Dân số nước ta hiện nay 2023 là bao nhiêu

Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Tổng cục Thống kê đang có những bước chuẩn bị cho sự kiện Việt Nam chào đón công dân thứ 100 triệu.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho hay, trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc Việt Nam đón công dân thứ 100 triệu này được coi là một dấu mốc đáng tự hào giúp nâng cao vị thế của Việt Nam đối với bạn bè và đối tác quốc tế.

Với quy mô dân số 100 triệu người cộng với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển phù hợp, một môi trường chính trị ổn định, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầy ấn tượng trong con mắt bạn bè quốc tế.

Để đánh dấu sự kiện đáng ghi nhớ này, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an, UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức sự kiện lớn chào đón công dân thứ 100 triệu của quốc gia.

Thời gian dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 4-2023, với 3 hoạt động lớn: Lễ cổ động diễu hành 100 triệu dấu chân con cháu Lạc Hồng; lễ mít tinh sự kiện Việt Nam đón công dân thứ 100 triệu; lễ thăm và đón công dân thứ 100 triệu tại Bệnh viện.

Hiện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng ý chủ trương thành lập Tổ công tác chuẩn bị sự kiện 100 triệu dân, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương làm Tổ trưởng; Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương làm Tổ phó thường trực, thành viên là đại diện các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan.

Bên cạnh đó, Vụ Thống kê Dân số Lao động đã phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), đơn vị có liên quan thực hiện một số công việc: Thiết kế logo, thông điệp, xây dựng kịch bản video…

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1-4-2022, dân số Việt Nam đạt 99,2 triệu người. Với tốc độ tăng dân số trung bình những năm gần đây, dự báo trung tuần tháng 4 Việt Nam sẽ chính thức trở thành một trong 15 quốc gia trên thế giới, và một trong 3 quốc gia khu vực Đông Nam Á có quy mô 100 triệu người.

TTXVN

Dân số nước ta hiện nay 2023 là bao nhiêu

5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30-12, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Dân số nước ta hiện nay 2023 là bao nhiêu

Tận dụng cơ hội của "dân số vàng": Cần hành động nhanh, thực chất

Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", nhưng trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số vẫn còn nặng về kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng các mặt cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và tác động qua lại với phát triển.

Con số thống kê mới cập nhật từ cơ quan chức năng cho thấy, Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam, lần lượt là 1.091 người/km2 và 778 người/km2. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có mật độ dân số thấp nhất: 136 người/km2 và 111 người/km2.

Trong số 63 tỉnh, thành cả nước thì Lai Châu là địa phương có mật độ dân số thấp nhất: 53 người/km2 (diện tích hơn 9.068 km2; dân số 478,4 nghìn người). TP HCM là địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước: 4.375 người/km2 (diện tích hơn 2.095 km2; dân số 9,17 triệu người). Mật độ dân số của TPHCM cao gấp 14,73 lần cả nước (nếu tính trung bình 297 người/km2).

Còn với Hà Nội, tính đến hết năm 2022, là thành phố đông dân thứ hai của cả nước (sau TPHCM) với dân số hơn 8 triệu 400 nghìn người. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so mật độ dân số cả nước.

Tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ được coi là nguyên nhân hàng đầu tạo ra sự chênh lệch dân số giữa các địa phương. Việc hình thành các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút lượng đông đảo người về các thành phố. Những năm qua, không chỉ Hà Nội, TP HCM mà nhiều tỉnh, thành khác do tốc độ phát triển kinh tế nhanh cũng đã hút vào mình lực lượng lao động lớn, cũng có nghĩa là dân số tăng lên một cách cơ học. Trong đó, có thể kể đến Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương...

Hiện 10 tỉnh, thành có dân số lớn nhất Việt Nam là TPHCM (hơn 9 triệu người), Hà Nội (hơn 8 triệu người). Thứ 3 là Thanh Hóa: Hơn 3,7 triệu người. Lần lượt tiếp theo là Nghệ An (3,41 triệu người); Đồng Nai (3,17 triệu người); Bình Dương (2,6 triệu người), Hải Phòng (2,07 triệu người), Hải Dương (1,94 triệu người), An Giang (1,92 triệu người), Đắk Lắk (1,91 triệu người).

