Công viên phần mềm quang trung là gì năm 2024

16 03 / 2009

(Chinhphu.vn) – Công viên phần mềm Quang Trung (CVPM Quang Trung) sau 8 năm hoạt động đã tạo ra tiềm lực cho phát triển ngành CNPM, tạo được hiệu ứng mạnh mẽ để mở ra những cơ hội và kinh nghiệm tốt cho các đơn vị CNTT khác phát triển.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ kỷ niệm- Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 16/3, dự lễ kỷ niệm 8 năm hoạt động của CVPM Quang Trung và đối thoại với các doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động tại đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT đã đánh giá rất cao những đóng góp to lớn của mô hình khu phần mềm tập trung đầu tiên ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh đây là một mô hình đầu tư đúng đắn, có hiệu quả rất cao cần nhân rộng tại TP Hồ Chí Minh cũng như các địa phương có đủ điều kiện phát triển công nghiệp phần mềm như Hà Nội, Đà Nẵng. Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển ngành CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng đối với Việt Nam trong hiện tại và tương lai, từ đó khẳng định quyết tâm của Chính phủ cũng như sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với việc khuyến khích và phát triển ngành CNTT, công nghiệp phần mềm, Phó Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh nhiệm vụ phát triển của mình, CVPM Quang Trung cần thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây để tiếp tục góp phần phát triển ngành công nghiệp CNTT tại TP Hồ Chí Minh cũng như trong cả nước.

Phó Thủ tướng trao phần thưởng cho những doanh nghiệp phần mềm có thành tích xuất sắc nhất - Ảnh: Chinhphu.vn - Ông Lê Hải Bình -GĐ Cty Mắt Bão

Ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc Công ty phát triển phần mềm Quang Trung cho biết, mô hình CVPM Quang Trung đã được UBND TP Hồ Chí Minh, giới CNTT và xã hội đánh giá đã đạt được mục tiêu đầu tư, phù hợp và tương đồng với mô hình các khu công nghệ cao tiên tiến trên thế giới. Hiện nay, CVPM Quang Trung được xếp hạng thứ 4 trên 200 thương hiệu trong ngành CNTT ở Việt Nam. CVPM Quang Trung có 6 đơn vị đào tạo chuyên nghiệp về CNTT, có quan hệ với trên 30 trường ĐH, Cao đẳng cùng nhiều trung tâm khác của TP Hồ Chí Minh để sẵn sàng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao. Tuy nhiên, sự đầu tư dành cho nghiên cứu phát triển chưa tương xứng với mục tiêu đề ra, quy mô doanh số và năng suất của các DN còn thấp.

Ông Chu Tiến Dũng kiến nghị Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét sớm công nhận CVPM Quang Trung là khu CNTT tập trung theo quy định tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP để thuận lợi cho việc áp dụng các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với CVPM Quang Trung. Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xem xét quy hoạch để mở rộng CVPM Quang Trung trở thành một khu công nghệ cao trọng điểm của quốc gia. Chính phủ có thể xem xét dùng một phần ngân sách trong gói kích cầu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phần mềm, giúp họ tăng lợi thế cạnh tranh, qua đó giữ được các hợp đồng, ổn định đội ngũ kỹ sư, cán bộ CNTT.

Được khởi công xây dựng từ tháng 10/2000, chính thức hoạt động vào ngày 16/3/2001, Công viên phần mềm CVPM Quang Trung là một trong 12 công trình trọng điểm cho kế hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2005. Với diện tích trên 430.000m2, CVPM Quang Trung hiện có 104 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động ( 55% là của nước ngòai) với 15.000 người thường xuyên làm việc và học tập trong đó có 3.500 kỹ sư, kỹ thuật viên sản xuất phần mềm. Được chia làm các khu vực với chức năng khác nhau như khu sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin CNTT, khu triển lãm, khu nhà ở và khu vực giải trí nhằm đảm bảo các điều kiện hoạt động về ăn ở, sinh sống, làm việc và giải trí cho các chuyên viên CNTT. CVPM Quang Trung đang cung cấp một môi trường xanh, sạch để có thể phục vụ cao nhất cho nghiên cứu khoa học với mục tiêu thu hút 20.000 người đến học tập và làm việc vào năm 2010.

Là đơn vị tiên phong trong khoa học công nghệ, QTSC trong nhiều năm qua đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 270001, ISO 14001…

Từ năm 2016, trước áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng với việc ý thức về vị thế của Công viên phần mềm đầu tiên, QTSC đã xác định lấy việc số hóa chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Sau 4 năm thực hiện số hóa và chuyển đổi số, QTSC đã thu hút được nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) và nhà đầu tư, chỉ số hài lòng của các doanh nghiệp tại QTSC là hơn 90%, doanh thu năm sau cao hơn năm trước 25%.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lâm Nguyễn Hải Long - Giám đốc QTSC về việc thực hiện chuyển đổi số tại doanh nghiệp của ông.

