Công thức tính chỉ số giảm phát theo GDP

Bài tập tình huống chương II Kinh tế Vĩ mô Tình huống 1: Những điểm khác biệt giữa hai chỉ số CPI và GDPdefChỉ số giá tiêu dùng [CPI – Consumer Price Index]: Là chỉ số phản ánh tốc độ thay đổi giá cả trung bình của các mặt hàng tiêu dùng mà một hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc.Chỉ số giảm phát GDP [GDPdef – GDP deflator]:Là chỉ số phản ánh sự thay đổi mức giá cả trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở năm hiện hành [năm t] so với năm gốc.Điểm khác biệt giữa hai chỉ số CPI và GDPdef : Có 3 điểm khác nhau chủ yếu giữa CPI và GDPdef.• Thứ nhất, chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá cả của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế; còn CPI chỉ phản ánh giá cả của những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua. Sự tăng giá cả của những hàng hóa mà doanh nghiệp và chính phủ mua sẽ biểu hiện trong chỉ số giảm phát GDP, nhưng không biểu hiện trong CPI.• Thứ hai, GDPdef chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước [vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước] còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu. Do đó, khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên, chỉ phản ánh trong CPI, không phản ánh trong GDPdef• Thứ ba, cả hai chỉ số giá được xây dựng một cách khác nhau. CPI được tính toán bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa cố định, còn GDPdef được tính bằng cách sử dụng giỏ hàng hóa thay đổi theo thời gian. CPI sử dụng số lượng ở năm gốc làm trọng số trong khi GDPdef sử dụng số lượng của năm hiện hành làm trọng số.Tình huống 2:- Chỉ số giá nào được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam?Việt Nam dùng chỉ số CPI để tính tỷ lệ lạm phát hằng năm, vì cách tính này dễ dàng và nhanh chóng.- Tỷ trọng của các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng hóa được sử dụng để tính lạm phát?Rổ hàng hóa và dịch vụ gồm những giá bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân của các mặt hàng đại diện được cập nhật và mở rộng từng thời kỳ, thời điểm được chọn làm năm gốc cũng thay đổi theo: 296 mặt hàng [1995], 390 mặt hàng [2000], 494 mặt hàng [2005], 572 mặt hàng [2009]. Các mặt hàng này được phân chia thành nhiều nhóm.Tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hóa thời kỳ 2009-2014 là 572 mặt hàng [tăng 78 mặt hàng so với “rổ” hàng hóa kỳ trước].Page 1Bài tập tình huống chương II Kinh tế Vĩ mô Quyền số các nhóm hàng hóa và dịch vụ năm 2009- 2014- Năm nào được chọn làm gốc?Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục mặt hàng đại diện, điều tra để xác định quyền số chi tiêu dùng cuối cùng của người dân theo định kỳ 5 năm/lần.Chỉ số giá tiêu dùng được Tổng cục Thống kê tính và công bố lần đầu vào năm 1998 [trước đó là chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ] với gốc so sánh được chọn là năm 1995.Năm 2001, Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục mặt hàng đại diện và quyền số chi tiêu cuối cùng để tính chỉ số giá tiêu dùng; năm gốc so sánh được chọn là năm 2000.Năm 2006, Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục mặt hàng đại diện và quyền số chi tiêu để tính chỉ số giá tiêu dùng; năm gốc so sánh được chọn là năm 2005.Tháng 10 năm 2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật quyền số và danh mục mặt hàng đại diện, lấy năm 2009 làm năm gốc so sánh.- Cách tính tỷ lệ lạm phát của Việt Nam hiện nay có những ưu và nhược điểm gì?Ưu điểm:• Có vai trò quan trọng trong việc tính GDP thực tế.• Nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian, có thể tính theo tháng, quý, năm.Page 2Mã số Các nhóm hàng hóa và dịch vụ Quyền số [%]C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 10001 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,9301.1 1. Lương thực 8,1801.2 2.Thực phẩm 24,3501.3 3.Ăn uống ngoài gia đình 7,4002 II. Đồ uống và thuốc lá 4,0303 III. May mặc, mũ nón, giày dép 7,2804 IV. Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 10,0105 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,6506 VI. Thuốc và dịch vụ y tế 5,6107 VII. Giao thông 8,8708 VIII.Bưu chính viễn thông 2,7309 IX. Giáo dục 5,7210 X. Văn hóa, giải trí và du lịch 3,8311 XI. Hàng hóa và dịch vụ khác 3,34Bài tập tình huống chương II Kinh tế Vĩ môNhược điểm:• Không phản ánh được sự xuất hiện của hàng hóa mới vì CPI dựa trên giỏ hàng hóa cố định.• Tính tỷ lệ lạm phát bằng CPI không chính xác vì coi như giá của giỏ hàng tiêu dùng đại diện cho giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Ngoài ra sau một thời gian phải xây dựng lại cơ cấu giỏ hàng, vì luôn có những sản phẩm mới ra đời thay thế cho những sản phẩm cũ đã lỗi thời.• CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự tăng giá sinh hoạt.• Khó xác định chính xác quyền số bởi thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng rất khác nhau Nếu không xác định đúng cơ cấu chi tiêu sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của CPI.• Việc xác định giá cả sản phẩm chứa đựng những nhân tố sai lệch: chỉ số giá cả hàng hoá có thể đã không phản ánh đúng sự thay đổi của sức mua đồng tiền, có sự khác biệt về giá thực và giá danh nghĩa. Trên thực tế, có thể những sự sai lệch này đã không được tính đến khi xác định chỉ số CPI.- Vẽ biểu đồ phản ánh tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 1996 đến nay.Page 3GDP = C + I + G + X - MBài tập tình huống chương II Kinh tế Vĩ môNhận xét: Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1996-2010 có nhiều biến động phức tạp. Giai đoạn 1997-2006, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát và duy trì dưới 10%. Đến năm 2007, chịu ảnh hưởng từ công cuộc hội nhập và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến tình hình lạm phát lại bùng phát ở Việt Nam, đạt đỉnh vào năm 2008 [22,9%].Năm 2009 và 2010, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn còn nhiều biến động khá phức tạp đòi hỏi những chính sách kiểm soát phù hợp. Tình huống 3: Mỗi giao dịch sau đây ảnh hưởng đến các thành phần của GDP tính theo phương pháp chi tiêu [nếu có]:a. Bạn mới mua 1 chiếc xe đạp điện.Trong giao dịch này, việc mua 1 chiếc xe đạp điện làm cho chi tiêu hộ gia đình [C] tăng, dẫn đến GDP tăng.b. Gia đình bạn mới mua 1 ngôi nhà mới xây ở TP.HCM.Đây là hoạt động làm tăng đầu tư tư nhân [I] nên dẫn đến GDP tăngc. Vinasteel bán 10 ngàn tấn thép từ hàng tồn kho.Trong giao dịch này, việc bán 10 ngàn tấn thép khiến 1 lượng hàng tồn kho mất đi, sự chêch lệch tồn kho này khiến cho đầu tư tư nhân [I] giảm nhưng bên cạnh đó, hoạt động mua vào 10 ngàn tấn thép làm cho đầu tư tư nhân [I] tăng, vì vậy GDP không thay đổi. d. Chính phủ quyết định nâng cấp Quốc lộ 1.Chính phủ nâng cấp Quốc lộ 1 làm tăng chi tiêu Chính phủ [G], dẫn đến GDP tăng.e. Chính phủ quyết định tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp.Việc Chính phủ quyết định tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp không ảnh hưởng đến GDP vì đây là khoản chi chuyển nhượng của Chính phủ [Tr] không được tính vào GDP. Tình huống 4: Các tình huống sau đây có ảnh hưởng đến việc tính toán CPI là:Page 4Bài tập tình huống chương II Kinh tế Vĩ môa. Phát minh máy sony walkman.CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hóa mới vì nó sử dụng giỏ hàng hóa cố định nên khi phát minh ra máy sony walkman, CPI không bị ảnh hưởng.b. Người tiêu dùng mua nhiều máy tính hơn do giá máy tính giảm.Vì giá máy tính giảm [ ] nên CPI giảm.c. Tăng trọng lượng mỗi lon bia mà giá không đổi.Vì giá mỗi lon bia không đổi nên không làm thay đổi CPI.d. Người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xe hơi tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn do giá nhiên liệu tăng.Trong tình huống này, lượng xe hơi tiết kiệm nhiên liệu tăng nhưng giá xe thì không đổi, do đó không làm ảnh hưởng đến CPI. Giá nhiên liệu hiện tại cao hơn so với giá trước đây [ ] nên làm cho CPI tăng. Tình huống 5: Phần đóng góp của gia đình ông A vào tổng thu nhập quốc dân trong năm sẽ thay đổi như sau:Công thức tính GNP:GNP = GDP + NIA = De + W + R + i + Pr + Ti + NIA.[Trong trường hợp này NIA = 0]Ông A mất một khoản tiền lương 60 triệu/năm [W] làm GNP giảm 60 triệu đồng. Bên cạnh đó ông nhận được một khoản trợ cấp 40 triệu [Tr] nhưng khoản trợ cấp này không được tính vào GNP.Con ông A không thay đổi thu nhập mà chỉ chuyển 10 triệu đồng/năm trong thu nhập của mình sang cho ông A nên thực tế GNP không thay đổi.Vợ ông A đi làm thêm khiến thu nhập gia đình tăng 5 triệu đồng/năm làm cho GNP tăng 5 triệu.Như vậy, phần đóng góp của gia đình ông A vào tổng thu nhập quốc dân trong năm sẽ giảm 55 triệu [ GNP = - 60 + 5 ].Tài liệu tham khảo: Page 5Bài tập tình huống chương II Kinh tế Vĩ mô- “ Thông cáo báo chí về một số nội dung cập nhật trong phương án tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014”.- Sách “Kinh tế vĩ mô – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM”, “Kinh tế vĩ mô – Mankiw”.- Bài luận “Diễn biến lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiềm chế linh hoạt” của PGS.TS Phan Thị Cúc.- //www.gso.gov.vn - //www.kinhtesaigon.vn - //www.tinkinhte.com - //www.taichinhdautu.com Page 6

