Đánh Hà Nội lần 2 thực dân Pháp có được kết quả như thế nào

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20: Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứa hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 - 1884 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20 có đáp án: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884

BÀI 20: THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884

Câu 1: Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.

B. Quân triều đình chống cự yếu ớt.

C. Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.

D. Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.

Đáp án:

Trong hai lần Pháp tiến quân ra Bắc Kì lần 1 và lần 2, triều đình Huế vẫn thực hiện chiến thuật phòng thù, dựa vào thành để đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến. Chính vì thế, quân đội triều đình nhà Nguyễn đã nhà Nguyễn đã nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đâu không phải là lý do để sau 10 năm kể từ cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất thực dân Pháp mới đánh Bắc Kì lần thứ hai?

A. Chủ nghĩa tư bản Pháp tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

B. Nước Pháp chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ nên cần bóc lột thuộc địa

C. Thực dân Pháp mới phát hiện nguồn than đá ở Bắc Kì

D. Quân Pháp bận đàn áp phong trào kháng chiến ở Trung và Nam Kì

Đáp án:

Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cùng với việc chưa khôi phục  được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ, thực dân Pháp rất cần thị trường và thuộc địa. Hơn nữa việc phát hiện nguồn tài nguyên than đá phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đã thôi thúc quân Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần 2. Còn ở Nam Kì, từ sau năm 1867, thực dân Pháp đã cơ bản bình định được vùng đất này, phong trào kháng chiến đã dần lắng xuống.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

A. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

C. Nguồn than đá dồi dào

D. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Đáp án:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì => thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đâu không phải là những cơ hội có thể phản công đánh bại thực dân Pháp mà triều đình Nguyễn đã bỏ qua trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX?

A. Mặt trận Đà Nẵng (1858)

B. Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859)

C. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)

D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883)

Đáp án:

Mặc dù so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX bất lợi cho phía Việt Nam nhưng không có nghĩa là Việt Nam không có những cơ hội để phản công, đánh bại quân  Pháp. Tiêu biểu là ở mặt trận Đà Nẵng cuối năm 1858, Gia Định năm 1860, Cầu Giấy năm 1873 và Cầu Giấy năm 1883. Tuy nhiên những cơ hội này đều đã bị triều đình Nguyễn bỏ lỡ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?

 “Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” 

A. Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai

B. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản

C. Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn

D. Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực

Đáp án:

Những câu thơ trên là khẩu hiệu đấu tranh chống thực dân Pháp với triều đình phong kiến đầu hàng trong cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai ở khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh sau hiệp ước 1874

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào?   

A. Chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự.

B. Đầu hàng, giai nộp thành.

C. Thực hiện kế sách vườn không nhà trống.

D. Rút lui ra ngoài thành để bảo toàn lực lượng.

Đáp án:

Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự nhưng vẫn không giữ được thành.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”

B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân

C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp

D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Đáp án:

Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874), ngăn trở người Pháp đi lại buôn bán trên sông Hồng, cấm đạo, giết đạo …để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

A. Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp

B. Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất

C. Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam

D. Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn

Đáp án:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?  

A. Gácniê

B. Rivie

C. Cuốcbê

D. Đuypuy

Đáp án:

Tướng Pháp chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai là Rivie.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của 

A. Trương Định và Nguyễn Trung Trực

B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc

C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực

D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc

Đáp án:

Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc

Đáp án cần chọn là: B

Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào?

Tại sao nhân dân ta hai lần giành thắng lợi lớn ở trận Cầu Giấy?

Câu 1. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?   A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kính tế Nam Bộ. B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì. C. Chuẩn bị lực lượng đánh Cam-pu-chia. D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược.  

Câu 2. Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

  A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội. C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp. D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.  

Câu 3. Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

  A. Vơ vét tiền của của nhân dân. B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng” \ C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp. D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.  

Câu 4. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

  A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh. C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.  

Câu 5. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?

  A. Sáng ngày 20-11-1873.      B. Trưa ngày 20-11-1873. C. nối ngày 20-11-1873.         D. Đêm ngày 20-11-1873.  

Câu 6 Ai là Tổng đốc thành Hà nội vào năm 1873?

