Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

11:30:2010/06/2020

Ngoài những bài tập xét tính đơn điệu của hàm số cụ thể, tường minh thì dạng toán xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên tập số thực R hay trên một khoảng cho trước có tham số sẽ khó hơn. Để giải các dạng bài tập này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Kiến thức về tính đơn điệu của hàm số cần nhớ.

1. Định nghĩa tính đơn điệu của hàm số

• Cho hàm số y = f(x) xác định trên K (với K là một khoảng hoặc một đoạn hoặc nửa khoảng).

- Hàm số y = f(x) là đồng biến (tăng) trên K nếu ∀x1, x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f(x1) < f(x2).

- Hàm số y = f(x) là nghịch biến (giảm) trên K nếu ∀x1, x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f(x1) > f(x2).

• Hàm đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là đơn điệu trên K.

2. Điều kiện cần và đủ để hàm số đơn điệu

a) Điều kiện cần để hàm số đơn điệu:

• Giả sử hàm số y = f(x) có đạo hàm trên khoảng K.

- Nếu hàm số đồng biến trên khoảng K thì f'(x) ≥ 0, ∀x ∈ K và f'(x) = 0 xảy ra tại một số hữu hạn điểm.

- Nếu hàm số nghịch biến trên khoảng K thì f'(x) ≤ 0, ∀x ∈ K và f'(x) = 0 xảy ra tại một số hữu hạn điểm.

b) Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu

• Giả sử hàm số y = f(x) có đạo hàm trên khoảng K.

- Nếu f'(x) > 0, ∀x ∈ K thì hàm số đồng biến trên khoảng K

- Nếu f'(x) < 0, ∀x ∈ K thì hàm số nghịch biến trên khoảng K

- Nếu f'(x) = 0, ∀x ∈ K thì hàm số không đổi trên khoảng K

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

II. Các dạng bài tập xét tính đơn điệu (đồng biến, nghịch biến) của hàm số

° Xét tính đơn điệu của hàm số cụ thể (không có tham số)

* Phương pháp:

- Bước 1: Tìm Tập Xác Định, Tính f'(x)

- Bước 2: Tìm các điểm tại đó f'(x) = 0 hoặc f'(x) không xác định.

- Bước 3: Sắp xếp các điểm đó đăng dần và lập bảng biến thiên

- Bước 4: Kết luận khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số

* Ví dụ 1 (Bài 1 trang 9 SGK Giải tích 12): Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số:

a)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

b)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

c)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

° Lời giải:

a)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Tập xác định : D = R

- Ta có: y' = 3 – 2x

- Cho y’ = 0 ⇔ 3 – 2x = 0 ⇔ x = 3/2.

- Tại x = 3/2 ⇒ y =25/4

- Ta có bảng biến thiên:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Kết luận: Vậy hàm số đồng biến trong khoảng (-∞; 3/2) và nghịch biến trong khoảng (3/2;+∞).

b)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Tập xác định: D = R

- Ta có: y' = x2 + 6x - 7

- Cho y' = 0 ⇔ x = 1 hoặc x = -7

- Tại x = 1 ⇒ y = (-17)/3;  Tại x = -7 ⇒ y = 239/3.

- Ta có bảng biến thiên:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Kết luận: Vậy hàm số đồng biến trong các khoảng (-∞;-7) và (1;+∞); nghịch biến trong khoảng (-7;1).

c)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Tập xác định: D = R

- Ta có: y'= 4x3 – 4x.

- Cho y' = 0 ⇔ 4x3 – 4x = 0 ⇔ 4x(x – 1)(x + 1) = 0

 ⇔ x = 0 hoặc x = 1 hoặc x = -1

- Tại x = 0 ⇒ y = 3;  Tại x = 1 ⇒ y = 2; Tại x = -1 ⇒ y = 2

- Ta có bảng biến thiên:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

* Ví dụ 2 (Bài 2 trang 10 SGK Giải tích 12): Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số

a)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến
     b)
Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

c)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến
     d)
Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

° Lời giải:

a)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Tập xác định: D = R {1}

- Ta có: 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

 Vì y' không xác định tại x = 1

- Ta có bảng biến thiên sau:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Kết luận: Vậy hàm số đồng biến trên các khoảng (-∞;1) và (1;+∞).

b) Học sinh tự làm

c)

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Tập xác định: D = (-∞;-4]∪[5;+∞)

- Ta có: 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Cho 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

 y' không xác định tại x = -4 và x = 5

- Ta có bảng biến thiên sau

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Kết luận: Vậy hàm số nghịch biến trong khoảng (-∞;-4); đồng biến trong khoảng (5;+∞).

d) Học sinh tự làm

° Xét tính đơn điệu của hàm số có tham số m

* Hàm đồng biến, nghịch biến trên TẬP XÁC ĐỊNH

* Phương pháp:

Đối với hàm đa thức bậc ba: y = f(x) = ax3 + bx2 + cx + d; (a≠0).

