Đánh giá chương trình học quản trị kinh doanh

Với triết lý giáo dục khai phóng, toàn diện và đa văn hóa, gắn với các xu thế đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu, Học viện Phụ nữ Việt Nam cam kết là nơi ươm mầm các thế hệ sinh viên tài năng, sáng tạo, góp phần cung cấp và bổ sung nguồn nhân sự quản lý cao cấp và điều hành hiệu quả mọi hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa, đa quốc gia với nhóm ngành quản trị kinh doanh đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ.

Đánh giá chương trình học quản trị kinh doanh

Chương trình Quản trị kinh doanh chất lượng cao của Học viện có những thay đổi từ nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo đến cách thức quản trị đại học. Chương trình giáo dục chất lượng cao được xây dựng sát với nhu cầu thực tế của xã hội, được giảng dạy bằng tiếng Anh với chuẩn đầu ra phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo cơ hội cho sinh viên được rèn luyện các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sau khi ra trường. Chương trình chất lượng cao được coi như bệ phóng đưa người học vào môi trường làm việc toàn cầu trong tâm thế tự tin khám phá, chinh phục.

Đánh giá chương trình học quản trị kinh doanh

Đội ngũ giảng viên, nhà khoa học giảng dạy chương trình Quản trị kinh doanh chất lượng cao tận tâm truyền thụ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, dẫn dắt, định hướng và truyền cảm hứng tích cực đến sinh viên VWA. Sinh viên được tham gia vào các đề tài/dự án với sự đồng hành của các nhà khoa học, giảng viên có kinh nghiệm là các GS, PGS, TS trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị... Các ý tưởng độc đáo, sáng tạo, có tính ứng dụng cao đã và sẽ được hỗ trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tiễn nếu thành công.

Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ, phục vụ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu xã hội, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã ký kết hợp tác trên 50 biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sinh viên của chương trình chất lượng cao được học các học phần do doanh nhân đề xuất và trực tiếp giảng dạy, gắn với thực tiễn với xu hướng kinh doanh mới, hiện đại liên tục được cập nhật thông qua những bài học thực tế.

Với mục tiêu giáo dục toàn diện, chất lượng, bình đẳng, Học viện Phụ nữ Việt Nam không ngừng vận động nhằm thay đổi phương pháp dạy học hướng đến việc đào tạo sinh viên đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu xã hội. Ngoài ra, mục tiêu thương mại hóa, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học ra phạm vi bên ngoài Học viện cũng là một điểm nhấn trong mô hình kết nối trường đại học và doanh nghiệp của chương trình chất lượng cao. Đặc biệt, trong mối quan hệ hai chiều, dựa trên nền tảng nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, sinh viên Quản trị kinh doanh chất lượng cao Học viện Phụ nữ Việt Nam được đồng hành cùng chuyên gia, doanh nhân tham gia tư vấn quản lý, xây dựng chính sách,… để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và nền kinh tế.

Đánh giá chương trình học quản trị kinh doanh

Mô hình lớp học dành cho sinh viên ngành QTKD hệ Chất lượng cao

Cùng với đó, Học viện cam kết sẽ tư vấn, giới thiệu và hỗ trợ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chương trình Quản trị kinh doanh chất lượng cao của Học viện tại các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng. Tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp, tác phong, hệ thống kỹ năng làm việc, tuyển dụng và việc làm trong môi trường quốc tế cho sinh viên.

Đánh giá chương trình học quản trị kinh doanh

Năm 2022, Học viện Phụ nữ Việt Nam xét tuyển 30 chỉ tiêu ngành Quản trị kinh doanh hệ chất lượng cao.

Ngay bây giờ các thí sinh có thể trải nghiệm phương thức xét tuyển thẳng, xét học bạ hoặc xét điểm thi tốt nghiệp THPT để trở thành tân sinh viên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH HỆ CHẤT LƯỢNG CAO VWA!