Show

Content from WikiPedia website
Text is available under the Creative Commons Attribution-ShareAlike License; additional terms may apply.

Chỉ số giảm phát GDP [tGDP deflator], còn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP thường được ký hiệu là DGDP, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở. [Số liệu thống kê của Việt Nam công bố đang tính GDP theo giá của năm 1994].

  • DGDP phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động của giá [cơ sở để đánh giá lạm phát].

Mục lục

  • 1 Công thức tính chỉ số giảm phát GDP
  • 2 So sánh Chỉ số giảm phát GDP và CPI
  • 3 Xem thêm
  • 4 Liên kết ngoài
  • 5 Tham khảo

Người ta tính chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau:

Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa
GDP thực tế
  • Chỉ số giảm phát GDP là một phương pháp để tính tỷ lệ lạm phát [phương pháp kia là dùng CPI]. Chẳng hạn, tỷ lệ lạm phát năm 2011 theo chỉ số giảm phát GDP được tính theo công thức:
Tỷ lệ lạm phát 2011 = 100 x Chỉ số giảm phát GDP 2011 - Chỉ số giảm phát GDP 2010
Chỉ số giảm phát GDP 2010

Khác với Chỉ số giá tiêu dùng CPI, DGDP được tính trên giỏ hàng hoá thay đổi do vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau. Mặc dù vậy nó lại không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó. Ví dụ: do sau dịch cúm gà, giá gà trở nên quá đắt so với giá thịt lợn nên người tiêu dùng sẽ mua ít thịt gà hơn và mua nhiều thịt lợn hơn. Phúc lợi của người tiêu dùng đã giảm xuống do họ phải tiêu dùng thịt gà ít hơn nhưng DGDP không phản ánh được điều này cho dù nó phản ánh được sự thay thế giữa thịt gà và thịt lợn.

CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế DGDP được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung.

DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước [vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước] còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu. Ví dụ: khi giá một chiếc xe ô tô Toyota nhập khẩu tăng thì nó được phản ánh ở CPI nhưng không được phản ánh ở DGDP.

Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và DGDP không lớn.

Chỉ số giá tiêu dùng - CPI

  • So sánh chỉ số lạm phát tính theo CPI và chỉ số giảm phát GDP Lưu trữ 2011-01-05 tại Wayback Machine
  • Gregory N. Mankiw [1997], Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê và Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.