Dân số Việt Nam xếp thứ bao nhiêu trên thế giới?

Ngày 20/3/2023, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì họp tổ công tác gồm đại diện Lãnh đạo một số Bộ, ngành chuẩn bị cho sự kiện quy mô dân số Việt Nam đạt 100 triệu người vào trung tuần tháng Tư năm 2023.

Chủ trì buổi họp có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. Tham gia họp gồm thành viên Tổ công tác: Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương; Phó Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Trung Tiến; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và KHHGĐ Phạm Vũ Hoàng; Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng… cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp.

Dự báo đến trung tuần tháng Tư năm 2023, quy mô dân số Việt Nam sẽ chạm mốc 100 triệu dân. Đây là con số hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Quy mô dân số Việt Nam phát triển bền vững trong 20 năm gần đây. Năm 2020, quy mô dân số nước ta đạt 77,6 triệu người, tăng lên đạt mốc 100 triệu người năm 2023 (trung bình dân số Việt Nam tăng khoảng 1 triệu/năm). Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia, Philippin) và đứng thứ 15 trên thế giới. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số Việt Nam trong trong thời kỳ dân số vàng khi có 67,4% dân số trong độ tuổi lao động. Đây được xem là cơ hội thuận lợi, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Để đánh dấu sự kiện quy mô dân số Việt Nam chạm mốc 100 triệu dân năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan tổ chức chuỗi hoạt động liên quan đến sự kiện này. Theo đó, sẽ diễn ra một số hoạt động chính: Lễ Mít tinh đón chào quy mô dân số Việt Nam đạt 100 triệu dân do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; Lễ thăm và tặng quà trẻ sơ sinh là công dân thứ 100 triệu tại bệnh viện do Bộ Y tế chủ trì; Lễ cổ động, diễu hành “100 triệu dấu chân con cháu Lạc Hồng” do Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội chủ trì. Bên cạnh những hoạt động chính đó còn có một số hoạt động khác như: Cuộc thi Khoảnh khắc cuộc sống (Khoảnh khắc cuộc sống của người dân Việt Nam qua ảnh/clip) do Bộ Y tế chủ trì, các hoạt động tuyên truyền sự kiện trên các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra trước, trong và sau sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.

Mọi khâu công tác để chuỗi hoạt động đón chào sự kiện quy mô dân số cả nước đạt 100 triệu dân vào tháng Tư năm 2023 đang được các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan tích cực thực hiện.

Các đơn vị chủ trì và phối hợp đang thực hiện rà soát, hoàn thiện các phương án, kịch bản chuỗi hoạt động từ công tác tổ chức, chuẩn bị tài liệu hậu cần cho đến công tác an ninh an toàn, truyền thông cho sự kiện…

Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng gay gắt, nhiều quốc gia phải đối mặt với thách thức già hóa dân số thì việc Việt Nam đạt quy mô dân số 100 triệu người – một trong 15 nước trên thế giới có quy mô dân số 100 triệu người trở lên – với dân số đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu biết tận dụng quy mô cùng cơ cấu dân số vàng mang lại, hy vọng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng trong tương lai không xa.

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số 1,413 tỷ người, theo ước tính của chính phủ nước này. Con số đó chỉ bao gồm Trung Quốc đại lục, không bao gồm Hong Kong và Macau.

Nước này từng thực hiện những biện pháp để chống lại tình trạng quá tải dân số, bao gồm chính sách một con, được áp dụng vào năm 1979. Chính sách này dần được nới lỏng từ năm 2015 thành giới hạn 2 con, rồi 3 con và loại bỏ hoàn toàn vào năm 2021.

Kể từ cuối những năm 1980, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của Trung Quốc đã giảm đáng kể. Tỷ lệ tăng là 1,94% vào năm 1988, sau đó giảm xuống còn 0,03% vào năm 2021. Dân số nước này nhiều khả năng sẽ bắt đầu thu hẹp trong những năm tới.

  • Ấn Độ

Ấn Độ có dân số 1,374 tỷ người, đứng thứ 2 thế giới, theo ước tính của chính phủ. Nước này cùng với Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 dân số toàn cầu. Theo Liên Hợp Quốc, Ấn Độ được dự báo vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2023, khi tốc độ tăng trưởng dân số của nước này vẫn đạt gần 1%.

Từ những năm 1980, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của Ấn Độ giảm, từ 2,35% năm 1982 xuống còn 0,97% trong năm 2021. Theo những ước tính gần đây, dân số Ấn Độ có thể đạt đỉnh vào đầu những năm 2060. Không giống như Trung Quốc, Ấn Độ không thực hiện những biện pháp để hạn chế tỷ lệ sinh. Thay vào đó, mức sống cao hơn, giáo dục tốt hơn và kế hoạch hóa gia đình được cho là những lý do làm giảm sự gia tăng dân số của đất nước.

  • Mỹ

Mỹ có tổng dân số gần 333 triệu người, theo ước tính của Cục điều tra dân số nước này (không bao gồm các vùng lãnh thổ chưa hợp nhất). Đây là quốc gia có nhiều dân nhất ngoài châu Á. Từ những năm 1970 đến 2008, tốc độ tăng trưởng dân số ở Mỹ dao động quanh mức 1%/năm. Từ năm 2009, tốc độ này giảm dần và rơi xuống chỉ còn 0,13% vào năm 2021 – mức thấp nhất trong lịch sử đất nước. Tỷ lệ sinh của Mỹ chỉ đạt 1,664 trẻ/phụ nữ, thấp hơn nhiều mức 2,1 được cho là cần thiết để duy trì dân số tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số do nhập cư của Mỹ khá cao.

II. Dân số Việt Nam

Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).

Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.

Phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể, vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người, chiếm 21,0%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

Việt Nam có dân số đứng thứ 15 trên thế giới, hơn 96 triệu người. Theo kết quả điều tra dân số thì vào 0h ngày 01/4/2019 Việt Nam chúng ta có 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%)

III. Bảng xếp hạng dân số thế giới

Dưới đây là bảng xếp hạng dân số thế giới 2022 mới nhất, ACC mời bạn thân thương, quý đọc giả yêu quý tham khảo nha!

Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới về dân số?

Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứu 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philipines). Trong tổng số hơn 96,2 triệu dân, có 47,88 triệu người (chiếm 49,8%) là nam giới và 48,32 triệu người (chiếm 50,2%) là nữ giới.

Dân số thế giới ải nhiều nhất?

“Soán ngôi” đông dân nhất thế giới Theo MarketWatch, công ty con của Dow Jones & Company (Mỹ), số liệu của LHQ tính đến ngày 14/4/2023 cho thấy, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, với dân số 1.425.782.975 người, trong khi quy mô dân số của Trung Quốc là 1.425.748.032 người.

Tổng số người trên thế giới là bao nhiêu?

Dân số Dân số thế giới (năm 2020 và lịch sử).

Mật độ dân số trung bình trên thế giới là bao nhiêu?

Ví dụ, dân số thế giới có 7.9 tỷ người và diện tích Trái Đất là 510 triệu km² (200 triệu dặm vuông). Vì thế mật độ dân số trên toàn thế giới bằng 7900 triệu / 510 triệu = 15 trên km² (40 trên mi²), hay 4 nếu coi như con người sống trên lục địa, với diện tích 150 triệu km² trên Trái Đất.