Cuộc đảo chính diễn ra như thế nào

Lịch sử thể giới đã có nhiều cuộc đảo chính, lật đổ chế độ cũ để xây dựng lên những chế độ, đế chế mới. Vậy đảo chính là gì, có đặc điểm như thế nào? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về đảo chính thông qua bài viết sau đây.

Cuộc đảo chính diễn ra như thế nào

Đảo chính là gì

Theo từ điển Hán Việt thì đảo là đảo lộn, có nghĩa là lật, đổ, chính là chính phủ, chính quyền, có nghĩa là nắm quyền lực. Từ đó có thể hiểu đảo chính là lật đổ chính quyền. Ngoài ra, đảo chính còn được hiểu là việc dùng bạo lực bằng lực lượng quân sự hay lực lượng quần chúng, tiến hành việc thay thế chính quyền trung ương hiện tại bằng các cơ quan quyền lực khác ngoài.

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu đơn giản đảo chính là việc lật đổ, thay đổi chính quyền hiện hành bằng một chính quyền khác.

Thông thường, một cuộc đảo chính sẽ có những dấu hiệu sau đây:

– Một cuộc đảo chính thường vắng bóng lãnh đạo quốc gia;

– Đảo chính thường diễn ra biểu tình. Việc biểu tình thể hiện quan điểm, tư tưởng của những người chống lại chính quyền hiện tại;

– Các quốc gia có đại sứ quán, lãnh sứ quán tại quốc gia có đảo chính sẽ cảnh báo với công dân quốc gia mình, họ có nghĩa vụ bảo vệ công dân của quốc gia mình, thông thường sẽ công bố các hướng dẫn, chỉ dẫn.

– Các kênh truyền thông của quốc gia có đảo chính thường sẽ bị thâu tóm. Lực lượng đảo chính thường tìm cách kiểm soát các kênh truyền thông nhà nước và các kênh truyền thông tư nhân.

– Biên giới, sân bay bị đóng cửa: Đây là cách để áp đặt kiểm soát một quốc gia, hạn chế lưu thông.

Với những dấu hiệu này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đâu là một cuộc đảo chính. Đây cũng chính là những đặc điểm của một cuộc đảo chính.

Sau đây sẽ là thông tin về một số cuộc đảo chính chấn động thế giới:

– Đảo chính tại Sudan: Ngày 11/04/2019, quân đội Sudan hạ bệ và bắt giữ Tổng thống lâu năm Omar al-Bashir, sau đó đưa Hội đồng Quân đội Chuyển tiếp lên cầm quyền.

– Đảo chính tại Thái Lan

Tháng 5/2014, quân đội Thái Lan tiến hành một cuộc đảo chính với khẩu hiệu “hòa giải dân tộc”. Cuộc đảo chính quân sự này đã hạ bệ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và tước bỏ quyền lực của ông Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck. Người thay thế, đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự là Tướng Prayut Chan-Ocha – là tư lệnh Lục quân Thái Lan, là người lãnh đạo cuộc đảo chính.

– Đảo chính tại Ai Cập

Vào năm 2012, anh em Hồi giáo đã lợi dụng khủng hoảng chính trị tại Ai Cập sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ năm 2011, để đưa ông Mohamed Morsi lên cầm quyền. Tuy nhiên, việc đưa ông này lên cầm quyền gặp phải làn sóng biểu tình, tổng tư lệnh Quân đội Ấn Độ là Tướng Abdel Fattah al-Sisi đã lãnh đạo một liên minh hạ bệ Tổng thống Mohamed Morsi. Như vậy anh em Hồi giáo bị loại khỏi vòng luật pháp và liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Thế giới hiện nay đã trải qua nhiều cuộc đảo chính trên nhiều các quốc gia, các cuộc đảo chính đều có tác động mạnh mẽ, gây chấn đọng thế giới.

Mỗi cuộc đảo chính chắc chắn sẽ làm thay đổi tình hình chính trị của quốc gia sở tại, có thể lật đổ chính quyền cũ, đưa bộ máy, chính quyền mới lên nắm quyền điều hành. Tuy nhiên cũng có nhiều cuộc đảo chính thất bại, không thay đổi chế độ cầm quyền, đảo chính thay đổi chế độ cầm quyền độc tài này thành chế độ độc tài khác. Dù thế nào đi chăng nữa, kết quả có lật đổ, thay đổi được chính quyền hiện hành hay không thì đảo chính ít nhiều đều có những hậu quả sau:

– Làm ảnh hưởng đến đời sống chính trị của quốc gia;

– Ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, cuộc sống bị xáo trộn, có thể theo hướng tiêu cực;

– Có thể ảnh hưởng đến cục diện chính trị của các quốc gia khác, các quốc gia trong cùng phe phái, liên minh.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi đảo chính là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

15 tháng 2 2021

Cuộc đảo chính diễn ra như thế nào
Cuộc đảo chính diễn ra như thế nào

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Xe bọc thép đã xuất hiện trên đường phố của một số thành phố, bao gồm cả Yangon

Xe thiết giáp xuất hiện trên đường phố ở một số thành phố của Myanmar cho thấy quân đội nước này có dấu hiệu đang chuẩn bị cho một cuộc đàn áp người phản đối cuộc đảo chính do chính họ thực hiện ngày 1/2.

Internet gần như ngừng hoạt động từ 1 giờ sáng theo giờ địa phương (1:30 sáng giờ Việt Nam).

Ở bang Kachin, miền bắc nước này, lực lượng an ninh đã nổ súng vào một cuộc biểu tình - đây là ngày thứ 9 nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính trên khắp đất nước.