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE

Khối xét tuyển: A00, A01, C00, D01

Mã ngành QTKD: 7310101CLC

Đ/c khoa: Khoa QTKD, phòng 408, tầng 4, nhà A2, Học viện Phụ nữ Việt Nam, 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, HN

ĐT: 0243.7755631

1.1. Kiến thức 

Kiến thức chung gồm:

(1) Hiểu và vận dụng được kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ vào học tập, nghiên cứu và thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

(2) Hiểu và vận dụng được kiến thức đại cương về khoa học xã hội và khoa học nhân văn vào học tập, nghiên cứu và thực hiện hoạt động nghề nghiệp; 

(3) Phân tích và đánh giá được các kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý phù hợp với ngành vào thực tiễn (nguyên tắc cơ bản của kinh tế vi mô và vĩ mô, nguyên lý vận động của thị trường, ứng dụng phương pháp định lượng vào hỗ trợ ra quyết định quản trị kinh doanh…);

(4) Phân tích và đánh giá được các kiến thức thuộc lĩnh vực nhóm ngành quản trị kinh doanh để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn (vận dụng các kiến thức quản trị căn bản để đề xuất các quyết định vận hành doanh nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực của doanh nghiệp ổn định và phát triển theo nhu cầu, triển khai các hoạt động marketing phù hợp với thị trường, phân tích tình hình tài chính và các nguồn huy động vốn, thực hiện các hoạt động quản trị tài chính căn bản trong doanh nghiệp, tổng hợp các yếu tố thuộc môi trường để xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp);

(5) Phân tích và đánh giá được cơ chế vận hành của một doanh nghiệp trong thực tế (sơ đồ hóa mô hình tổ chức và các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá các thành tố của mô hình kinh doanh, xây dựng và triển khai các dự án/kế hoạch kinh doanh). 

Kiến thức theo chuyên ngành gồm:

(6.a) Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

(6.a.1) Phân tích và đánh giá được quy trình, phương pháp chung vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

(6.a.2) Hiểu và vận dụng được những kiến thức về đổi mới sáng tạo, phân tích được cơ chế tạo ra hoặc ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp;

(6.a.3) Hiểu và vận dụng được các nội dung về hoạch định, tổ chức và kiểm soát hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổng hợp và đánh giá được các quyết định phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường và sử dụng các công cụ marketing nhằm tác động vào thị trường; 

(6.a.4) Sáng tạo được kế hoạch khởi sự kinh doanh, kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp;  

(6.a.5) Hiểu và vận dụng được hoạt động kinh doanh quốc tế.

(6.b) Chuyên ngành Thương mại điện tử (TMĐT)

(6.b.1) Phân tích và đánh giá được quy trình và phương pháp chung vận hành hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp;

(6.b.2) Hiểu và vận dụng được những khía cạnh pháp luật về TMĐT và An toàn thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

(6.b.3) Phân tích và đánh giá được hệ thống TMĐT, sáng tạo được phương án phát triển hệ thống TMĐT của doanh nghiệp; 

(6.b.4) Phân tích và đánh giá được hoạt động bán lẻ trực tuyến thông qua website của doanh nghiệp, qua các sàn TMĐT hoặc qua các nền tảng mạng xã hội khác nhau;

(6.b.5) Phân tích và đánh giá được hệ thống giao dịch và thanh toán điện tử với khách hàng và các nhà cung cấp; 

(6.b.6) Hiểu và vận dụng được mạng máy tính, các phần mềm phổ biến về quản trị doanh nghiệp và các phần mềm tác nghiệp TMĐT thông dụng;

(6.c) Chuyên ngành Logistics 

(6.c.1) Phân tích và đánh giá được quy trình, phương pháp chung vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

(6.c.2)  Hiểu rõ các lý thuyết về logistics và quản trị chuỗi cung ứng; nắm bắt được xu hướng phát triển logistics, Phân tích được các nhân tố tác động đến các quyết định liên quan đến tổ chức, triển khai các quyết định quản trị logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở các tổ chức / doanh nghiệp;

(6.c.3) Hiểu và vận dụng được các kiến thức về giao nhận, vận chuyển hàng hóa, các trung tâm phân phối và vận tải đa phương thức và thanh toán quốc tế;

(6.c.4) Hiểu và vận dụng các kiến thức để xây dựng kế hoạch, xác định và quản lý dự trữ sản xuất và dự trữ bán hàng của doanh nghiệp;

(6.c.5)  Hiểu và vận dụng các kiến thức về hoạt động mua hàng, quản lý khách hàng quản lý nguồn cung ứng hàng ở các doanh nghiệp/tổ chức;

(6.c.6) Hiểu và vận dụng các kiến thức để phát triển hệ thống logistics và chuỗi cung ứng trong các loại hình doanh nghiệp.

