Đặc điểm quan sát tâm lí học đại cương năm 2022

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tâm lý học
  • 2. Giới thiệu tâm lý học hành vi
  • 3. Lịch sử hình thành tâm lý học hành vi
  • 4. Phân hóa trong Tâm lý học hành vi
  • 5. Kết thúc vấn đề

1. Giới thiệu tâm lý học

Khi nói về khái niệm tâm lý học, đây xuất phát từ tiếng Latinh với “Psyche” là “linh hồn, tinh thần” và “logos” là “khoa học, học thuyết”. Vì thế tâm lý học hay Psychology chính là khoa học về tâm hồn.

Hay chúng ta nói một cách dễ hiểu hơn: Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.

Kể từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật phát triển. Chính những thành tựu của các lĩnh vực khoa học này đã tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập với các trường phái tâm lý học khác nhau.

Sự kiện lớn nhất tạo nên kết quả đó chính là sự ra đời của Phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên trên thế giới do nhà tâm lý người Đức Wilhelm Wundt (1832 – 1920) sáng lập vào năm 1879 tại thành phố Laixic. Vào thời điểm đó, Wilhelm Wundt là người đầu tiên đặt sự quan tâm đặc biệt vào các khối cấu trúc trí tuệ và chuyên tâm nghiên cứu nó. Cũng tại đây ông chính thức định nghĩa cho câu hỏi: “Tâm lý học là gì?”

Theo Wilhelm Wundt, tâm lý học là một bộ môn nghiên cứu kinh nghiệm hữu thức (Conscious experience), thông qua một mô hình nhận thức được mệnh danh là lý thuyết kết cấu.

Theo Wilhelm Wundt, đối tượng của tâm lý học không chỉ là ý thức chủ quan và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan và tự quan sát. Mà đối tượng của tâm lý học còn bao hàm cả những ý thức khách quan (hữu thức) mà con người hoàn toàn có thể quan sát, đo đạc được bằng các phương pháp thực nghiệm.

Phát huy những ý tưởng của Wundt, đầu thế kỷ XX các trường phái tâm lý học theo chủ nghĩa khách quan ra đời bao gồm: Nhận thức hành vi; tâm lý học Gestalt và Phân tâm học… Ngoài ra, trong giao đoạn này ngành tâm lý còn phát triển nhiều trường phái khác như nhân văn; nhận thức..

Một bước ngoăt to lớn cho ngành tâm lý đó là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, khi mà chủ nghĩa Mac-Lenin trở thành kim chỉ nam cho các nhà triết học, nhà khoa học và các trường phái tâm lý học thời kỳ đó.

=> Tâm lý học có đầy đủ các yếu tố của một ngành khoa học thực sự. Ta có thể rút ra một số đặc điểm như sau về tâm lý học:

- Đối tượng nghiên cứucủa Tâm lý học: đối tượng của tâm lý là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người, gọi chung là các hoạt động tâm lý.

=> Theo đó, tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý con người bao gồm: sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.

- Hệ thống cơ sở lý luận của tâm lý học: tâm lý có hệ thống cơ sở lý luận đồ sộ bao gồm các khái niệm về các hiện tượng tâm lý, quy luật của chúng cũng như quan điểm và các học thuyết tâm lý khác nhau..

- Hệ thống các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học: Hệ thống các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học khá hoàn chỉnh bao gồm cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng (quan sát, trắc nghiệm; đàm thoại; điều tra; phân tích sản phẩm hoạt động; nghiên cứu tiểu sử; nghiên cứu điển hình cá nhân..)

2. Giới thiệu tâm lý học hành vi

Khái niệm tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới đầu thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu tâm lý người thời đó.

Kết quả của tiếp cận hành vi đã hình thành trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý học Mĩ và trên thế giới trong suốt thế kỷ XX, cụ thể có thể kể đến là: Tâm lý học hành vi, mà đại biểu là các nhà tâm lý học kiệt xuất: E.L.Thorndike (1874-1949), J.B.J.Watson (1878-1958), E.C.Tolman (1886-1959), K.L.Hull (1884-1952) và B.F.Skinner (1904-1990) và A. Bandura v.v…

Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng, làm thay đổi cơ bản hệ thống quan niệm về tâm lý học đương thời. Theo đó, đối tượng của tâm lý học là hành vi chứ không phải ý thức. Phương pháp nghiên cứu là quan sát và thực nghiệm khách quan chứ không phải là nội quan. Trước và trong thời kỳ xuất hiện Thuyết hành vi, tâm lý học được hiểu là khoa học về ý thức và phương pháp nghiên cứu là nội quan (tự quan sát và giải thích). Ngay từ khi ra đời ở Đức năm 1879, với tư cách là khoa học độc lập, tâm lý học đã được mệnh danh là Tâm lý học nội quan. W.Wundt - người sáng lập ra Tâm lý học này, đã xác định đối tượng của tâm lý học là tổ hợp các trạng thái mà ta nghiệm thấy - các trạng thái được trực tiếp thể nghiệm trong vòng ý thức khép kín. Sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học nội quan đã hình thành nên Tâm lý học cấu trúc ở Mĩ. Mặt khác, do nhu cầu khắc phục sự bế tắc của Tâm lý học nội quan, cũng ở Mĩ những năm này đã xuất hiện Tâm lý học chức năng. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai dòng phái đều không tạo lập được khoa học khách quan về ý thức. Lý luận của chúng gắn liền với phương pháp chủ quan, điều này gây sự thất vọng ở khắp mọi nơi.

Kết quả là, những vấn đề cơ bản của tâm lý học trở nên mờ mịt đối với nhiều người: Đối tượng nghiên cứu (ý thức) và nguồn gốc của nó (ý thức bắt đầu từ đâu), phương pháp nghiên cứu (nội quan, nguyên tắc giải thích: nguyên nhân tâm lý như là sự chế uớc của một số hiện tượng ý thức đối với các hiện tượng khác). Từ đó đã xuất hiện nhu cầu cấp thiết về đối tượng, phương pháp và nguyên tắc mới, đặc biệt ở Mĩ, nơi mà cách tiếp cận thực dụng trong nghiên cứu con người chiếm vai trò thống trị. Điều này đã được chứng minh bằng khuynh hướng chức năng, mà trọng tâm chú ý là vấn đề thích ứng của cá nhân với môi trường. Nhưng chủ nghĩa chức năng, vốn bắt nguồn từ các quan niệm thời cổ đại về ý thức như là một bản thế đặc biệt vươn tới mục đích, đã bị bất lực khi giải thích nguyên nhân điều khiển hành vi con người, sự tạo ra những hình thức hành vi mới.

Nhân vật hàng đầu của Tâm lý học hành vi là J.Watson. Các luận điểm của ông là nền tảng lý luận của hệ thống tâm lý học này. Nói tới Tâm lý học hành vi, không thể không nói nhiều về các quan điểm đó. Tuy nhiên, một mình J.Watson không làm nên trường phái thống trị tâm lý học Mĩ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tâm lý học thế giới suốt thế kỷ XX. Trước J.Watson có nhiều bậc tiền bối, mà tư tưởng và kết quả thực nghiệm của họ là cơ sở trực tiếp, để trên đó Watson xây dựng các luận điểm then chốt của Tâm lý học hành vi. Sau J.Watson nhiều nhà tâm lý học lớn khác của Mĩ đã phát triển học thuyết này, đưa nó thành hệ thống tâm lý học đa dạng và bám rễ vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể chia quá trình phát triển của Tâm lý học hành vi thành ba giai đoạn không hoàn toàn theo trật tự tuyến tính về thời gian:

- Những cơ sở lý luận; và

- Thực nghiệm đầu tiên hình thành các luận điểm cơ bản (Thuyết hành vi cổ điển);

- Sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học hành vi, sau khi có các luận điểm của J.Watson (các thuyết hành vi mới và hậu hành vi).

3. Lịch sử hình thành tâm lý học hành vi

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hình thành hai xu hướng duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan đã tạo nên sự khủng hoảng trong tâm lý học thời kỳ ấy. Trước đòi hỏi của cuộc sống và sự vận động của bản thân khoa học, càng ngày ý đồ tiếp tục phát triển tâm lý học trong khuân khổ của tâm lý học duy tâm càng tỏ rõ sự thất bại. Chính vì thế, cần tìm ra một con đường mới về nguyên tắc để xây dựng khoa học tâm lý. Dựa trên quan điểm triết học thực chứng của Comte (1798 – 1857), chủ trương mọi lập luận phải được xây dựng trên cơ sở những chứng cứ khách quan, quan sát được, những thành tựu của các nhà sinh lý học thần kinh và tâm lý học động vật.

Nhà tâm lý học J. Watson (1878 – 1958) – một nhà tâm lý học người Mỹ đã hình thành trường phái tâm lý học hành vi – một khoa học về hành vi. Các nhà nghiên cứu có xu hướng duy vật trong tâm lý học đã đi theo con đường này. Và nhờ có cuộc đấu tranh tích cực của Watson và những nhà hành vi mà hành vi đã trở thành đối tượng chủ yếu và duy nhất của tâm lý học, góp phần xứng đáng xây dựng tâm lý học khách quan.

Trường phái tâm lý học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt xuất có thể kể đến là: J Watson (1878 – 1958), E.Tolmen (1886 – 1959), E.L.Toocdai (1874 – 1949), B.Ph.Skinnơ (1904 – 1990)… Các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thứ con người.

4. Phân hóa trong Tâm lý học hành vi

Sự kiện được coi như mốc hình thành trường phái tâm lý học hành vi là vào năm 1913, tập san tâm lý học Mỹ in bài báo của Watson “Tâm lý học dưới con mắt nhà hành vi” => Đây chính là phần đầu bài giảng của ông tại trường Đại học Colombia năm 1912, sự kiện này được coi như mốc hình thành trường phái tâm lý học hành vi. Về sau các quan điểm trình bày trong bài báo còn được ông đưa ra trong một loạt các công trình từ năm 1913 đến 1930.

Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J. Watson đã dẫn đến phân hoá trường phái tâm lí học này thành 3 nhánh, đó là:

- Nhánh một: Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có tính cơ giới về hành vi trí tuệ con người của J. Watson (thuyết kích thích – phản ứng: S – R), đại biểu là Skinnơ.

- Nhánh hai: Tâm lí học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của chủ thể trong sơ đồ S – R, yếu đố đó chính là quá trình nhận thức (thuyết S – S), đại biểu là E.Tolmen.

- Nhánh ba: Tâm lí học hành vi chủ quan (thuyết “TOTE” – chữ đầu của các từ tiếng Anh. T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử – thao tác – thử – thoát ra). Đại diện thuyết TOTE là O. Mille, Galanter, Pribram.

5. Kết thúc vấn đề

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, tâm lý học và các trường phái tâm lý học đã chứng minh được vai trò của mình đối với nền văn minh của nhân loại. Hiện nay, tâm lý đang là lĩnh vực vô cùng quan trọng trên toàn thế giới vì những ứng dụng và giá trị to lớn mà nó mang lại cho con người. Bên cạnh giao thoa và bổ trợ cho các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thì ý nghĩa của tâm lý học ngày càng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống đặc biệt là các mối quan hệ giữa người với người.

Trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: tư pháp, thanh tra, y tế, thương mại, du lịch… đều cần sự có mặt của khoa học tâm lý, sự ra đời các khoa học liên ngành như tâm lý học y học, tâm lý học tư pháp, tâm lý học du lịch… là minh chứng cụ thể khẳng định ý nghĩa của tâm lý học với các khoa học khác và cuộc sống xã hội con người.

Đặc biệt với công tác giáo dục ta thấy tâm lý học có vị trí đặc biệt quan trọng, những tri thức tâm lý học là cơ sở khoa học cho việc định hướng đúng trong dạy học và giáo dục học sinh: Hiểu tâm lý lứa tuổi là cơ sở cho dạy học, giáo dục phù hợp, sử dụng các biện pháp các phương tiện giáo dục có hiệu quả đem lại chất lượng cao cho công tác giáo dục học sinh…!

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).