Đánh giá tấm thu sạc không dây

Sạc không dây mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Chỉ cần đặt điện thoại xuống là bạn có thể nạp đầy năng lượng cho lần sử dụng tiếp theo.

Sạc không dây cho smartphone đã xuất hiện từ năm 2015 trên một điện thoại Blackberry. Năm ngoái, Apple cũng đã đưa tính năng này lên iPhone X và iPhone 8, và dường như sẽ khiến tính năng này trở thành yếu tố phải có trên các dòng điện thoại cao cấp sau này.

Để tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của công nghệ sạc không dây, bạn đọc nên tham khảo bài viết chi tiết sau:

Sử dụng thiết bị sạc không dây chẳng hề khó khăn nhưng lựa chọn đúng sản phẩm mới thật sự làm bạn đau đầu. Các tùy chọn về thiết kế, hình dáng, và mức độ năng lượng sẽ tạo ra hiệu năng khác nhau. Dưới đây là một vài lưu ý khi bạn có ý định mua một thiết bị sạc không dây.

Watt

Khả năng tương thích năng lượng của loại smartphone bạn đang sử dụng với các thiết bị sạc không dây là yếu tố tạo nên khác biệt về thời gian sạc.

Công nghệ sạc không dây Qi hiện tại hỗ trợ truyền tải công suất 15 watt. Và những chiếc điện thoại có thời gian sạc không dây nhanh nhất chỉ có thể tương thích với công suất 10 watt. Tùy vào loại điện thoại, thời gian sạc đầy sẽ rơi vào khoảng 3 giờ đồng hồ đổ lại.

Đánh giá tấm thu sạc không dây

Rất nhiều sản phẩm đế sạc không dây đang có mặt trên thị trường. Ảnh: Wirecutter

Tóm lại, 10 watt là tất cả những gì bạn cần để đạt thời lượng sạc đầy nhanh nhất có thể. Các smartphone hỗ trợ công suốt 10 watt bao gồm Google Pixel 3, các máy Samsung Galaxy, và LG G7 ThinQ. Ngược lại, những mẫu điện thoại iPhone kể trên chỉ hỗ trợ công suất sạc không dây ở mức 7.5 watt.

Dẫu vậy, mua đế sạc không dây công suất watt cao sẽ là một khoản đầu tư không tồi cho tương lai.

Khi bạn chưa chắc chắn về chỉ số watt trên đế sạc và của smartphone thì cũng đừng nên lo lắng quá. Nếu điện thoại hỗ trợ công suất sạc thấp hơn trên đế sạc, sự chênh lệch sẽ không làm hại thiết bị. Miễn là bạn mua sản phẩm từ thương hiệu uy tín. Dẫu vậy, công suất từ đế sạc thấp hơn sẽ khiến thời gian sạc lâu hơn.

Thiết kế

Có hai kiểu thiết kế đế sạc cơ bản tính đến thời điểm này.

Đầu tiên là loại tấm đệm nằm phẳng ngang trên. Kiểu dáng này phù hợp với người dùng không động vào điện thoại thường xuyên, ít nhìn vào màn hình.

Đánh giá tấm thu sạc không dây

Loại đế sạc nằm ngang. Ảnh: Gadget Flow

Loại thứ hai cung cấp chân đế giúp giữ điện thoại ở góc bán thẳng đứng để bạn dễ nhìn màn hình, dễ tương tác hơn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn dễ quơ trúng điện thoại nếu đặt ở vị trí như đầu giường, cạnh bàn. Một số công ty như Belkin thậm chí còn bán những đế sạc có thể lắp đặt cố định vào một vị trí.

Đánh giá tấm thu sạc không dây

Đế sạc không dây bán thẳng đứng. Ảnh: eBay

Thương hiệu

Mỗi nhà sản xuất tạo ra sản phẩm riêng biệt. Google giới thiệu bộ sạc tên Pixel Stand, trong khi đó Samsung mang đến cho người dùng các miếng đệm sạc không dây. Apple từng hứa hẹn tạo ra trạm sạc không dây sử dụng công nghệ tên AirPower nhưng đã một năm trôi qua mà chưa thấy "tăm hơi".

Đánh giá tấm thu sạc không dây

Đế sạc Pixel Stand của Google. Ảnh: MobileSyrup

Nói ngắn gọn, hãy chọn sản phẩm từ các doanh nghiệp uy tín như Samsung, Belkin, Anker, IKEA...