Trong khi đó, tỉnh có dân số ít nhất là Bắc Kạn, với khoảng 323 nghìn người. Sau Bắc Kạn là Lai Châu với khoảng 478,4 nghìn người. Thứ 3 và thứ 4 là Cao Bằng và Kon Tum: Hơn 542 nghìn người. Thứ 5 là Ninh Thuận có dân số khoảng 596 nghìn người.

Những con số nêu trên cho thấy phân bổ dân số trong phạm vi cả nước có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương, giữa miền núi với đồng bằng, nông thôn với thành thị; vùng kinh tế phát triển với vùng kinh tế chậm phát triển. Đó chính là bài toán cần có lời giải trong quá trình phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh đô thị hóa - công nghiệp hóa ngày càng mạnh mẽ. Khó khăn trong phát triển kinh tế địa phương sẽ dẫn đến việc di dân như một quy luật, càng làm cho việc phân bổ dân cư không đồng đều cũng như khoảng cách giàu - nghèo bị kéo giãn.

Thấy gì từ làn sóng di cư?

Nếu như trước đây đã từng xuất hiện những làn sóng di cư lớn từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Nam, vào Tây Nguyên thì nay việc di cư đã và đang diễn ra từ vùng Tây Nam bộ tới vùng Đông Nam bộ và TPHCM. Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022 cho thấy, 10 năm qua có tới hơn 1,3 triệu người dân ĐBSCL di cư khỏi vùng này (dân số toàn vùng là 21,4 triệu người).

Báo cáo cũng cho thấy, có tới gần 62% người di cư thuộc nhóm tuổi trẻ, họ tới các thành phố, khu công nghiệp để tìm việc làm. Họ chính là những người vừa ly nông vừa ly hương. Cũng cần biết rằng, tới nay áp lực nhập cư đối với các đô thị ở nước ta là rất lớn. Tính trung bình cứ 1.000 người dân sống tại các đô thị lớn thì có tới gần 200 người mới nhập cư.

Những năm qua, nhiều người ở ĐBSCL đã quen với cụm từ “đi Bình Dương”, hoặc “về thành phố”, để chỉ những người rời làng đến với các khu công nghiệp Đông Nam bộ hoặc tới TPHCM tìm việc, bất luận công việc gì.

Ông Trần Hữu Hiệp - Tiến sĩ Kinh tế, chuyên gia nghiên cứu ĐBSCL cho rằng, việc di cư tự do làm nảy sinh nhiều hệ lụy về mặt xã hội. Lực lượng lao động di cư ĐBSCL chủ yếu là do ở nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất. Ông Hiệp cho rằng, sự dịch chuyển lao động giữa khu vực nông thôn và đô thị trong quá trình phát triển của bất kỳ một vùng đất, một quốc gia nào trên thế giới là điều tất yếu, nhưng vấn đề lo ngại là tình trạng “di cư bị động”.

Từ đó, theo một số chuyên gia, cần phải xem việc di cư diễn ra những năm qua ở ĐBSCL như là chỉ dấu để rà soát chính sách, bố trí lại cơ cấu lao động, đảm bảo các yêu cầu phát triển cân đối, tính toán phương kế lâu dài cho một thị trường lao động ổn định.

Trong khi đó, một báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho thấy, có đến 19% người di cư phải sống trong những ngôi nhà/căn hộ có diện tích chật hẹp bình quân đầu người dưới 8m2.

Một số nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ CARE cũng cho rằng, hầu hết người lao động đi làm ăn xa thường nghĩ rất đơn giản và thiếu sự chuẩn bị. Họ chỉ nghe người này nói người kia nói “lên thành phố vào khu công nghiệp làm việc”, là đi mà không chuẩn bị về thông tin, kinh phí, tâm lý vì vậy thường gặp những rủi ro và bất lợi.

Theo TS Ngô Thị Thanh Hương - chuyên gia nghiên cứu chính sách của CARE, vì thế cùng với việc “trang bị kỹ năng đi tìm việc” cho người di cư tự do thì về lâu dài cần tạo công ăn việc làm, thu nhập cho vùng nông thôn, nhất là tại ĐBSCL là vùng bị ảnh hưởng ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Ở một xã có mật độ dân số cao nhất cả nước

Cũng không nhiều người biết xã nào có mật độ dân số thuộc hàng cao nhất cả nước. Tuy nhiên, đó có thể là xã biển Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Tính đến cuối năm 2022, tổng dân số của xã Ngư Lộc là gần 20.000 người. Trong khi đó, diện tích đất ở chỉ vẻn vẹn 0,46km2, mật độ dân số lên đến 40.000 người/km2. Ngư Lộc cũng là xã hiếm hoi trong cả nước không có diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đến Ngư Lộc, nếu nhìn từ trên cao, do dân số đông, diện tích đất ở hẹp, chỉ thấy những căn nhà mọc san sát nhau.

Đất chật người đông, ít nghề nên số người không có việc làm thường xuyên cao. Lãnh đạo xã Ngư Lộc cho biết, con số đó là trên dưới 23% trong tổng số hơn 10.000 người trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức 4%. Do ít đất, không phát triển được các công ty, xí nghiệp, các khu chế xuất nên cũng không giải quyết được vấn đề thất nghiệp của nhiều lao động trên địa bàn. Lãnh đạo xã Ngư Lộc cũng đã phải tính đến việc xin phép được quai đê lấn biển để mở rộng khu dân cư, xây dựng khu sản xuất.

Chưa hết, do đất chật người đồng, đường giao thông trong xã rất chật hẹp khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuyến đê tránh lũ nối liền 5 xã vùng biển huyện Hậu Lộc là con đường rộng rãi nhất ở xã Ngư Lộc; nơi nhiều người dân trong xã ra hóng gió biển vào những ngày hè nóng bức.

Nêu ví dụ từ một xã để thấy, vấn đề mật độ dân số luôn đi cùng với công ăn việc làm, thu nhập của người dân.

Ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm làm ngày Dân số Việt Nam nhằm tập trung sự quan tâm của toàn xã hội cho công tác dân số, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trước mắt và lâu dài. Qua 5 lần tổng điều tra dân số (vào các năm: 1979, 1989, 1999, 2009, 2019), trong vòng 40 năm (1979- 2019), dân số Việt Nam tăng trung bình 1 triệu người/năm. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ năm 1989 đến năm 2021, liên tục tăng từ 65,2 tuổi lên 73,7 tuổi (tuổi thọ trung bình toàn cầu là 72,8 tuổi - tính đến tháng 11/2022).

Dân số nước ta hiện nay 2023 là bao nhiêu

GS.TS Giang Thanh Long - Giảng viên cao cấp Khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế quốc dân):

Lợi thế cơ cấu dân số trẻ

Chúng ta đang có lợi thế cơ cấu dân số trẻ, với lực lượng nhân lực trong độ tuổi thanh niên (15-24 tuổi) hiện có khoảng trên 18 triệu người. Lực lượng này sau sẽ trở thành tuổi lao động, nếu tận dụng tốt được lực lượng đó chắc chắn đạt được tăng trưởng cao. Tất nhiên, chúng ta có tận dụng được hay không phụ thuộc nhiều vào chính sách. Chính sách đưa ra cần đồng bộ từ chính sách vĩ mô đến vi mô, từ các chính sách về kinh tế đến giáo dục, y tế, sức khỏe, an sinh xã hội để tạo ra một lực lượng lao động với sức khỏe tốt, chất lượng cuộc sống tốt, khi đó họ sẽ lao động, cống hiến, tạo năng suất lao động hiệu quả.

Dân số Việt Nam bây giờ là bao nhiêu?

Theo Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 2020 là 97,3 triệu người, và dự kiến sẽ đạt mốc 100 triệu người vào trung tuần tháng Tư năm 2023.

Dân số Việt Nam 2023 đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Với gần 100 triệu người, Việt Nam có dân số thuộc top đầu Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới.

Việt Nam đạt 100 triệu dân khi nào?

Sau 78 năm kiến thiết và xây dựng đất nước kể từ khi giành độc lập, năm 2023, dân số Việt Nam đạt mốc 100 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Dân số Việt Nam bao giờ giảm?

Với mức sinh như hiện nay, dân số Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên đỉnh điểm 107 triệu vào năm 2044, sau đó giảm dần và hạ xuống 72 triệu vào năm 2100.