  A. Hoàng Diệu.    B. Nguyễn Tri Phương, C. Tôn Thất Thuyết.      D. Phan Thanh Giản.  

Câu 7. Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội , Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?

  A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình. B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định, C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí. D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.  

Câu 8.  Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

  A. Sự bảo thủ bạc nhược của triều đình. B. Sai lầm chủ quan của Nguyễn Tri Phương, C. Thông đoàn kết, tập hợp được nhân dận. D. Cả 3 lí do trên đúng.  

Câu 9.  Trận đánh gãy được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?

  A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội. B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá. C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội). D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.  

Câu 10. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?

  A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phân khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ. C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Ki. D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.  

Câu 11. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?

  A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874. B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874. C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874. D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874.  

Câu 12. Vì sao thực dân Pháp tim cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?

  A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.  

Câu 13. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì?

  A. Làm mất chủ quyền của dân tộc ta. B. Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì. C. Làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam. D. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.  

Câu 14. “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu


Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”.  

Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?

  A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình. B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định. C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh. D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc.  

Câu 15. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

  A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp, C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.  

Câu 16. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

  A. Nguyễn Tri Phương.  B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết.      D. Phan Thanh Giản.  

Câu 17. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?

  A. Ngày 3 tháng năm 1882.    B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882. C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882. D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882.  

Câu 18 Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai?

  A. Nguyễn Tri Phương.  B. Hoàng Diệu, C. Nguyễn Lân.    D. Hoàng Kế Viên.  

Câu 19. Đánh Hà Nội lần hai của thực dân Pháp có được kết quả như thế nào?

  A. Hoàng Diệu nộp khí giới trao thành cho giặc. B. Thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tuẫn tiết, C. Quân ta chống trả quyết liệt. D. Thành Hà Nội bị bao vây.  

Câu 20. Sau thất bại trong trận cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp làm gì?

  A. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam. B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng, C. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội. D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.  

Câu 21. Trước sự thất thủ của thành Hà Nội- triều đình Huế có thái độ như thế nào?

  A. Cho quân tiếp viện. B. Cầu cứu nhà Thanh. C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp. D. Thương thuyết với Pháp.  

Câu 22. Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

  A. Sự suy yếu của triều đình Huế. B. Sau thất bại tại trận cầu Giấy lần hai, Pháp củng cố lực lượng. C. Pháp được tăng viện binh. D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.  

Câu 23. Hạm đội Pháp tấn công Thuận An ngày tháng năm nào?

  A. Ngày 18 tháng 8 năm 1883 B. Ngày 8 tháng 8 năm 1883. C. Ngày 28 tháng 8 năm 1883. D. Ngày 31 tháng 8 năm 1883.  

Câu 24. Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hắc-Măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào?

  A. Bắc Kì.   B. Trung Kì. C. Ba tỉnh Thanh-Nghệ -Tĩnh. D. Nam Kì.  

Câu 25. Qua bản Hiệp ước Hác- măng ngày 25-8-1883, triều đình Huế đã tỏ thái độ như thế nào đối với Pháp?

  A. Ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân. B. Ra lệnh cho nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp, C. Ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi kinh thành Huế. D. Tiếp tục xoa dịu tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.  

Câu 26. Phái kháng Pháp trong triều đình Huế do ai cầm đầu ?

  A. Nguyễn Thiện Thuật.          B. Tạ Hiên. C. Tôn Thất Thuyết.      D. Nguyễn Quang Bích.  

Câu 27. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

  A. Thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. B. Thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhấn dân ta. C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta. D. Thể hiện sự phôi hợp nhịp nhàng trong việc phá thế vòng vây của địch.  

Câu 28. Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?

  A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)        B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) C. Hiệp ước Hác-măng (1883) D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)  

Câu 29. Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam bằng mọi giá, sau khi được tăng viện Pháp đem quân đánh thẳng vào đâu?

  A. Cửa biển Hải Phòng. B. Thành Hà Nội. C. Cửa biển Thuận An.  D. Kinh thành Huế.  

Câu 30. Với việc kí Hiệp ước nào, triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam?

  A. Điều ước Hác-măng.  B. Điều ước năm 1874. C. Điều ước Pa-tơ-nốt.  

D. Điều ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 

Đánh Hà Nội lần 2 thực dân Pháp có được kết quả như thế nào