(6.d) Chuyên ngành Quản trị Marketing

(6.d.1) Hiểu và vận dụng được các kiến thức để hoạch định, tổ chức và kiểm soát các hoạt động marketing như phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường và triển khai các công cụ marketing nhằm tác động vào thị trường; 

(6.d.2) Hiểu và vận dụng được các hoạt động marketing trong thị trường công nghiệp/thị trường tổ chức (B2B marketing);

(6.d.3) Hiểu và vận dụng được chương trình nghiên cứu marketing nhằm mục đích hiểu về nhu cầu khách hàng, thị trường hoặc đo lường phản ứng thị trường trước các tác lực marketing của doanh nghiệp;

(6.d.4) Hiểu và vận dụng được các hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp; 

(6.d.5) Hiểu và vận dụng được các công cụ marketing điện tử, sáng tạo được kế hoạch marketing điện tử cho một sản phẩm và thị trường cụ thể.

1.2. Kỹ năng 

Các kỹ năng chuyên môn ngành Quản trị kinh doanh bao gồm:

(7) Có kỹ năng nhận thức và giải quyết vấn đề chuyên môn tổng hợp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh (tư duy hệ thống, giải quyết vấn đề, xác lập mục tiêu khả thi và ra quyết định trong quản trị kinh doanh);

(8) Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh (Thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát hoạt động kinh doanh; Xử lý những tình huống phát sinh ở cấp độ quản trị viên cấp cơ sở; Thu thập, phân tích, xử lý thông tin một cách chính xác theo các phương pháp định tính, định lượng).

Kỹ năng chuyên sâu theo chuyên ngành bao gồm:

(9.a) Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp: Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, cụ thể như: vận hành hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, đề xuất cơ chế cho hoạt động đổi mới sáng tạo; lập kế hoạch marketing, triển khai một phần các hoạt động marketing tại doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch khởi sự kinh doanh và kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp;

(9.b) Chuyên ngành Thương mại điện tử: Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực TMĐT, cụ thể như: vận hành hệ thống kinh doanh điện tử; vận dụng pháp luật về TMĐT và an toàn thông tin trong kinh doanh; lập bản yêu cầu hệ thống TMĐT, lập kế hoạch phát triển hệ thống TMĐT; quản lý dự án ứng dụng TMĐT; vận hành hệ thống bán lẻ trực tuyến trên website của doanh nghiệp, trên sàn TMĐT và trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến; xây dựng hệ thống giao dịch và thanh toán điện tử; sử dụng mạng máy tính, sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp và phần mềm tác nghiệp TMĐT thông dụng;

(9.c) Chuyên ngành Quản trị Logistics: Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực logistics như: phân tích và đánh các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; vận hành đại lý giao nhận và khai báo thủ tục hải quan; thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế; quản trị chuỗi cung ứng; vận tải đa phương thức; quản trị kho hàng và tồn kho; quản trị hệ thống thông tin logistics; khởi nghiệp và thiết kế mô hình logistics, chuỗi cung ứng; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; điều hành và quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực quản trị logistics và chuỗi cung ứng.

(9.d) Chuyên ngành Quản trị Marketing: Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực marketing, cụ thể như: nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược và chương trình marketing, triển khai các quyết định về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.

1.3. Kỹ năng mềm

(10) Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt thể hiện qua việc trình bày rõ ràng, tự tin và thuyết phục các vấn đề liên quan đến chuyên môn và các vấn đề kinh tế xã hội;

(11) Có kỹ năng làm việc nhóm, biết thành lập và tổ chức tốt công việc theo nhóm; 

(12) Có các kỹ năng cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp trong việc giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch và tổ chức công việc;

(13) Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế. 

1.4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

(14) Có ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc;

(15) Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 

(16) Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ, chuyên môn; 

(17) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.

1.5. Hành vi đạo đức 

(18) Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn;

(19) Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kinh tế - kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước;

(20) Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

1.6. Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

(21) Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương; 

(22) Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hoà nhập nhanh với khu vực và quốc tế sau khi ra trường;

(23) Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

1.7. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực để có thể đảm nhận các vị trí công việc sau: 

  • Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa; Giám đốc chức năng trong các doanh nghiệp (giám đốc Nhân sự, giám đốc Marketing, giám đốc Kinh doanh Thương mại / Thương mại điện tử, giám đốc Vận hành... tương ứng với chuyên ngành được đào tạo);
  • Nhân viên hoặc quản trị cấp trung, quản trị cấp cơ sở trong các phòng / ban Nhân sự, Marketing, Kinh doanh Thương mại / Thương mại điện tử, Sản xuất;
  • Công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước; 
  • Nhà sáng lập doanh nghiệp;

Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ sau đại học ngành Kinh doanh và quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước và nước ngoài.