Cuộc hành quân lớn nhất trong mùa khô 1966-1967 của mĩ là gì, đánh vào khu vực nào?

Dựa vào ưu thế quân sự, với số quân đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô: Đông - xuân 1965-1966 và 1966-1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt và bình định”. Mục tiêu đánh bại quân chủ lực Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thực hiện chủ trương của Đảng, cả nước đoàn kết một lòng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Trong 2 năm 1966 và 1967, cao trào toàn dân chống Mỹ, cứu nước sôi sục cả nước: nhiều máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc, hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 đã bị bẻ gãy ở miền Nam.

Do địa hình sông ngòi dày đặc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên đế quốc Mỹ chưa thể thích ứng, triển khai đội hình trực tiếp tác chiến ở vùng này mà chỉ triển khai xây dựng các căn cứ quân sự, trong đó có căn cứ Đồng Tâm ở Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Mỹ Tho có vị trí địa lý địa lý tự nhiên, quân sự quan trọng cho cả ta và địch (nối liền giữa Sài Gòn, nay là TP. HCM, và các tỉnh miền Tây Nam Bộ) nên địch đẩy mạnh xây dựng căn cứ Đồng Tâm làm trọng điểm để tấn công Mỹ Tho và khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đầu năm 1967, căn cứ quân sự Đồng Tâm cơ bản hoàn thành. Địch đưa lữ đoàn 2, sư đoàn 9 cùng các lực lượng hỗ trợ về đóng tại đây. Những nhà quân sự Mỹ đã tổ chức ra lực lượng “Hải Lục đường sông” hay “Lực lượng cơ động trên sông” (Joint Army – Navy Riverine Force – MRF), gắn với chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” nhằm phát huy tối đa khả năng tác chiên của lữ đoàn 2, sư đoàn 9 của Mỹ trên vùng địa hình sông nước của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là tỉnh Mỹ Tho.

Giữa tháng 7/1967, Khu ủy chủ trương chuẩn bị một bước cho chiến dịch lớn vào cuối năm 1967, trước mắt mở chiến dịch mùa mưa tấn công lộ 4 (nay là Quốc lộ 1A), đồng thời chuẩn bị lực lượng, trận địa để chủ động đánh các cuộc càn quét 2 bên Nam - Bắc lộ 4 của Mỹ lẫn ngụy hòng giải tỏa lộ 4, tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch, dồn địch lún sâu vào thế bị động chiến lược tại chiến trường Mỹ Tho.

Tỉnh ủy Mỹ Tho triển khai kế hoạch mùa mưa của Khu ủy theo từng đợt, mỗi đợt từ 1 đến 2 tuần nhằm đánh phá lộ 4 và chuẩn bị sẵn sàng đánh bại các cuộc phản công của địch hòng giải tỏa lộ 4; trong đó có việc chuẩn bị mọi mặt để đối đầu với “Lực lượng cơ động trên sông” và chiến thuật "Hạm đội nhỏ trên sông" của Mỹ.

II/- TRẬN ĐÁNH BA RÀI:

Đêm 14/9/1967, Khu ủy Khu 8 phát hiện âm mưu địch mở 2 cuộc càn lớn vào hai bên Nam-bắc lộ 4 trên địa phận tỉnh Mỹ Tho; trong đó ở phía Nam lộ 4, toàn bộ lữ đoàn 2 sư đoàn Mỹ với hàng chục tàu xuồng lớn nhỏ chuẩn bị càn vào khu vực sông Ba Rài hòng tiêu diệt tiểu đoàn 263. Khu ủy đã điện thông báo cho Tỉnh ủy Mỹ Tho và tiểu đoàn 263 biết kế hoạch, cho phép Tiểu đoàn tự chọn địa bàn và phương án tác chiến.

Tỉnh ủy Mỹ Tho điện báo cho các cấp và chỉ đạo triển khai ngay phương án hiệp đồng tác chiến theo tiếng súng nhằm kéo căng địch trên toàn địa bàn.

Giữa khuya ngày 14/9/1967, toàn tiểu đoàn bắt đầu di chuyển về ấp 4 xã Cẩm Sơn. Đến 3 giờ ngày 15/9/1967, toàn bộ lực lượng tiểu đoàn 263 vượt sông Ba Rài về đến ấp 4, bố trí đội hình chiến đấu gồm: 3 đại đội bộ binh, đại đội trợ chiến số 4 (tổng cộng 580 đồng chí), trung đội đặc công, trung đội trinh sát. Bộ chỉ huy tiểu đoàn đóng tại vườn mía của Bà Năm Hằng (nằm giữa đội hình). Đến 5 giờ sáng, toàn tiểu đoàn đã vào vị trí đội hình, sẵn sàng chiến đấu.

Rạng sáng ngày 15/9/1967, địch tổ chức triển khai hai cuộc càn ở hai bên Nam - Bắc lộ 4 nhằm giải tỏa thế bao vây chia cắt lộ 4 của ta.

+ Cuộc càn phía Bắc lộ 4 mang tên Cửu Long 63/11/67 do khu chiến thuật Tiền Giang chỉ huy, lực lượng tham gia gồm 1 trung đoàn thuộc sư đoàn 7 ngụy đang đóng ở khu vực dưới ngã tư Văn Cang (Cái Bè) và các tiểu đoàn bảo an, dân vệ thuộc tiểu khu Định Tường đang đóng ở Cai Lậy. Nhưng lực lượng này chủ yếu mới chỉ di chuyển trên lộ 4.

+ Cuộc càn phía Nam lộ 4 mang tên Cohart, chủ yếu ở khu vực sông Ba Rài, do Bộ chỉ huy lữ đoàn 2 bộ binh Mỹ chỉ huy. Lực lượng này gồm có 3 tiểu đoàn bộ binh. Theo kế hoạch, 1tiểu đoàn bộ binh (tiểu đoàn 5/60) cơ động đường bộ bằng xe M. 113 từ Cai Lậy vào lộ Ba Dừa hình thành cánh quân án ngữ phía Đông; hai tiểu đoàn (tiểu đoàn 3/60 và 3/47) được cơ động bằng xuồng thiết giáp đổ bộ từ sông Cửu Long theo sông Ba Rài vào đổ quân lên phía Bắc xã Cẩm Sơn tại khu vực vàm Bà Xá, ấp 4 xã Cẩm Sơn (Mỹ đặt tên khu vực này là "Bãi trắng”) và phía Nam xã Cẩm Sơn thuộc ấp 3 xã Cẩm Sơn (Mỹ đặt tên khu vực này là "Bãi đỏ").

*Trận chống càn trên sông Ba Rài (trận càn Cohart):

- 6 giờ 30, một số tàu địch chạy ngang 3 chốt hỏa lực, được lệnh cả 3 chốt đồng loạt nổ súng.

- 7 giờ, địch buộc phải ra lệnh cho tất cả các tàu còn lại phải rút lui ra khỏi trận địa và sử dụng pháo binh và không quân địch tiếp tục đánh phá ác liệt xuống bờ phía Đông của sông Ba Rài. Trên sông Ba Rài địch sắp xếp lại đội hình, một lần nữa quyết tâm đưa bằng được tiểu đoàn 3/60 của Mỹ vào vị trí tập kết.

- 13 giờ:

+ Tiểu đoàn bộ binh 5/60 đi xe M113 đã vào lộ Ba Dừa nhưng tiến quân rất chậm (do bị quần chúng nhân dân tung tin, hù nhác, vận động... gây hoang mang binh sĩ).

+ Tại sông Ba Rài, do thiếu hụt về hỏa lực, Ban chỉ huy tiểu đoàn 263 của ta lệnh cho các đơn vị hỏa lực không bắn tàu mà trở về đội hình của đơn vị chuẩn bị sẵn sàng đánh bộ binh.

- 14 giờ:

+ Tất cả 3 tiểu đoàn của Mỹ được lệnh khép vòng vây nhưng chúng di chuyển rất chậm vì sợ dẫm phải mìn hoặc lọt vào điểm phục kích của ta. Tiểu đoàn 5/60 cơ động trên xe M.113 cũng từng bước vào trước tiền duyên của đại đội bộ binh số 1 của ta.Tiểu đoàn 3/60 bắt đầu đổ bộ từ bờ sông Ba Rài hướng về đại đội bộ binh số 3 của ta.

+ Khi một số lính Mỹ của tiểu đoàn 3/60 đổ bộ từ bờ sông Ba Rài tiến vào mép vườn trước tiền duyên của đại đội bộ binh số 3, ta đánh địch bật xuống tàu. Từ đó đến chiều đa số lính Mỹ của tiểu đoàn 3/60 ở trên tàu chỉ có một số ít bám được bờ sông, số tàu của 2 tiếu đoàn 3/47 và 3/60 được triển khai dọc theo sông từ lộ Thầy Thanh đến đoạn sông giáp với ấp Thanh Bình xã Thanh Hòa hình thành thế án ngữ hướng Bắc và hướng Tây...

- Khoảng 16 giờ 30, hàng chục máy bay phản lực của Mỹ đến oanh kích, Ban chỉ huy tiểu đoàn cho lệnh nổ súng bắn máy bay, một lưới lửa đạn đan chéo lên bầu trời ấp 4 xã Cẩm Sơn. Một chiếc F.100 của Mỹ bị trúng đạn, khi bay về đến xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành bị rơi tan xác.