Đảo chính Myanmar: Cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình

Đảo chính Myanmar: Người phụ nữ bị bắn giành giật sự sống

Một quan chức Liên Hiệp Quốc cáo buộc quân đội "tuyên chiến" với người dân.

Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Myanmar (còn gọi là Miến Điện), nói rằng các tướng lĩnh đang có dấu hiệu "bí quá làm liều" và sẽ phải gánh chịu trách nhiệm.

Bỏ qua Twitter tin, 1

Cuối Twitter tin, 1

Các đại sứ quán phương Tây kêu gọi quân đội thể hiện sự kiềm chế.

Một tuyên bố do EU, Mỹ và Anh ký viết: "Chúng tôi kêu gọi các lực lượng an ninh kiềm chế bạo lực nhằm vào người biểu tình, những người đang phản đối việc lật đổ chính phủ chính danh của họ".

Quân đội Myanmar 'mơ được như Đảng CS Việt Nam'

Đảo chính Myanmar: Mỹ công bố trừng phạt các lãnh đạo quân sự

Cuộc đảo chính ở Myanmar đã loại bỏ chính phủ dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Đảng của bà đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vào tháng 11, nhưng quân đội cho rằng cuộc bỏ phiếu có gian lận.

Bà Suu Kyi hiện đang bị quản thúc tại gia. Hàng trăm nhà hoạt động và lãnh đạo phe đối lập cũng đã bị bắt giữ.

Cuộc đàn áp có những dấu hiệu gì?

Trên khắp cả nước, hàng trăm nghìn người biểu tình phản đối quân đội trong 9 ngày liên tiếp.

Tại thành phố Myitkyina, ở bang Kachin, có tiếng súng nổ khi lực lượng an ninh đụng độ với người biểu tình chống đảo chính. Không rõ là đạn cao su hay đạn thật được bắn ra.

Đã có năm nhà báo nằm trong số những người bị bắt.

Chụp lại hình ảnh,

Xe bọc thép xuất hiện lần đầu tiên trên đường phố Yangon kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2

Ở Yangon, lần đầu tiên kể từ cuộc đảo chính, người ta nhìn thấy xe bọc thép trên đường phố. Các nhà sư và kỹ sư dẫn đầu cuộc biểu tình nơi đó, trong khi người lái xe mô tô chạy quanh các đường phố của thủ đô Nay Pyi Taw.

Các nhà cung cấp viễn thông ở Myanmar nói họ đã được thông báo phải ngừng dịch vụ internet từ 01:00 đến 09:00 giờ địa phương, từ Chủ Nhật đến thứ Hai (1:30 đến 9:30 giờ Việt Nam).

Đảo chính Myanmar: Quân đội chặn Facebook vì lý do 'ổn định'

Biểu tình lớn nhất tại Myanmar trong hơn một thập niên

Theo NetBlock, một nhóm giám sát nói lưu lượng truy cập Internet nằm ở mức 14% so mức bình thường sau khi lệnh trên có hiệu lực.

Một bác sĩ tại một bệnh viện ở Nay Pyi Taw nói với BBC rằng lực lượng an ninh đang bố ráp nhà người dân vào ban đêm.''

"Tôi vẫn lo lắng vì họ chỉ ban bố lệnh giới nghiêmkhông được ra ngoài trong khoảng thời gian từ 20:00 đến 04:00, nhưng điều này lại tạo cho công an và bộ đội thời gian để bắt những người như chúng tôi", người bác sĩ giấu tên vì lý do an toàn, nói.

"Hôm trước họ tiến vào nhà, cắt hàng rào, bắt người trái pháp luật. Thế nên tôi cũng lo lắm, vâng".

Sợ hãi và bất tuân trước các vụ bắt giữ ban đêm ở Myanmar

Đảo chính Myanmar: Giới trẻ âm thầm tẩy chay quân đội

Một văn phòng của đại sứ quán Mỹ ở Yangon cảnh báo công dân Mỹ nên ở trong nhà vào giờ giới nghiêm.

Bỏ qua Twitter tin, 2

Cuối Twitter tin, 2

Hôm thứ Bảy, quân đội nói lệnh bắt giữ bảy nhà vận động đối lập nổi tiếng đã được ban hành và cảnh báo công chúng không chứa chấp những nhà hoạt động đối lập đang trốn chạy.

Đoạn băng ghi hình cho thấy người dân phản ứng bằng cách bất tuân, đập xoong nồi để cảnh báo hàng xóm về các cuộc bố ráp vào ban đêm của lực lượng an ninh.

Hôm thứ Bảy, quân đội cũng đình chỉ luật vốn yêu cầu phải có lệnh của tòa án mới được giam giữ người trong thời gian lâu hơn 24 giờ và khám xét tài sản cá nhân.

Sơ lược về Myanmar

  • Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, từ lâu đã được coi là một quốc gia nghèo khổ dưới sự cai trị của một chính quyền quân sự áp bức từ năm 1962 đến năm 2011
  • Tự do hóa từng bước khởi đầu vào năm 2010, đem đến các cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 và thành lập chính phủ do nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi lãnh đạo vào năm sau
  • Năm 2017, một chiến dịch quân đội nhắm vào những kẻ bị cáo buộc là khủng bố ở bang Rakhine đã khiến hơn nửa triệu người Rohingyas theo đạo Hồi phải trốn chạy sang nước láng giềng Bangladesh, điều mà Liên Hợp Quốc gọi là "ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc"
  • Aung San Suu Kyi và chính phủ của bà bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân đội vào ngày 1 tháng 2, sau chiến thắng vang dội của đảng NLD trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái