Đảm bảo chất lượng thực phẩm là gì

Đảm bảo chất lượng và ATTP – Giới thiệu ngành

Viện công nghệ Sinh học  – Thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo uy tín trong lĩnh vực thực phẩm. Trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm phục vụ ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty, các trung tâm kiểm nghiệm và nghiên cứu.

Trước nhu cầu của xã hội, năm học 2017-2018, bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký quyết định chính thức cho phép Viện được tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc hệ Đại học chính quy ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm kể từ mùa tuyển sinh năm 2017. Tổ Quản lý chất lượng cũng được phát triển thành Bộ môn Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm với mục tiêu xây dựng và mở rộng nghiên cứu trong hai mảng chuyên môn chính: Đảm bảo chất lượngKiểm nghiệm thực phẩm.

Chương trình đào tạo ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm của Viện xây dựng theo tiêu chuẩn ABET của Hoa Kỳ. Theo đó việc xây dựng được dựa trên nhu cầu đòi hỏi từ các doanh nghiệp và theo định kỳ kiểm tra của các chuyên gia thuộc tổ chức ABET, các nhà doanh nghiệp sẽ kiểm tra đánh giá chất lượng chương trình và chất lượng sinh viên. Nội dung chương trình đào tạo hệ đại học ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm của Viện công nghệ Sinh học – Thực phẩm được xây dựng trên cơ sở tham khảo các nội dung của chương trình giảng dạy bậc đại học của các nước tiên tiến trên thế giới Đại học Queensland (Úc) (Top 50 các trường Đại học tốt nhất thế giới), Đại học Greenwich (Anh). Đến với chương trình này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức thuộc hai nhóm:  Đảm bảo chất lượng thực phẩm (Quản lý chuỗi cung ứng và truy suất nguồn gốc thực phẩm, Phân tích nhu cầu người tiêu dùng, Các phương thức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận chất lượng: TQM, ISO, HACCP, GAP, BRC, IFS…, Cách phân tích mối nguy, xây dựng biện pháp phòng ngừa, Các kỹ thuật bảo quản, đánh giá hạn sử dụng…) và Kiểm tra chất lượng thực phẩm (Phân tích hóa, lý, vi sinh, cảm quan,… Xác định độc tố…). Bên cạnh đó, với đội ngũ giảng viên năng động và nhiều hoạt động ngoại khóa, sinh viện theo học ngành cũng được cung cấp các kỹ năng mềm và hoàn thiện trình độ ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc thực tế. Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm có thể đảm nhiệm công việc QC, QA hoặc chuyên viên quản lý, phát triển sản phẩm tại các nhà máy, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như làm việc tại các trung tâm phân tích, nghiên cứu…

Với mong ước muốn luôn hướng tới chất lượng sinh viên ra trường đạt kết quả tốt nhất. Chúng tôi những người có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực tin rằng các Kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ là người có ích, đóng vai trò quan trọng trong lãnh vực kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo và quản lý chất lượng thực phẩm.

NGÀNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

  1. Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là gì?

Kiểm tra, đảm bảo chất lượng thực phẩm; quản lý an toàn vệ sinh và đảm bảo dinh dưỡng thực phẩm; chuyên về xử lý, bảo quản, đảm bảo chất lượng của thực phẩm. Áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong thực hành chế biến thực phẩm và triển khai sản xuất sản phẩm thực phẩm ở qui mô công nghiệp; có khả năng sáng tạo và học tập suốt đời và đạo đức nghề nghiệp; có trách nhiệm đối với người tiêu dùng và cộng đồng xã hội.

  • Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm đào tạo những kiến thức, kỹ năng nào?

Ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm sẽ trang bị cho sinh viên những kiến như đánh giá cảm quan thực phẩm, phân tích hóa lý thực phẩm, phụ gia thực phẩm, phân tích vi sinh thực phẩm, phát triển sản phẩm… Các kiến thức chuyên ngành như công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng thực phẩm. Công nghệ kiểm soát chất lượng nguyên liệu, dinh dưỡng, độc tố học thực vật, đánh giá rủi ro và quản lý an toàn thực phẩm, phòng vệ thực phẩm…

Theo học ngành này, sinh viên còn được học những kỹ năng chuyên môn như: có khả năng thiết kế và quản lý và vận hành hệ thống kiểm soát và đảm bảo chât lượng cho quy trình sản xuất. Thiết lập các kế hoạch, dự án khoa học kỹ thuật, điều hành và quản lý kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

  • Các môn học chuyên ngành tiêu biểu?

Hóa sinh học, hóa phân tích thực phẩm, độc tố học thực phẩm,  luật an toàn thực phẩm, hệ thống QLCL HACCP, ISO, các công cụ và hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh và an toàn lao động trong nhà máy thực phẩm, kỹ thuật thanh tra an toàn TP, xây dựng và thẩm định dự án, đánh giá cảm quan thực phẩm

  • Ứng dụng của ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm?

Ứng dujgn chính của ngành học này là thực hiện công tác quản lý, xây dựng các quy trình quy chuẩn nhằm  đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội rất quan trọng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân vì vậy, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là “chìa khóa” tiếp thị sản phẩm thành công nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là đầu tư cho phát triển là đầu tư có hiệu quả, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội trực tiếp và gián tiếp. 

  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp của ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm?

– Chuyên viên kiểm tra và khảo sát chất lượng về các nguyên nhiên liệu đầu vào, sau đó là khâu vận hành và sản xuất, phân tích chất lượng của các sản phẩm đầu ra.

– Chuyên viên dinh dưỡng tại các bệnh viện, đảm bảo về dinh dưỡng cần thiết cho con người.

– Chuyên gia khảo sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn công nghiệp, phục vụ hàng nghìn công nhân

– Vị trí phụ trách nghiên cứu để phát triển thực phẩm, xây dựng lên các hệ thống quản lý chất lượng khác nhau.

– Chuyên viên đánh giá chất lượng sản phẩm, nguồn thực phẩm trong các doanh nghiệp, các nhà hàng, siêu thị,…

– Chuyên viên tư vấn về chất lượng sản phẩm, dinh dưỡng,…

– Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm

  • Tại sao nên chọn học đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm Trường Đại học An Giang?

Chất lượng đào tạo được khẳng định trong hơn 20 năm đào tạo

Trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu học tập, thực hành và nghiên cứu

Đội ngũ giảng viên trình độ rất cao hơn 50% giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư. Giảng viên được đào tạo nghiên cứu chuyên sâu từ các trường danh tiếng trong nước và quốc tế như Úc, Hàn Quốc và Thái Lan

Bằng cấp đạt chuẩn quốc tế từ Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

  • Những tố chất phù hợp với ngành?

Có tư duy sáng tạo và khả năng phân tích. Đam mê công nghệ và nghiên cứu phát triển sản phẩm. Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, chế biến nông sản.

Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao. Nhạy bén khi nắm bắt khuynh hướng và nhu cầu của xã hội về nuôi trồng nông sản thực phẩm

Có tinh thần kỷ luật, trung thực nhằm đảm bảo sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh và chất lượng phục vụ cho xã hội

Thích tìm tòi, hiểu biết rộng cần, quan tâm đến những kiến thức ngoài chuyên môn như marketing thực phẩm, xu hướng tiêu dùng và sinh hoạt.

Có ý thức đạo đức nghề nghiệp tốt, mong muốn xây dựng và phát triển xã hội theo hướng an toàn, bền vững và sức khỏe.

  • Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm những tổ hợp môn nào?

A00 (Toán, Vật lý, Hóa học); B00 (Toán, Hóa học, Sinh học);

C05 (Ngữ văn, Vật lý, Hóa học); D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

Chất lượng thực phẩm[1][2][3] là chỉ tiêu chất lượng của thực phẩm được người tiêu dùng chấp nhận. Chất lượng ở đây bao gồm các yếu tố bên ngoài như ngoại hình (kích thước, hình dạng, màu sắc, độ bóng và tính nhất quán, kết cấu và hương vị) và yếu tố bên trong (hóa học, vật lý, vi sinh vật). Chất lượng thực phẩm được Mỹ thực thi trong Đạo luật An toàn Thực phẩm vào năm 1990.

Chính vì sức khỏe người tiêu dùng dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ dạng ô nhiễm nào có thể xảy ra trong quá trình sản xuất nên chất lượng thực phẩm là yêu cầu rất quan cầu quan trọng trong sản xuất thực phẩm[4][5]. Nhiều người tiêu dùng cũng dựa vào các tiêu chuẩn sản xuất và chế biến để biết thành phần nào phù hợp với chế độ ăn uống, yêu cầu dinh dưỡng, cũng như tình trạng sức khỏe của họ. Bên cạnh chất lượng thành phần cũng cần phải yêu cầu vệ sinh. Để sản xuất thực phẩm an toàn nhất có thể thì quan trọng là phải đảm bảo rằng môi trường chế biến thực phẩm càng sạch càng tốt.

Chất lượng thực phẩm cũng liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm và cũng liên quan đến việc ghi nhãn để đảm bảo có thành phần chính xác và thông tin dinh dưỡng.[5][6]

Mục lục

  • 1 Xem thêm
  • 2 Chú thích
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Xem thêmSửa đổi

  • Thực phẩm lẫn tạp
  • Quản lý thực phẩm
  • ISO 9001
  • Hệ thống quản lý chất lượng
  • Hợp thức hóa
  • Kiểm nghiệm và hợp thức hóa
  • Chứng nhận SPE

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Monde Selection represents one of the oldest and most influential organisations in terms of quality examination Lưu trữ 2012-04-02 tại Wayback Machine, espiritu-de-chile.com
  2. ^ Monde Selection, 2012
  3. ^ “BẢO ĐẢM An toàn THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ”. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ a b “An toàn THỰC PHẨM - VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  5. ^ Mayounga, A. T. (2018) "Antecedents of recalls prevention: analysis and synthesis of research on product recalls." Supply Chain Forum: An International Journal, 19(3). https://doi.org/10.1080/16258312.2018.1530575. Truy cập 2018-11-23.

Tham khảoSửa đổi

  • Potter, Norman N. and Joseph H. Hotchkiss (1995). Food Science. 5th Edition. New York: Chapman & Hall. pp.90–112.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • “Hyfoma – Food Quality Laws, Standards and legislation”. Hyfoma.
  • “EHEDG international standard”.
  • “American Society of Quality Food, Drug, and Cosmetic Division”.
  • “Institute of Food Technologists Quality Assurance Division”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2006.
  • “United Nation's World Food Programme Food Quality Control”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2007.
  • “Food Quality Discussion Forum”.