Thỉnh thoảng, khi mua đế sạc cùng hãng với điện thoại sẽ mang đến vài lợi ích bổ sung. Ví dụ như đế sạc Pixel Stand sẽ biến điện thoại Pixel thành đồng hồ báo thức hoặc khung tranh kỹ thuật số.

Bộ sạc đôi của Samsung thì có khả năng sạc một lúc cả hai điện thoại hoặc một điện thoại và một smartwatch của Samsung (Gear S3, Gear Sport, Galaxy Watch).

Vấn đề về ốp lưng

Apple và các hãng sản xuất khác cũng tạo ra ốp lưng riêng để hỗ trợ đế sạc không dây. Belkin thì đưa ra hướng dẫn cho các sản phẩm đế sạc, chỉ rõ những loại chất liệu nào dễ gây ảnh hưởng đến khả năng truyền tải năng lượng.

Nói chung, độ dày ốp lưng mỏng được khuyến khích khi sử dụng với sạc không dây.

Pin di động hỗ trợ sạc không dây

Loại sản phẩm này phù hợp cho những ai thường xuyên di chuyển hoặc không tìm thấy ổ điện khả dụng, hoặc quên dây sạc.

Nếu bạn đã đầu tư vào một chiếc smartphone, hẳn là bạn cũng đã nghĩ đến việc tậu cho mình một bộ sạc không dây, loại sạc này đang trở nên phổ biến vì tính tiện lợi. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người vẫn e ngại sử dụng nó bởi lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến điện thoại. Vậy sự thật sạc không dây liệu có an toàn cho điện thoại của bạn không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sạc không dây hoạt động như thế nào?

Đánh giá tấm thu sạc không dây

Sạc không dây cho smartphone ngày nay sử dụng cảm ứng điện từ để truyền năng lượng từ bộ sạc đến điện thoại. Cảm ứng điện từ là hiện tượng từ trường biến thiên nhanh chóng sinh ra năng lượng điện trong một vòng kín tương tác với từ trường đó.

Để sạc không dây có thể hoạt động, bạn cần điện thoại hỗ trợ sạc không dây và bộ sạc không dây tương thích. Trong trường hợp này, cả bộ sạc và điện thoại sẽ cùng chứa một cuộn cảm. Khi đặt điện thoại tương thích lên bộ sạc không dây, một từ trường biến thiên nhanh chóng sẽ tương tác với cuộn dây đồng bên trong điện thoại thông minh, tạo ra dòng điện.

Hình thức sạc không dây trong đó hai cuộn dây đồng được đặt gần nhau được gọi là sạc cảm ứng điện từ kết hợp chặt chẽ. Tuy nhiên, để loại sạc không dây này hoạt động, các cuộn dây đồng phải thẳng hàng. Có nghĩa nếu bạn không đặt điện thoại của mình lên đúng vị trí của đệm sạc, nó không sạc được.

Sạc không dây có hại cho điện thoại thông minh của bạn không?

Ngoài ra, tính năng tính năng sạc cộng hưởng kết hợp lỏng lẻo có thể cung cấp mức sạc cách xa vài cm, trong khi sạc dựa trên tần số vô tuyến có thể sạc không dây các thiết bị ở khoảng cách xa hơn vài feet (gần 70 cm). Với tính năng sạc RF trong tương lai, bạn có thể sạc điện thoại của mình mà không cần di chuyển đến gần bộ sạc.

Đánh giá tấm thu sạc không dây

Sạc không dây không phải là ý tưởng tồi cho việc sạc pin smartphone của bạn. Những người tin rằng sạc không dây làm hỏng pin điện thoại chỉ ra rằng, sạc không dây tạo ra nhiều nhiệt hơn so với sạc có dây. Điều này chỉ đúng ở mức độ nào đấy, bởi điện thoại của bạn hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nhiệt tạo ra.

Sản lượng nhiệt từ sạc không dây có lớn không?

Do cách thức hoạt động đặc trưng nên sạc không dây thường tạo ra nhiều nhiệt hơn so với sạc có dây thông thường. Đó là một tác dụng phụ của hiện tượng cảm ứng điện từ là sinh nhiệt quá mức, tương tự như cách bếp từ sử dụng nhiệt tạo ra bởi cảm ứng điện từ để làm nóng xoong nồi.

Nếu không được kiểm soát đúng cách, nhiệt sinh ra từ sạc không dây có thể làm hỏng điện thoại thông minh của bạn, may mắn là những tiêu chuẩn sạc không dây như Qi có các hướng dẫn nghiêm ngặt để giải quyết vấn đề này, mang đến cho người dùng sự yên tâm hơn.

