9. Heavy industry (n) Kỹ nghệ nặng

10. Light industry (n) Công nghiệp nhẹ

11. Home industry (n) Công nghiệp gia đình

12. Small industry (n) Tiểu công nghiệp

13. Tourist industry (n) Ngành kinh doanh du lịch

14. Industry producing consumers’ goods (n) Kỹ nghệ sản xuất hàng tiêu dùng

15. Key industry (n) Kỹ nghệ then chốt

16. Mining industry (n) Kỹ nghệ hầm mỏ

17. Processing industry (n) Kỹ nghệ chế biến

18. Shoe industry (n) Kỹ nghệ đóng giày

19. Textile industry (n) Kỹ nghệ dệt

20. Branch of industry (n) Ngành công nghiệp

21. The motion picture industry (n) Kỹ nghệ điện ảnh

22. The paper industry (n) Kỹ nghệ giấy

23. Industrial (adj) Thuộc về công nghiệp

24. Industrial accident (n) Tai nạn lao động

25. Industrial bank (n) Ngân hàng công nghiệp

26. Industrial center (n) Trung tâm công nghiệp

27. Industrial country (n) Nước công nghiệp

28. Industrial design (n) Thiết kế công nghiệp

29. Industrial designer (n) Nhà thiết kế công nghiệp

30. Industrial disease (n) Bệnh nghề nghiệp trong công nghiệp

31. Industrial life insurance (n) Bảo hiểm nhân mạng trong công nghiệp (đóng góp hàng tuần hay hàng tháng)

32. Industrial share (n) Cổ phần công nghiệp

33. Industrial controls (n) Sự điều hành và kiểm soát kỹ nghệ

34. Industrial development (n) Sự phát triển kỹ nghệ

35. Industrial installations (n) Cơ sở kỹ nghệ

36. Industrial mobilization (n) Sự động viên kỹ nghệ

37. Industrial relations (n) Sự tương quan giữa giới chủ và công nhân

38. Industrial revolutions (n) Cuộc cách mạng kỹ nghệ (1760 tại Anh Quốc)

39. Industrial school (n) Trường kỹ nghệ

40. Industrial union (n) Nghiệp đoàn kỹ nghệ

41. Industrialist (n) Nhà tư bản công nghiệp, kỹ nghệ gia

42. Industrialization (n) Sự kỹ nghệ hóa

43. Industrialize (v) Công nghiệp hóa

44. Industrialism (n) Xứ kỹ nghệ

45. To paralyze industry (v) Làm tê liệt hóa ngành kỹ nghệ

46. Inflation (n) Sự lạm phát ≠ Deflation (n) Sự giảm phát

47. Hyper inflation (n) = Run away inflation Tình trạng lạm phát phi mã

48. To check, to stem inflation (v) Ngăn chặn lạm phát

49. To combat, to fight against inflation (v) Chống lại sự lạm phát

50. Inflationary pressure (n) Áp lực lạm phát

51. Inflationary spiral (n) Loa tuyến lạm phát

52. Inflationary tendencies (n) Khuynh hướng lạm phát

53. A reduction of inflationary pressure (n) Giảm áp lực lạm phát

54. Annual rate of inflation (n) Tỉ lệ lạm phát hàng năm

55. Demand inflation (n) Lạm phát do sức cầu lớn hơn sức cung

56. Anti-inflation (n) Sự chống lạm phát

57. Anti-inflation drive (n) Chiến dịch chống lạm phát

58. Anti-inflationary (n) Sự chống lạm phát

59. Anti-inflationary policy (n) Chính sách chống lạm phát

60. To curb inflation (v) Chống lạm phát, kềm chế lạm phát

61. To halt inflation (v) Ngăn chặn, kiểm soát lạm phát

Trên đây là một số thuật ngữ tiếng Anh cơ bản chuyên ngành Công nghiệp - Lạm phát  mình muốn chia sẻ cho bạn với mong muốn mang lại vốn từ vựng đa dạng và giúp bạn cải thiện khả năng tiếng Anh của mình qua những bài học nhỏ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

Chúc bạn học tiếng Anh hiệu quả!

Công nghiệp chế biến tiếng Anh là gì
Đăng ký ngay để làm bài test Miễn Phí

Click here

            

             Làm bài test và tư vấn miễn phí                      Đăng ký ngay >Tại Đây<

Antoree English được thành lập tại Singapore bởi Antoree International Pte.Ltd với mô hình học trực tuyến 1 kèm 1 có sứ mệnh kết nối người học và người dạy tiếng anh trên toàn thế giới.