+ Tính f'(x) =3ax2 + 2bx + c, khi đó:

- Hàm đa thức bậc ba y=f(x) đồng biến trên R 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Hàm đa thức bậc ba y=f(x) nghịch biến trên R

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

Đối với hàm phân thức bậc nhất: 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

+ Tính 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến
, khi đó:

- Hàm số đồng biến trên các khoảng xác định khi y'>0 hay (ad-bc)>0

- Hàm số nghịch biến trên các khoảng xác định khi y'<0 hay (ad-bc)<0

* Ví dụ 1: Cho hàm số: f(x) = x3 - 3mx2 + 3(2m - 1)x + 1. Xác định m để hàm số đồng biến trên tập xác định.

° Lời giải:

- TXĐ: D = R

- Tính f'(x) = 3x2 - 6mx + 3(2m - 1)

 Đặt g(x) = 3x2 - 6mx + 3(2m - 1) có a = 3; b = -6m; c = 3(2m - 1);

- Để hàm số đồng biến trên TXĐ khi và chỉ khi:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến
 
Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Kết luận: Vậy với m = 1 thì hàm số đồng biến trên tập xác định D = R.

* Ví dụ 2: Cho hàm số:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến
. Xác định m để hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định.

° Lời giải:

- TXĐ: R{-m}.

- Ta có:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định khi và chỉ khi:

 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Kết luận: Vậy với -2 < m < 1 thì hàm số nghịch biến trên tập xác định.

* Hàm đồng biến, nghịch biến trên KHOẢNG CHO TRƯỚC

* Phương pháp:

- Bước 1: Kiểm tra tập xác định: Vì bài toán có tham số nên ta cần tìm điều kiện của tham số để hàm số xác định trên khoảng (a;b).

- Bước 2: Tính f'(x) và tìm điều kiện của tham số để f'(x) ≥ 0 hoặc f'(x) ≤ 0 trên khoảng (a;b) theo yêu cầu bài toán.

* Ví dụ: Cho hàm số f(x) = x3 - 3x2 - 3(m + 1)x  - (m+1)  (*)

a) Tìm m để hàm số đồng biến trên [1;+∞).

b) Tìm m để hàm số đồng biến trên [-1;3].

° Lời giải:

- TXĐ: D = R

- Ta có: f'(x) = 3x2 - 6x - 3(m + 1)

a) Tìm m để hàm số đồng biến trên [1;+∞).

- Để hàm số đồng biến trên [1;+∞) thì f'(x)≥0, ∀x ∈ [1;+∞).

 ⇒ 3x2 - 6x - 3(m + 1) ≥ 0, ∀x ∈ [1;+∞)

 ⇒ x2 - 2x - m - 1 ≥ 0, ∀x ∈ [1;+∞)

 ⇒ x2 - 2x - 1 ≥ m, ∀x ∈ [1;+∞)

- Đặt y(x) = x2 - 2x - 1 ⇒ y' = 2x - 2

- Cho y' = 0 ⇒ x = 1. Ta có bảng biến thiên sau:

 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Từ bảng biến thiên ta có:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến
 

 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Kết luận: Vậy với m ≤ -2 thì hàm số (*) đồng biến trên khoảng [1;+∞).

b) Tìm m để hàm số đồng biến trên [-1;3].

- Để hàm số nghịch biến trên [-1;3] thì f'(x)≤0, ∀x ∈ [-1;3].

 ⇒ 3x2 - 6x - 3(m + 1) ≤ 0,∀x ∈ [-1;3].

 ⇒ x2 - 2x - m - 1 ≤ 0, ∀x ∈ [-1;3].

 ⇒ x2 - 2x - 1 ≤ m, ∀x ∈∀x ∈ [-1;3].

- Đặt y(x) = x2 - 2x - 1  ⇒ y'(x) = 2x - 2

- Cho y'(x) = 0  ⇒ x = 1. Ta có bảng biến thiên sau:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Từ bảng biến thiên ta có:

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

 

Công thức giải nhanh đồng biến nghịch biến

- Kết luận: Vậy với m ≥ 2 thì hàm số (*) đồng biến trên khoảng [-1;3].

Như vậy, hy vọng qua bài viết này, các em sẽ dễ dàng giải các bài toán về tính đơn điệu của hàm số trên tập xác định hay trên một khoảng cho trước. Việc vận dụng thuần thục dạng toán này sẽ giúp ích cho các em rất nhiều ở các bài tập liên quan hàm số.

Nội dung hàm số ở chương trình lớp 12 vẫn còn rất nhiều các bài toán liên quan, HayHocHoi hẹn gặp các em ở các chuyên đề tiếp theo.