Đánh giá tấm thu sạc không dây

Thứ nhất, bất kỳ bộ sạc không dây nào đủ điều kiện được chứng nhận Qi đều phải điều chỉnh tốc độ sạc để quản lý nhiệt, trường hợp chuẩn sạc không dây Qi phát hiện đang có nhiệt lượng tạo ra quá nhiều, nó sẽ làm giảm tốc độ sạc lại. Khi năng lượng đầu ra thấp hơn, nghĩa là nhiệt sinh ra thấp hơn, điện thoại của bạn vẫn được an toàn.

Thứ hai, trong quá trình sạc, dù không dây hay có dây thì bản thân pin không bị nóng lên. Đối với sạc không dây chỉ có cuộn dây đồng bên trong điện thoại nóng lên. Vì thế nhiệt không vượt quá giới hạn an toàn, nó sẽ không ảnh hưởng đến điện thoại của bạn, có nghĩa là kể cả sạc không dây tạo ra nhiều nhiệt hơn, nó vẫn không gây nguy hiểm cho điện thoại của bạn.

Sạc không dây có làm giảm chu kỳ sạc pin điện thoại của bạn không?

Sạc không dây không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chu kỳ sạc pin so với sạc có dây thông thường, vì thực chất chu kỳ sạc không liên quan đến hình thức sạc mà chỉ liên quan đến tần suất sạc. Nếu bạn có thói quen sạc pin nhiều lần trong 1 ngày, bạn sẽ nhận về hậu quả là chu kỳ sạc pin còn lại bị giảm đáng kể, bất kể bạn sử dụng công nghệ sạc nào.

Nói tóm lại, sạc không dây không hề gây hại cho pin hay điện thoại, chỉ cần bạn lưu ý đừng quá bận tâm đến việc sạc khi pin có thể giảm số % nào đó.

Sạc không dây có kém hiệu quả hơn có dây không?

Đánh giá tấm thu sạc không dây

Về hiệu quả, sạc không dây hoạt động kém hơn sạc có dây. Một thử nghiệm được thực hiện bởi Eric Ravenscraft của OneZero cho thấy sạc không dây sử dụng năng lượng trung bình nhiều hơn 47% so với sạc có dây. Mức tiêu thụ điện năng tăng thêm sẽ không làm tăng tiền hóa đơn điện của bạn mỗi tháng. Tuy nhiên, theo ước tính, nếu tất cả những người dùng Smartphone trên thế giới chuyển sang sạc không dây, sẽ cần có thêm gần 73 nhà máy điện than quy mô nhỏ trên toàn cầu, đó là một tác động đáng kể đến môi trường.

Việc sạc đầy điện thoại thông minh có làm giảm sức khỏe của pin không?

Nếu bạn thường xuyên sạc pin điện thoại quá đầy sẽ khiến pin dễ rơi vào tình trạng quá tải, dẫn đến pin xuống cấp và giảm tuổi thọ nhanh hơn. Việc chỉ sạc một phần sẽ làm tăng tuổi thọ của pin Li-ion bên trong điện thoại thông minh. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sạc pin điện thoại từ 20% đến 80%, không nên sạc đầy hoặc xả hết pin vì đó là nguyên nhân làm pin bị tổn thương dần theo thời gian.

Chế độ sạc nhanh có làm giảm sức khỏe của pin không?

Thực tế, chế độ sạc nhanh không làm giảm sức khỏe của pin nhiều như một số người lầm tưởng, nhưng một tác động tiêu cực khác của nó là tạo ra lượng nhiệt quá lớn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Smartphone cũng đã tính đến cacs biện pháp bảo vệ đối với công nghệ sạc nhanh nhằm đảm bảo an toàn và không làm hỏng pin, một trong số đó là tốc độ sạc động.

Chẳng hạn tất cả các kỹ thuật sạc nhanh đều sử dụng tốc độ sạc cao nhất để sạc pin đến 50% trong thời gian ngắn nhất có thể, tốc độ sạc sau đó sẽ giảm dần đề làm đầy phần còn lại của pin, điều này nhằm giữ cho nhiệt độ tỏa ra quá cao không làm hỏng pin.

Đánh giá tấm thu sạc không dây

5 thói quen để duy trì sức khỏe pin điện thoại thông minh của bạn

Pin của các loại Smartphone hiện đại thường được đánh giá với mức độ khoảng 500 chu kỳ sạc. Hầu hết các trường hợp đều nên và phải thay pin sau 1 vài năm sử dụng. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện các thói quen đơn giản sau đây để cải thiện sức khỏe và làm tăng tuổi thọ cho pin