- Khoảng 17 giờ, tất cả các hướng tiến công của Mỹ đều dừng lại và chuyển sang thế phòng ngự, đợi đến sáng hôm sau tiếp tục tiến công, đồng thời tập trung hỏa lực bắn phá hòng sát thương lực lượng của ta. Pháo binh từ các cụm pháo chung quanh liên tục bắn xuống địa hình của tiểu đoàn 263.

- Đến 19 giờ, Ban Chỉ huy tiểu đoàn 263 họp khẩn. Sau khi đánh giá tình hình, Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định rút quân về Xóm Tre, xã Long Trung để bổ sung vũ khí, đạn dược sẵn sàng đánh địch tiếp theo.

- Khoảng 21 giờ, tiểu đoàn 263 xuất phát về Long Trung. Đến 2 giờ ngày 16/9/1967, 2/3 lực lượng của tiểu đoàn đã đến được ấp 4 xã Long Trung và đang vận động về hướng Xóm Tre, ấp 7, xã Long Trung. Đến 5 giờ sáng ngày 16/9/1967, toàn bộ tiểu đoàn 263 đã về đến Xóm Tre, toàn đơn vị nhanh chóng củng cố công sự trận địa sẵn sàng đánh địch.

*Các trận đánh phối hợp (trong ngày 15/9/1967):

- Tiểu đoàn 514 cùng du kích xã Long Khánh xạ kích vào đồn Long Khánh. Cùng lúc, quần chúng các xã Long Trung, Long Khánh, Cẩm Sơn, … tản cư ngược, tung tin hù nhát, tác động,… gây hoang mang trong binh sĩ ngụy, đặc biệt là tiểu đoàn 5/60 thuộc sư 9 đang cơ động trên xe M113 gây chậm trễ hành quân.

- Cuộc càn phía Bắc lộ 4 mang tên Cửu Long 63/11/67 do khu chiến thuật Tiền Giang chỉ huy trung đoàn 11 thuộc sư đoàn 7 ngụy đang hành quân bị quần chúng 2 bên lộ tuyên truyền, vận động… làm cho cả trung đoàn dừng lại trên địa phận huyện Cái Bè. Cuộc càn xem như bị vô hiệu hóa.

Và một số trận đánh khác.

III/- KẾT QUẢ:

1/- Kết quả trận Ba Rài:

Sau 1 ngày kiên cường chiến đấu, tiểu đoàn 263 Khu 8 đã bẻ gãy hoàn toàn cuộc càn mang tên Cohart của lực lượng cơ động trên sông thuộc lữ đoàn 2 sư 9 Mỹ, giữ vững trận địa.

Loại khỏi vòng chiến hơn 200 lính Mỹ; bắn chìm, bắn cháy và bắn hư 16 tàu các loại; bắn rơi một máy bay phản lực F.100. Ta hy sinh 4 chiến sĩ, bị thương 14 đồng chí.

2/- Kết quả các trận địa phối hợp:

- Tổ chức 2 cuộc đấu tranh chính trị trực diện tại quận lỵ Cái Bè và quận lỵ Bến Tranh với hơn 100 quần chúng tham gia.

- Nghi binh làm tiểu đoàn 5/60 (tiểu đoàn trong trận càn Cohart trên sông Ba Rài đang di chuyển đến chiến trường bằng đường bộ) không thể tập kết đúng thời gian quy định.

- Loại khỏi vòng chiến hàng chục tên Mỹ, sĩ quan, binh sĩ ngụy khác tại căn cứ Đồng Tâm, Châu Phước Liêm và tại tổng hành dinh sư đoàn 7.

- Phá hoại nhiều đoạn giao thông chiến lược và phá hủy nhiều xe quân sự của địch.

III/- Ý NGHĨA:

- Đây là một trận đánh mang tính đột phá, đập tan chiến thuật "Hạm đội nhỏ trên sông" của “Lực lượng cơ động trên sông”, có sự chi viện tối đa của không quân, pháo binh và xe bọc thép,… mà đế quốc Mỹ đưa ra thử nghiệm để triển khai trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long.

- Thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, linh động, sáng tạo của Khu ủy Khu 8, Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho trong giai đoạn chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- Chiến thắng Ba Rài còn đánh dấu  bước trưởng thành của các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho, làm sáng tỏ thêm quy luật, ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh, càng bộc lộ những yếu kém không thể nào khắc phục được.

- Vào thời điểm cuối năm 1967, chiến thắng Ba Rài đã củng cố niềm tin và cổ vũ quân dân Tiền Giang nói riêng và quân dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung quyết tâm đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ.

Video liên quan

Chủ đề