PV: Thưa ông, QTSC là một trong những doanh nghiệp KHCN tiên phong với nhiều thành tựu đáng nể của TP.HCM. Xin ông cho biết từ bao giờ và lý do nào QTSC quyết tâm thực hiện số hóa và chuyển đổi số?

Ông Lâm Nguyễn Hải Long: Ngay từ ban đầu thành lập, Ban lãnh đạo đã xác định luôn phải đổi mới sáng tạo, đưa việc chuyển đổi số làm động lực chính cho sự thay đổi. Đây là điều kiện tiên quyết để QTSC phát huy thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng quản trị điều hành đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp đang hoạt động tại QTSC, đồng thời vươn lên vị trí dẫn đầu trên bản đồ khu công nghệ ở châu Á.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC

Ông có thể cho biết việc áp dụng chuyển đổi số tại QTSC đã được thực hiện cụ thể như thế nào?

Trong quá trình thực hiện số hóa và chuyển đổi số, QTSC đã triển khai áp dụng gần 40 giải pháp riêng lẻ trong công tác quản lý, vận hành công viên phần mềm. Lấy ví dụ như việc số hóa hệ thống 72 lớp dữ liệu như hệ thống ống ngầm, trụ cứu hỏa, điểm đổ xăng hay thang máy… trong công viên giúp những nhà quản lý chỉ mất 30 giây sẽ có đầy đủ thông tin về số lượng mét ống ngầm, trụ cứu hỏa hay trạm đổ xăng trong công viên, thang máy nào hoạt động nhiều nhất cần bảo trì....

Trong quá trình chuyển đổi số, công ty có gặp thuận lợi và khó khăn gì?

Điểm thuận lợi đầu tiên cần kể đến là QTSC có nguồn nhân lực với hơn 10.000 người trẻ năng động và dễ thích nghi. Hệ thống hạ tầng toàn diện cũng là một lợi thế . Ngay từ ban đầu, QTSC đã xây dựng chất lượng theo chuẩn quốc tế cùng với việc khuyến khích văn hóa đổi mới sáng tạo nên việc số hóa và chuyển đổi số diễn ra khá thuận lợi.

Về khó khăn thì bước đầu tiên bao giờ cũng là cập nhật - tích hợp và sau đó là chia sẻ. Để giải quyết, chúng tôi đã tích hợp các hệ thống quản lý chất lượng vào hệ thống; đồng thời số hóa quy trình, tài liệu để có thể dễ dàng tìm hiểu, sử dụng. Thách thức hiện tại của chúng tôi vẫn là tích hợp và chia sẻ chúng với các doanh nghiệp trong công viên.

Những thành tựu mà QTSC đã đạt được sau 4 năm chuyển đổi số?

Sau 4 năm chuyển đổi số thì có thể nhận thấy là dù số lượng đội ngũ CBNV của QTSC tăng ít nhưng doanh thu không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 doanh thu là hơn 246 tỉ đồng với 145 nhân sự thì năm 2018 là 274 tỉ đồng với 140 nhân sự và năm 2019 là hơn 360 tỉ đồng với 141 nhân sự. Ngoài việc tăng doanh thu thì thành tựu lớn nhất của chúng tôi là thay đổi tư duy của đội ngũ cán bộ và sự thừa nhận của khách hàng.

Vậy ông có thể cho biết về kế hoạch tiếp theo của QTSC?

Đối với QTSC, việc kế hoạch hàng đầu là phải liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng. Kết hợp với các ngành khác như Khoa học sự sống và Công nghệ sinh học để tạo ra sản phẩm mới mang tính đột phá.

Tiếp theo đó là phát triển chuỗi QTSC - mô hình thí điểm duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ba thành viên hiện tại là QTSC, Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM và Trung tâm CNTT Thừa Thiên Huế thì sắp tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này tại một số địa phương khác.

Xin cảm ơn ông.

Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm được được Bộ KHCN triển khai trong 10 năm qua. Trong phạm vi chương trình, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng TP.HCM đã tổ chức 922 lớp phổ biến, tuyên truyền, tập huấn và hợp tác quốc tế về xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và các công cụ cải tiến, nâng cao năng suất và 158 lớp huấn luyện về năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo thông qua các tổ chức huấn luyện/ tư vấn.

Công viên phần mềm Quang Trung có bao nhiêu công ty?

Thành lập vào ngày 16/03/2001, đến nay Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) đã thu hút được 149 doanh nghiệp CNTT trong đó có 6 doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 người với 650 sản phẩm, giải pháp và là nơi phục vụ cho 21.621 người học tập, làm việc thường xuyên.

Tiền thân của Công viên Phần mềm Quang Trung có tên gọi là gì?

Lịch sử hình thành. Trước năm 1953, nơi đây thuộc vùng Quán Tre, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Năm 1953, người Pháp đã xây dựng tại đây một trung tâm huấn luyện quân sự cho các tân binh người Việt, nhằm mục đích bổ sung nguồn binh sĩ cho đồng minh Quốc gia Việt Nam, lấy tên là Trung tâm Huấn luyện Quán Tre.

Chủ đề