Đánh giá một kế hoạch chiến lược

2017-04-25T22:43:27-04:00 2017-04-25T22:43:27-04:00 https://gdnn.edu.vn/index.php/kinh-nghiem-quan-ly/cac-buoc-lap-ke-hoach-chien-luoc-169.html https://gdnn.edu.vn/uploads/news/2017_03/mo_hin10.png

Bước 1: Phân tích những đe dọa và cơ hội, những điểm mạnh và điểm yếu (Phân tích SWOT).

Chúng ta phải phân tích được các yếu tố của môi trường xung quanh (Ví dụ: Chính sách thuận lợi của Nhà nước, có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình,...), đánh giá các cơ hội và đe dọa có thể có trong tương lai. Nhờ xem xét một cách toàn diện rõ ràng, chúng ta có thể biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu gì, hiểu rõ tại sao chúng ta phải quyết những điều không chắc chắn, và biết được chúng ta hi vọng thu được những gì. Những phân tích này phải được đánh giá khách quan và đúng thực trạng. Không được đánh giá trên cơ sở nhận định của cá nhân, đánh giá không có căn cứ, không có mình chứng rõ ràng.

Bước 2: Định hướng chiến lược (Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của tổ chức - hay hình ảnh tương lai của tổ chức)

Sứ mệnh, tầm nình và các giá trị cốt lõi của tổ chức được xác định thông qua việc trả lời câu hỏi "chúng ta là ai?", "Chúng ta đang ở đâu?", "Vấn đề nào cần thay đổi?","Nếu không thay đổi thì như thế nào?", "Chúng ta sẽ trở thành như thế nào trong tương lai?", Những mục tiêu chung này tạo ra những phương hướng rộng lớn cho ra quyết định và nó không thay đổi trong nhiều năm. Yêu cầu diễn đạt: - Đối với sứ mệnh: Phải thu hút được sự chú ý của mọi người, có tính thuyết phục cao và được họ ủng hộ (Chú ý đến nhóm đối tượng cần thuyết phục). - Đối với tầm nhìn: Phải thể hiện rõ đối tượng và môi trường xung quanh sẽ như thế nào khi chiến lược thành công. - Đối với giá trịcốt lõi: Thể hiện rõ thái độ củ tổ chức, cá nhân và các giá trị mang lại.

Bước 3: Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu chung nhất cần đạt đến, trên cơ sở mục tiêu chung đó, đưa ra các mục tiêu cụ thể

Bước 4: Xây dựng các phương án chiến lược.

Sau khi phân tích, đánh giá tổ chức một cách toàn diện, những người tham gia hoạch định cần vạch ra các chiến lược dự thảo để lựa chọn một chiến lược thích hợp nhất đối với tổ chức. Muốn vậy ta cần xây dựng nhiều phương án, trên cơ sở đó lựa chọn phương án phù hợp và khả thi nhất.

Có thể có các dạng chiến lược sản xuất - kinh doanh sau:

- Chiến lược thâm nhập thị trường: Tìm kiếm cơ hội phát triển trong các thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động với những hàng hóa hoặc dịch vụ hiện có. Một doanh nghiệp có thể gia tăng thị phần bằng các biện pháp Marketing như giảm giá, quảng cáo bán hàng có thưởng, có quà tặng... Từ đó doanh nghiệp có thể biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại của mình.

- Chiến lược mở rộng thị trường: Tìm kiếm những thị trường mới cho sản phẩm hiện có.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: Phát triển những sản phẩm mới, cải tiến những sản phẩm hiện có về tính năng, tác dụng, cải tiến bao bì, cải tiến nhãn hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm...

- Chiến lược đa dạng hóa trong kinh doanh: Doanh nghiệp có thể mở ra các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh mới, vừa sản xuất ra sản phẩm, vừa mở ra nhiều dịch vụ mới để hấp dẫn khách hàng, bỏ vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

- Chiến lược tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ: Chiến lược tạo ra sự khác biệt về sản phẩm hoặc dịch vụ là một chiến lược có sức cạnh tranh rất lớn.Các doanh nghiệp cần tạo ra những hàng hóa - dịch vụ mà các đối thủ không có. Ví dụ các hiệu ăn có các món ăn đặc biệt, có cách phục vụ đặc biệt, sản phẩm có chất lượng đặc biệt, kiểu dán đặc biệt có màu sắc riêng mà không đối thủ nào có.

- Chiến lược dẫn đầu về giá thấp: Muốn có hàng hóa - dịch vụ giá thấp, các doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất với số lượng lớn, áp dụng công nghệ có năng suất cao, sử dụng nhân công có giá thấp, đưa vào áp dụng các loại vật liệu mới rẻ tiền, tăng cường quản lý để hạ thấp chi phí trong sản xuất - kinh doanh.

Đánh giá một kế hoạch chiến lược

Bước 5: Đánh giá các phương án.

Sau khi xây dựng các phương án, tiến hành đánh giá tính khả thi của các phương án.

Bước 6: Chọn phương án tối ưu

Phương án nào cho chúng ta cơ hội tốt nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra với chi phí thấp nhất hoặc lợi nhuận cao nhất là phương án sẽ được chọn.

Bước 7: Xây dựng các kế hoạch phụ trợ để thực hiện kế hoạch chính.

Một kế hoạch chính cần phải có các kế hoạch phụ trợ. Ví dụ, bên cạnh kế hoạch sản xuất chính của công ty đã đề ra là sản xuất sản phẩm A, cần có rất nhiều các kế hoạch phụ trợ như kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lượng, kế hoạch sửa chữa thiết bị, kế hoạch cung cấp năng lượng, kế hoạch quảng cáo và khuyến mãi...

Bước 8: Lượng hóa các kế hoạch bằng việc lập kế hoạch ngân quỹ, các đề xuất (nếu có).

Sau khi quyết định đã được công bố, kế hoạch đã được xây dựng xong, bước cuối cùng làm cho các kế hoạch có ý nghĩa đó là lượng hóa chúng bằng cách chuyến chúng sang dạng các chỉ tiêu về tài chính (các khoản thu, chi, lợi nhuận...) và nguồn vốn để thực hiện kế hoạch đã đề ra.